Để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp thì không thể thiếu sự xuất hiện của chiến lược cạnh tranh, và nhất là với vị thế dẫn đầu được xây dựng khá chi tiết và cụ thể để thực hiện với thời gian trung hạn. Vậy chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu là gì? Các chiến lược?
Mục lục bài viết
1. Chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu là gì?
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về các chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu hay chiến lược cạnh tranh các doanh nghiệp thủ lĩnh tạm dịch sang tiếng Anh là Competitive strategy in leading position.
Cụ thể thì với chiến lược cạnh tranh ở vị thế dần đầu đây là những chiến lược dành cho những doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường. Theo đó nên chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu do cấp đơn vị kinh doanh xây dựng trong trung hạn.
Trong thị trường một doanh nghiệp được công nhận là thủ lĩnh sẽ là người có nhiều điều kiện chi phối năm tương quan thế lực trong ngành, tạo ra nhiều lợi thế và có vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường.
2. Ưu thế của chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu:
Như vậy vị thế dẫn đầu bởi cac đơn vị dẫn đầu là đơn vị chiếm thị phần lớn trong miếng bánh khách hàng, là đơn vị luôn dẫn đầu trong các cải tiến sản phẩm; nó có khả năng định hướng được thị trường. Cụ thể với vị thế dẫn đầu SBU có các ưu thế sau:
+ Nhờ tích lũy kinh nghiệm nên tận dụng được đường cong kinh nghiệm mang lại năng suất cao -> giảm chi phí
+ Nhờ có miếng bánh to nhất nên tận dụng được lợi thế về quy mô -> giảm chi phí
Từ đó cho thấy với nguồn lợi nhuận cao với giá thành thấp (nhờ chi phí thấp) và đơn vị dẫn đầu sẽ có hai cách hành xử để tăng trưởng:
+ Nó có khả năng mở rộng miếng bánh thị trường để tăng chính miếng bánh của mình lên. Ta có thể thấy số người dùng điện thoại thông minh đã gần như đã phủ kín những người dùng điện thoại di động.
+ Nó sẽ mở rộng thị phần của mình bằng cách chiếm thị phần của đối thủ. Ví dụ Apple có thể tung ra Ipad mini để chiếm thị phần trung cấp của Samsung.
Đơn vị dẫn đầu có 4 chiến lược để phòng thủ, chống lại các tấn công của đối thủ cũng như chống lại sự thay đổi chóng mặt của thị hiếu người tiêu dùng:
+ Luôn đổi mới sản phẩm khiến cho đối thủ cứ phải chạy theo. Ta có thể nhận thấy các công ty dẫn đầu như Apple tập trung rất lớn cho mảng nghiên cứu phát triển khiến cho đối thủ luôn phải ra sản phẩm tương đương sau một vài tháng. Công ty có thể định hướng thị hiếu khách hàng theo những thế mạnh của mình và tránh thế mạnh của đối thủ.
+ Chiến lược củng cố: muốn dẫn đầu thị trường DN phải có thị phần lớn nhất thị trường. Để làm được điều này DN phải đưa ra mức giá hợp lý so với những khác biệt của mình với đối thủ thách thức. Samsung đã chống lại chiến lược này bằng cách tung ra dải sản phẩm từ thấp cấp tới rất cao cấp nhờ vậy miếng bánh của Samsung giờ đã vượt Apple.
+ Chiến lược đối đầu: là chiến lược mà kẻ dẫn đầu chống lại các DN thách thức mình. Nó có thể mua lại DN nhưng thường là giảm giá với quy mô lớn và dài khiến cho kẻ thách thức không đủ năng lực tài chính có thể phá sản.
+ Chiến lược giảm độ hấp dẫn của ngành: DN sẽ làm thế nào đó để khiến cho các doanh nghiệp ngành khác không muốn gia nhập như tăng độ phức tạp khi gia nhập ngành, tăng độ phức tạp khi rút khỏi ngành, đưa ra công bố bi quan về thị trường, thay đổi cách cạnh tranh bằng cách liên tục thay đổi chuẩn sản phẩm/dịch vụ khiến công ty khác không thể theo mà có lãi.
3. Các chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu:
Một trong bốn loại chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp thường xuyên quan tâm đó là chiến lược đi đầu về chi phí. Đối với nội dung chiến lược này, mục tiêu then chốt của doanh nghiệp đó là trở thành một nhà sản xuất, nhà cung ứng có giá thành được đánh giá là thấp nhất trong ngành hoặc trên thị trường hiện tại.
