Trong kinh tế chắc hẳn chúng ta đã biết về cuộc đại khủng hoảng diễn ra tại Hoa kì và lan sang khắp các nước trên thế giới, cuộc đại khủng hoảng này gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới kinh tế và xã hội thời kì bấy giờ. Cùng bài viết tìm hiểu về đại khủng hoảng là gì? Nguyên nhân của Đại khủng hoảng?
Mục lục bài viết
1. Đại khủng hoảng là gì?
Khi nhắc về đại khủng hoảng chúng ta đã hiểu được nôm na về nó nhưng rất ít người biết sự xuất hiện và bắt nguồn của nó từ đâ mà có, theo như thực tế đã ghi chep lại thì vào tháng 8 cuối năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu tại Hoa Kỳ và sau đó lan rộng ra phần còn lại của thế giới đến tận cuối năm 1930. Đây cũng được xem là một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội khốc liệt nhất của thế kỉ XX trên toàn cầu. Hậu quả của “Great Depression” không chỉ dừng lại ở nền kinh tế hay an sinh xã hội, nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới chính trị của các nước liên quan. Thực vậy, sự khốn cùng của nhân dân, nạn thất nghiệp hàng loạt đã gây ra những cuộc trỗi dậy của các chủ nghĩa dân túy lẫn các chế độ độc tài trên khắp thế giới. Great Depression có ảnh hưởng như thế nào đối với toàn thế giới?
Đại khủng hoảng trong tiếng Anh là Great Depression.
Cuộc Đại khủng hoảng là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Nó bắt đầu với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929 và đến tận năm 1946 sau Thế chiến II mới kết thúc.
2. Nguyên nhân của Đại khủng hoảng:
Sau Thế chiến thứ I, Hoa Kỳ đã trở nên cực thịnh. Thời kì này đã mang đất nước họ lên một tầm cao mới. Dù vậy, Hoa Kỳ vẫn gặp một vài vấn đề ảnh hưởng trực tiếp lên nền kinh tế Bắc Mỹ như để thừa cung ứng trong sản xuất, đầu cơ thị trường chứng khoán và tín dụng. Thời gian này, ai cũng đua nhau hùn vốn, thậm chí vay lãi để đầu tư vào thị trường được cho là tiềm năng bậc nhất, khiến cho nhiều gia đình rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.
Cao trào của cuộc khủng hoảng đó là vào ngày thứ 5, 24/10/1929 (Black Thursday), sàn giao dịch phố Wall đã chính thức sụp đổ, toàn bộ nhà đầu tư đều đồng loạt bán tháo cổ phiếu của họ dẫn đến sự phá sản hàng loạt của ngân hàng, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử phương Tây. Nỗ lực khôi phục với chính sách “New Deal” của Tổng thống D.Roosevelt đưa ra cũng không khiến thị trường có chuyển biến nhất định.
Nguyên nhân của Đại khủng hoảng
Theo Ben Bernanke, cựu chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Fed đã góp phần tạo ra Đại khủng hoảng khi sử dụng các chính sách tiền tệ thắt chặt khi trong khi phải làm điều ngược lại. Theo Bernanke, đây là 5 sai lầm nghiêm trọng của Fed:
1. Fed bắt đầu tăng lãi suất cho vay vào mùa xuân năm 1928. Họ tiếp tục tăng lãi suất xuyên suốt cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ tháng 8 năm 1929.
2. Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, các nhà đầu tư chuyển sang thị trường tiền tệ. Vào thời điểm đó, chế độ bản vị vàng hỗ trợ giá trị của đồng đôla do chính phủ Mỹ nắm giữ. Các nhà đầu cơ bắt đầu dùng đôla để mua vào vàng vào tháng 9 năm 1931, tạo ra một cuộc tháo chạy khỏi đồng đôla.
3. Fed đã tăng lãi suất một lần nữa để bảo toàn giá trị đồng đôla. Điều đó càng hạn chế lượng tiền các doanh nghiệp có thể tiếp cận, dẫn tới phá sản hàng loạt.
4. Fed đã không tăng cung tiền để chống giảm phát.
5. Các nhà đầu tư đã rút mọi khoản tiền gửi của họ khỏi ngân hàng. Sự thất bại của các ngân hàng càng gây ra hoảng loạn. Fed bỏ mặc các ngân hàng gặp khó khăn. Tình trạng này đã phá hủy niềm tin còn sót lại của người tiêu dùng đối với các tổ chức tài chính. Hầu hết mọi người rút tiền khỏi ngân hàng để cất trữ. Điều đó lại càng làm giảm cung tiền.
Fed đã không đưa đủ tiền vào lưu thông để giúp nền kinh tế hoạt động trở lại. Thay vào đó, Fed để cho tổng nguồn cung đô la Mỹ giảm tới 30%. Nghiên cứu sau này đã ủng hộ cho sự đánh giá của Bernanke.
3. Nguyên nhân kết thúc và hậu quả của Đại khủng hoảng:
Năm 1932, Mỹ đã bầu Franklin D. Roosevelt làm tổng thống. Ông hứa sẽ tạo ra các chương trình của chính phủ liên bang để chấm dứt cuộc Đại khủng hoảng.
