Năng lượng luôn là vấn đề rất được quan tâm bởi hiện nay trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa không thể thiếu năng lượng để phục vụ nhu cầu cho con người. Bên cạnh sử dụng và khai thác năng lượng chúng ta cũng cần phải đảm bảo an ninh năng lượng. Vậy an ninh năng lượng là gì? Biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng?
Mục lục bài viết
1. An ninh năng lượng là gì?
Như chúng ta thấy thì năng lượng có mặt trong mọi thứ xung quanh chúng ta và rất quan trọng trong các hoạt động sống của con người. Để dễ hình dung nhất ta thấy tại cơ thể con người chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để duy trì sự sống. Nhiên liệu cung cấp năng lượng để xe có thể chạy và các dạng năng lượng của nước, của gió tạo ra điện để sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt…theo đó cũng thấy tầm quan trọng của an ninh năng lượng đối với cuộc sống của con người và nhu cầu chung hiện tại.
Chúng ta cần có kế hoạch cụ thể để có thể cân đối các nguồn năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và để đề ra chiến lược bảo đảm sự gắn kết hữu cơ giữa kinh tế năng lượng với phát triển bền vững với các biện pháp để giảm căng thẳng trong khoảng cách giữa cung và cầu bằng việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…
2. An ninh năng lượng tại Việt Nam:
Tại Việt Nam hiện nay trên thực tế ta thấy đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc phát triển bền vững đất nước gắn chặt với an ninh năng lượng quốc gia, Theo đó nên vấn đề để bảo đảm nhu cầu về năng lượng cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững, giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng. Cũng theo quan điểm này ta thấy Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và có sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển ngành năng lượng về nhiều mặt.
Hiện nay tại Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức như nhu cầu năng lượng tăng cao, trong khi ràng buộc về môi trường ngày càng chặt chẽ và nặng nề hơn. Ta thấy với một mặt gây áp lực cho việc đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, mặt khác tạo sức ép cho nền kinh tế trong việc huy động đủ nguồn vốn đầu tư cho ngành năng lượng.
Hiện nay với sự xuất hiện với ngành năng lượng Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đất nước, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tại các diễn đàn năng lượng Việt Nam và hiện tại và tương lai là cơ hội cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các viện nghiên cứu, hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng trao đổi và thảo luận về Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2050 với mục tiêu bảo vệ nguồn tài nguyên năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của đất nước.
Như ta thấy hiện nay về an ninh năng lượng không chỉ tập trung vào dầu mỏ. Ví dụ như tại các đợt mất điện ở cả hai bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ, ở châu Âu, và ở Nga, cùng với tình trạng thiếu điện thường xuyên ở Trung Quốc, Ấn Độ, và những quốc gia đang phát triển khác, đã làm dấy lên mối lo ngại về mức độ ổn định của hệ thống cung ứng điện. Đối với khí tự nhiên, việc cầu tăng lên và nguồn cung bị hạn chế đã cho thấy vùng Bắc Mỹ đã không còn có thể tự cung tự cấp, do đó nước Mỹ đang dần tham gia vào thị trường mới về khí tự nhiên của thế giới, và điều này sẽ tạo ra mối liên kết chưa từng thấy trong lịch sử giữa các quốc gia, các lục địa và giá cả.
3. Biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng?
Giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trong tình hình mới
Theo đó để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia để phục vụ cho quá trinh phát triển kinh tế đang diễn ra trên thế giới, trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:
Hiện nay để có thể đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng. Như chúng ta thấy vấn đề tiết kiệm năng lượng là giải pháp luôn được ưu tiên vì đầu tư cho giải pháp này thấp hơn nhiều so với các giải pháp khác. Hiện nay với nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp rẻ tiền nhất chính là sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm. Những năm gần đây Quốc hội đã thông qua Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tạo nền tảng cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện các hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả. Với những kết quả đạt được thì trong thời gian qua, mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, nhưng bên cạnh đó với kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng tiết kiệm của hệ thống năng lượng nước ta. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là nhận thức của cộng đồng và các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa sẵn sàng tiếp cận các thông tin về công nghệ, giải pháp tiết kiệm năng lượng; nhiều doanh nghiệp thiếu vốn, gặp khó khăn, hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vay tín dụng ưu đãi theo cơ chế hỗ trợ đầu tư thay thế dây chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng.
Theo đó dựa trên các đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB), các ngành công nghiệp của Việt Nam có tiềm năng tiết kiệm năng lượng lên tới 25-40%. Theo đánh giá này thì đây là con số đáng để chúng ta suy ngẫm khi nghiên cứu soạn thảo quy hoạch phát triển năng lượng nói chung và điện lực nói riêng. Như vậy điều cần thiết đó là chính phủ cần chuyển dần từ hình thức khuyến khích thực hiện năng lượng hiệu quả tự nguyện sang bắt buộc, từ đó đặt ra các chỉ tiêu hiệu quả năng lượng cho mỗi ngành công nghiệp với cơ chế thưởng – phạt trong việc hoàn thành các chỉ tiêu này.
Với vấn đề phát triển năng lượng tái tạo và thực hiện dự trữ năng lượng. Mặc dù được đánh giá là có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo, nhưng sự phát triển các dự án điện từ năng lượng tái tạo tại Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Theo đó vấn đề thực hiện lập kho dự trữ năng lượng là giải pháp để đối phó với tình trạng khẩn cấp khi có gián đoạn về nguồn cung bên ngoài cho khu vực hoặc bất ổn trong nội bộ khu vực.
Giải pháp tiếp theo đó là chúng ta cần phải mạnh các hoạt động như tìm kiếm thăm dò các nguồn tài nguyên năng lượng, phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cũng cần phải tăng cường sử dụng nguồn năng lượng thay thế, tái tạo, như thủy điện, năng lượng mặt trời, sinh khối, địa nhiệt…, giúp giảm tiêu thụ năng lượng truyền thống và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Có thể nói đó là giải pháp thường xuyên nhằm tăng cường khả năng khai thác sản xuất các nguồn năng lượng sơ cấp, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Kết hợp phát triển ngành năng lượng phải gắn với bảo đảm môi trường, xử lý kịp thời vấn đề môi trường, ngay cả với các nguồn năng lượng tái tạo, như rác thải từ điện mặt trời… hướng tới một nền năng lượng xanh, sạch, tiết kiệm và hiệu quả.
Bên cạnh đó cần thực hiện chính sách giá điện đảm bảo tính đúng, tính đủ theo cơ chế thị trường. Hiện nay, giá năng lượng nói chung và giá điện nói riêng chưa thực sự phản ánh đúng bản chất giá cả thị trường, dẫn đến quan hệ cung – cầu méo mó. Do đó, cần hoàn thiện giá bán buôn và bán lẻ điện bảo đảm các nguyên tắc của cơ chế thị trường, tính đúng, tính đủ và tạo nguồn lực tài chính để tái đầu tư ngành năng lượng, khắc phục cách tính giá điện chưa hợp lý như hiện nay.
Cùng với các giải pháp trên, cần tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, làm tốt công tác tuyên truyền để thay đổi tư duy, nhận thức trong sản xuất, sử dụng năng lượng bảo đảm an ninh năng lượng trong tình hình mới.
Như vậy ta thấy việc chúng ta bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia một cách bền vững là yêu cầu sống còn đối với một quốc gia, là nền tảng và tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội. Theo đó nên Việt Nam chung ta có giải pháp để phát triển và ưu tiên phát triển năng lượng tốt hơn và đi trước một bước gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới.