Hiện nay như chúng ta thấy nền kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn phát triển với nền kinh tế thị trường được hội nhập với các quốc gia trên thế giới và thu lại cho đất nước giá trị về kinh tế cao. Vậy cơ chế quản lý kinh tế là gì? Nội dung và chính sách hiện nay?
Mục lục bài viết
1. Cơ chế quản lý kinh tế là gì?
Như chúng ta thấy thời gian trong những năm gần đây, chính sách quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế đã từng bước được hoàn thiện, phù hợp với bối cảnh hội nhập. Kết quả chính là động lực kinh doanh đã được phát huy, nhiều rào cản đã được loại bỏ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ thể của nền kinh tế hoạt động trong và ngoài nước. Cùng với những tác dụng của chính sách vĩ mô, Nhà nước còn thực hiện những chương trình, dự án hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế với các mục tiêu cụ thể và đã đạt được những thành công nhất định.
Cơ chế kinh tế là sự diễn biến nội tại của hệ thống kinh tế trong quá trình phát triển, trong đó có sự tương tác giữa các bộ phận, các mặt cấu thành nền kinh tế trong quá trình vận động của mọi mặt, mõi bộ phận đó, tạo nên sự vận động của cả hệ thống kinh tế.
Cơ chế quản lý kinh tế nêu chúng ta nhìn theo nghĩa hẹp cơ chế quản lý kinh tế là sự tương tác giữa các phương thức, biện pháp quản lý kinh tế khi chúng đồng thời tác động lên đối tượng quản lý và theo nghĩa rộng thì với cơ chế quản lý kinh tế cũng có thể được hiểu dồng nghĩa với phương thức quản lý và qua đó nhà nước tác động vào nền kinh tế .
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác dộng có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua một hệ thống một hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý kinh tế lên nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tê đất nước đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước trong điều kiện mở của và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Nội dung và chính sách hiện nay:
Quản lý kinh tế của nhà nước là một dạng của quản lý xã hội của nhà nước.Nó quan trọng nhưng cũng rất phức tạp. NN quản lý toàn bộ nền KT quốc dân trên tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế, các lãnh thổ kinh tế, các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế hoạt động trong toản bộ nền kinh tế – xã hội. Quản lý trên phạm vi quốc gia và hoạt động KT đối ngoại ở nước ngoài: Dn có vốn đầu tư của VN ở nước ngoài, xuất nhập khẩu, thẩm định công nghệ thiết bị chuyển giao về VN.
Quản lý trên tầm vĩ mô, KT nhà nước đóng vai trò chủ đạo về hiệu quả, công bằng và bền vững. Nhà nước không can thiệp, không giải quyết những vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh nội bộ của các chủ thể kinh tế trong hoạt động trong nền kinh tế thị trường (cá nhân, doanh nghiệp, các tập đoàn,…) Những nội dung quản lý kinh tế chủ yếu của Nhà nước ta bao gồm:
+ Quyết định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc trước hết vào đường lối và chiến lược phát triển kinh tế. Để xây dựng chiến lược đúng, có căn cứ khoa học, cần phân tích đúng thực trạng kinh tế – xã hội, xác định rõ mục tiêu phát triển, lựa chọn phương án tối ưu. Muốn vậy, cần thực hiện dân chủ hoá, khoa học hoá, thể chế hoá quyết sách.
+ Kế hoạch. Kế hoạch nói ở đây là kế hoạch thực hiện mục tiêu của quyết định chiến lược, nó là sự triển khai và cụ thể hoá quyết định chiến lược. Kế hoạch xác định mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, nêu ra các biện pháp và phương thức thực hiện các mục tiêu đó.
+ Tổ chức. Tổ chức là một nội dung của quản lý nhằm bảo đảm thực hiện kế hoạch đã định. Nó bao gồm việc bố trí hợp lý cơ cấu, xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức và dựa vào yêu cầu cụ thể của các cơ cấu để lựa chọn và bố trí cán bộ thích hợp.
+ Chỉ huy và phối hợp. Nền kinh tế là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều chủ thể khác nhau, vì thế để cho nền kinh tế hoạt động bình thường, có hiệu quả, cần có sự chỉ huy thống nhất (điều chỉnh từ một trung tâm). Để có thể chỉ huy nền kinh tế, phải có cơ quan quản lý thống nhất, cơ quan đó có quyền lực, có đầy đủ thông tin về các mặt để điều hoà, phối hợp các mặt hoạt động của nền sản xuất xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh để bảo đảm cân bằng tổng thể của nền kinh tế.
+ Khuyến khích và trừng phạt. Bằng các đòn bảy kinh tế và động viên về tinh thần, khuyến khích mọi tổ chức kinh tế hoạt động theo định hướng của kế hoạch, cố gắng thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch. Muốn vậy, phải có chế độ thưởng phạt rõ ràng, hoạt động theo định hướng kế hoạch, làm lợi cho nền kinh tế thì được khuyến khích; ngược lại, không làm theo định hướng của kế hoạch, làm hại thì phải ngăn chặn và trừng phạt.
3. Tại sao nhà nước quản lý nền kinh tế:
Lí do có lẽ đó là do sự xuất phát từ chức năng của nhà nước, ta thấy rằng nhà nước có rất nhiều chức năng và nhà nước thực hiện tất cả các chức năng ấy nhằm cho đất nước phát triển và một chức năng đóng vai trò chủ đạo là chức năng quản lý nền kinh tế, để thực hiện tốt các chức năng này thì nhà nước đã phải đưa ra khung pháp lý,các chính sách tổng thể và cụ thể …..
+ Sự phát triển của sx hàng hóa và sự ra đời của kinh tế thị trường đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực quản lý xã hội của nhà nước trên cả 2 phương diện có quan hệ gắn bó với nhau đó là: quản lý hành chính và quản lý kinh tế.
+ Nền kinh tế thị trường xuất hiện như một yêu cầu khách quan, cơ chế thị trường là một cơ chế kích thích và điều tiết kinh tế có hiệu quả nhưng cơ chế kinh tế thị trường cũng không phải là vạn năng, hoàn hảo mà nó còn những khuyết tật cố hữu của nó, chính vì vậy để đảm bảo là cơ chế kinh tế thị trường đi đúng hướng thì cần phải có sự quản lý đúng đắn và chỉ có nhà nước mới có thể đứng ra quản lý được.
Theo đó sự quản lý có vai trò để khắc phục những hạn chế của việc điều tiết thị trường , bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Khắc phục những hạn chế cục bộ, như là mặt phát triển hài hòa của xã hội. Đạt sự hài hòa trong việc phân phối thu nhập xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội, phát triển kinh tế giữa các vùng cần bổ sung chỗ hổng. Theo đó Nhà nước giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phổ biến, thường xuyên và cơ bản trong nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình. Khối lượng kinh tế có hạn và không thể chia đều cho mọi người tới sự tranh giành lợi ích và dẫn đến mâu thuẫn:
+ Giữa các doanh nhân: gian lận hàng – tiền, tranh gianh tài nguyên và môi trường, mua tranh bán cướp, trộm cắp mẫu mã, kiểu dáng, cổ đông, lãnh đạo, lợi tức, cổ phần,…
+ Giữa chủ và thợ: trả tiền công, bảo hộ lao động và điều kiện lao động.
+ Giữa giới sản xuất kinh doanh với toàn thể cộng đồng: không tính đến lợi ích chung, dịch vụ kém chất lượng
+ Giữa cá nhân, công dân với nhà nước, giữa các địa phương, các ngành, các cấp.
+ Giải quyết tính khó khăn cảu sự nghiệp kinh tế: Hỗ trợ công dân có những điều kiện cần thiết thực hiện sự nghiệp ngoài kinh tế. Nhà nước đại diện lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước hình thành từ khi xã hội có giai cấp. Nó thể hiện ở tính giai cấp trong kinh tế và bản chất giai cấp của nhà nước.