Việc làm cho người lao động luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay, bởi dân số đông tình trạng việc làm cho người lao động cần được giải quyết để tạo ra thu nhập phát triển kinh tế xã hội hiện nay, Nhà nước ta thông qua các chính sách pháp luật về việc làm để giải quyết vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Chính sách việc làm là gì?
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về các chính sách việc làm đây được hirut đó là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm mục đích để sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó. Hay chúng ta cũng có thể hiểu với chính sách việc làm là sự thể chế hoá pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng mục tiêu và các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.
Trên thực tế rất dễ hình dung về các chính sách việc làm thực chất là một hệ thống các chính sách chung có quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lực lượng lao động của toàn xã hội. Theo đó nên như các chính sách khuyến khích phát triển các lĩnh vực, ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động, chính sách việc làm cho những đối tượng đặc biệt (người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội, người hồi hương chính sách hợp tác và xuất khẩu lao động đi nước ngoài…
2. Vai trò và vị trí của chính sách việc làm:
Hiện nay với tình trạng về việc làm và nhu cầu tăng cao nên các chính sách việc làm ngày càng được nhà nước quan tâm, bên cạnh đó thì chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Các chính sách việc làm tác động đến một vấn đề nhạy cảm, vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị và xã hội.
– Chính sách việc làm có mối quan hệ gắn kết và tác động lẫn nhau đối với các chính sách kinh tế và các chính sách xã hội khác của xã hội, Trong đó phải kể đến là mối quan hệ chặt chẽ giữa chính sách việc làm với chính sách dân số, chính sách giáo dục – đào tạo, chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách công nghệ. Theo đó nên vấn đề thực hiện tốt chính sách việc làm, nguồn nhân lực được sử dụng có hiệu quả thì hiện tượng thất nghiệp sẽ giảm đi, như vậy chính sách bảo hiểm xã hội sẽ giảm được chi phí trợ cấp thất nghiệp.
Bên cạnh đó khi chính sách việc làm chưa được giải quyết tốt, nhất là vào thời kì kinh tế suy thoái, nạn thất nghiệp sẽ tăng lên, và cùng với nó là tình trạng đói nghèo, các tệ nạn xã hội sẽ dễ dàng phát sinh và khi đó gánh nặng đối với các chính sách về bảo trợ xã hội, an ninh xã hội sẽ lớn hơn rất nhiều, thậm chí còn có thể gây bất ổn định về chính trị, xã hội.
3. Nội dung chính sách giải quyết việc làm:
Hiện nay theo các chính sách tại mà Đảng đã đề ra mục tiêu: “Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động… Trên thực tế với các con số đạt được về tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%… Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập và để có thể khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề và đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài cụ thể như sau:
Thứ nhất, để giải quyết vấn đề việc làm chúng ta cần phải tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Không những thế để thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, xuất khẩu lao động, pháp lệnh đình công… Người lao động được quyền hưởng lương đúng với số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp.
Thứ hai để công tác việc làm tốt hơn cần phải tiến hành phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) liên quan đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt là nước ta hiện nay đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế.
Thứ ba, bên cạnh các biện pháp trên chúng ta phải phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản xuất; phấn đấu đạt tỷ lệ trên 200 người dân có một doanh nghiệp; phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã trong nông nghiệp, đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường lao động trong nông nghiệp và thị trường xuất khẩu lao động ngày càng phát triển cao hom nữa.
Thứ tư Nhà nước cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hoá đối với lao động trẻ, khoẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động.
Thứ năm, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước khi thế mạnh của lao động nước ta về số lượng đông và trẻ. Tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho lao động xuất khẩu, nhất là thanh niên nông thôn để tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động.
Thứ sáu, mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề), cần mở rộng đào tạo và đào tạo lại số lao động nước ta để có cơ cấu hợp lý ở 3 trình độ như trên. Trong đào tạo và đào tạo lại cần chuyển sang đào tạo theo định hướng đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất; tạo khả năng cung cấp lao động có chất lượng cao về tay nghề và sức khoẻ tốt, có kỹ thuật, tác phong công nghiệp, có văn hoá… cho thị trường trong nước và ngoài nước.
Thứ bảy, đa dạng hoá các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế; áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường dạy nghề phù hợp với pháp luật. Thực hiện quy hoạch đầu tư tập trung hệ thống dạy nghề, kỹ thuật thực hành qua lao động trực tiếp; đặc biệt là xây dựng các trường dạy nghề trọng điểm quốc gia. Đối với tỉnh, thành phố phải có trường dạy nghề; các quận và huyện cần có các trung tâm dạy nghề; cổ phần hoá các cơ sở dạy nghề công lập, phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập để giảm chi phí ngân sách cho Nhà nước. Đa dạng hoá các kênh giao dịch trên thị trường lao động bằng việc thông qua các hệ thống thông tin, quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các hội chợ việc làm để tạo điều kiện cho các quan hệ giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động ký kết các hợp đồng lao động theo đúng pháp luật.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, các khu vực công nghiệp tập trung, cả xuất khẩu lao động để giúp người lao động tìm kiếm việc làm được thuận lợi nhất. Mỗi công dân có quyền lao động là quyền của tự do được sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm và lựa chọn việc làm và làm việc cho bất kỳ ai, bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm. Mọi công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động; có quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện, sở thích của mình không phân biệt đối xử. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
Mỗi công dân cần có ý chí, tích cực học tập, lao động vươn lên nắm bắt khoa học kỹ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng; tích cực và chủ động tìm việc làm, tăng thu nhập bản thân và gia đình, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển. Dân số và giải quyết việc làm là vấn đề lớn, phức tạp, sống động theo cơ chế thị trường, cần có hệ thống chính sách, biện pháp đồng bộ để giải quyết hiệu quả vấn đề này. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân cần nhận thức và thực hiện tích cực chủ trương, chính sách dân số, giải quyết việc làm, góp phần ổn định xã hội, tăng trường bền vững.