Muốn đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất ở quy mô lớn vì hiệu quả của chiến lược tập trung chủ yếu vào quy mô doanh nghiệp. Do đó, những công ty, tổ chức có quy mô nhỏ và vừa nên cân nhắc khi lựa chọn chiến lược đi đầu về chi phí này bởi nó đòi hỏi điều kiện cao liện quan đến những hợp đồng về cung cấp sản phẩm với giá thấp nhất trên thị trường mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại khó có tiềm lực thực hiện được.
Chiến lược dẫn đầu về chi phí có thể áp dụng hiệu quả cho những doanh nghiệp sản xuất và các nhà phân phối bởi đặc điểm cốt lõi của chiến lược này chủ yếu là cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có chi phí thấp hơn ở trong ngành. Và để thực hiện chiến lược này thành công, doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố như: sản xuất quy mô lớn, nguồn nguyên liệu giá thấp, quy trình quản lý chất lượng, quy trình phân phối đảm bảo hiệu quả, …
Chiến lược tạo sự khác biệt là chiến lược giúp cho các doanh nghiệp duy trì được những tính năng khác biệt, sự độc đáo của sản phẩm, dịch vụ mình sở hữu trên thị trường. Với một chiến lược thành công, sản phẩm của công ty có thể tạo ra sự đột phá, khác biệt cũng như tạo dấu ấn đặc biệt hơn với khách hàng so với các sản phẩm tương tự của đối thủ. Đó có thể là sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, giá cả, tính năng đa dạng, chi phí hợp lý, … Nhiều khi một chiến lược tạo sự khác biệt còn tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp trở thành xu hướng duy nhất và dẫn đầu trên thị trường. Bạn có thể nhìn thấy rõ ràng một ví dụ điển hình đó là hãng điện thoại thông minh Apple với đặc trưng nổi bật trong sản phẩm được cả thế giới đón nhận dù chi phí không phải là thấp.
Để có thể tăng quy mô có nghĩa là tăng số lượng bán ra DN sẽ bán ở phạm vi rộng có nghĩa là gộp các phân khúc thị trường nhỏ vào thành phân khúc lớn. Ví dụ thay vì tạo ra các loại mỳ cho mỗi sở thích khách hàng thì chỉ tạo một loại mì mà khách hàng nào cũng có thể chấp nhận. Nhờ vậy thay vi chỉ tập trung phục vụ 10 khách hàng thì nay họ hướng tới phục vụ 100 khách hàng.
Mục tiêu của chiến lược tập trung chi phí đó là giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu quả nhân và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng có thói quen bị thu hút bởi những sản phẩm giá rẻ, các chương trình khuyến mại.
4. Các chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu:
– Chiến lược cạnh tranh
Nếu mục tiêu của các doanh nghiệp này là tăng trưởng nhanh và chiến lược tập trung, thì các nhà lập hoạch định chiến lược có thể chọn một trong hai mục tiêu tăng trưởng:
+ Tìm cách mở rộng qui mô của toàn thị trường như thu hút thêm khách hàng, nghiên cứu tìm ra công dụng mới của sản phẩm hoặc tăng số lượng sản phẩm trong một lần sử dụng
+ Hoặc tranh giành, gia tăng thị phần để tăng trưởng nhanh
– Chiến lược bảo vệ
Ngoài ra, các doanh nghiệp đứng đầu cũng cần bảo vệ thị trường, liên tục cảnh giác trước sự tấn công của các đối thủ thách thức mạnh hơn thông qua bốn chiến lược bao quát nhằm bảo vệ thị trường như:
Như vậy nên với các chiến lược đổi mới các doanh nghiệp đứng đầu thị trường luôn cố gắng dẫn đầu ngành trong các lĩnh vực như phát triển các loại sản phẩm mới, dịch vụ và các kênh và phương pháp phân phối mới. Chiến lược củng cố đây cũng là phương cách chủ động nhằm bảo toàn sức mạnh trên thị trường. Những điều được chú trọng là giữ mức giá hợp lí và đưa ra các sản phẩm với qui mô, hình thức và mẫu mã mới.
+ Chiến lược đối đầu thường bao gồm việc phản ứng nhanh, nhạy và trực tiếp trước đối thủ thách thức thông qua các cuộc chiến về giá cả, khuyến mãi…
+ Chiến lược người dẫn đầu doanh nghiệp thủ lĩnh cũng thường áp dụng chiến lược người đứng đầu trong trường hợp ngành suy thoái.
Như vậy nên ta thấy rằng để tồn tại trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh. Theo đó những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện dưới hai hình thức cơ bản là chi phí thấp và khác biệt hoá.
Theo đó với sự kết hợp hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản này với phạm vi hoạt động của một doanh nghiệp đang theo đuổi sẽ hình thành nên ba chiến lược cạnh tranh tổng quát, đó là chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm và chiến lược tập trung.