Trong vòng 100 ngày, ông đã ký bộ luật Chính sách kinh tế mới (New Deal), tạo ra 42 cơ quan chính phủ mới. Chúng được thiết kế để tạo việc làm, cho phép công đoàn hóa và cung cấp bảo hiểm thất nghiệp. Nhiều chương trình trong số này vẫn còn tồn tại.
Nhiều ý kiến cho rằng chính cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã chấm dứt Đại khủng hoảng chứ không phải Chính sách kinh tế mới. Nhưng nhiều người khác cho rằng nếu Roosevelt đã chi nhiều cho Chính sách kinh tế mới như những gì ông đã làm trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thì chính sách của ông đã chấm dứt cuộc Đại khủng hoảng.
Trong chín năm từ lúc Chính sách kinh tế mới bắt đầu và cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng, Roosevelt đã tăng khoản nợ của Mỹ lên tới 3 tỷ USD. Năm 1942, chi tiêu quốc phòng đã tăng thêm 23 tỷ USD nợ. Đến năm 1943, khoản nợ đã tăng thêm 64 tỷ USD.
Đất nước giờ đây bắt buộc phải đối mặt với đợt giảm phát (Deflation) kéo dài; tình trạng thất nghiệp tăng vọt đi kèm cùng vô số cuộc biểu tình bất mãn với chế độ. Ngược lại với những gì nhà nước kỳ vọng, chính sách giảm phát này có tác động ngược khiến tình trạng suy thoái trở nên nghiêm trọng hơn.
Với tình trạng trên, đây là những số liệu đã được ghi lại:
+ 76 000 công ty đóng cửa trải dài từ 1929-1931
+ ¼ dân số lao động thất nghiệp tại Mỹ
Người dân không nhận được hỗ trợ nào từ phía nhà nước, bảo hiểm thất nghiệp không tồn tại đã hình thành một vòng tròn suy giảm không hồi kết, càng ngày càng có nhiều sự phản đối chính quyền được dấy lên, các cuộc biểu tình dần trở nên dày đặc.
Đợt suy thoái dai dẳng đã khiến người dân Mỹ đồng loạt hồi hương, họ khẩn cấp mang tài sản về nước khiến hệ thống ngân hàng cùng sàn giao dịch chứng khoán tại Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề.
Tỷ lệ thất nghiệp báo động với hơn 40 triệu người vào năm 1932
Việc thanh toán bằng vàng bị dừng
Tiền tệ bị mất giá
Nhập khẩu từ các quốc gia khác bị ngừng trệ, gây lực cản trực tiếp lên nền kinh tế của các quốc gia xuất khẩu công nghiệp, khiến họ gặp khó khăn trong quá trình phục hồi.
Các quốc gia xuất khẩu nhiên liệu thô và nông sản trở thành nạn nhân gặp trở ngại nhất khi không còn đầu ra khiến giá dầu bị sụt giảm nghiêm trọng.
Great Depression đã tạo ra các chế độ Độc tài và chủ nghĩa Dân túy. Đó là câu trả lời cho tình trạng thất nghiệp và nghèo đói kéo dài ở nhiều quốc gia.
Đức trở thành một trong những quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất trong giai đoạn này. Họ phải tự tái thiết và bồi thường chiến tranh sau Thế Chiến thứ I (WWI), theo đó là tỷ lệ thất nghiệp gia tăng; điều này đã tạo dựng cơ hội cho sự lớn mạnh của Đảng Quốc xã và lãnh tụ Adolf Hitler. Họ đã trở thành đồng minh về mặt kinh tế của các nước Đông Âu và Mỹ Latinh nơi chế độ Độc tài chiếm lĩnh.
Sự hình thành của hai khối đối lập giữa Phe Đồng Minh (Mỹ, Anh, Pháp) và Phe Trục (Đức, Ý, Nhật Bản) đã đẩy căng thẳng lên cao, báo hiệu một cuộc chiến tranh cận kề. Đó chính là Thế Chiến thứ II (WW2).
Đại Khủng Hoảng năm 1929 đã gây ra hằng hà vô số những mất mát trong nền kinh tế lẫn xã hội của rất nhiều đất nước trên thế giới. Đó là thời điểm đen tối nhất trong lịch sử về tài chính nói chung, cổ phiếu nói riêng. Nhiều ý kiến cho rằng WW2 đã đặt dấu chấm hết cho giai đoạn này.
Có ba bài học mà các nhà hoạch định chính sách nên rút ra và áp dụng để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay
Bài học thứ nhất là thị trường tài chính, ngân hàng và nền kinh tế các nước có liên hệ mật thiết, vì thế những vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác.
Bài học thứ hai là các chính phủ nên can thiệp nhanh chóng và chủ động khi kinh tế khủng khoảng. Việc chính phủ Mỹ và các ngân hàng trung ương chậm chạp can thiệp những năm 1930 khiến cuộc khủng hoảng ngày một tệ hại..
Thứ ba, có nguy cơ khoảng trống về chính sách giữa hai nhiệm kỳ tổng thống . Năm 1933, khủng hoảng ngành ngân hàng Mỹ diễn biến xấu hơn trong khoảng thời gian 5 tháng giữa khoảng thời gian cuộc bầu cử hoàn thành và tổng thống mới nhận chức.