Hiện nay có các loại tài sản vô hình trên thực tế nếu như muốn chuyển giao lại cần thực hiện các biện pháp để Chuyển giao tài sản vô hình đó. Vậy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về chuyển giao tài sản vô hình, phân tích ưu và nhược điểm?
Mục lục bài viết
1. Chuyển giao tài sản vô hình là gì?
Chắc hẳn đã được nghe rất nhiều về việc chuyển giao tài sản vô hình nhung lại chưa hiểu rõ về nó, chúng tôi căn cư dựa trên tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế tài sản vô hình được biết tới là tài sản phi tiền tệ, tự biểu lộ thông qua các đặc điểm kinh tế của chúng. Tài sản vô hình không có hình thái vật chất nhưng mang lại quyền và lợi ích kinh tế cho người sở hữu nó. Tài sản vô hình bao gồm loại có thể nhận biết được và loại không thể nhận biết được. Bên cạnh đó nó cũng bao gồm bất kỳ lợi ích kinh tế trong tương lai nào phát sinh từ một doanh nghiệp, một lợi ích trong doanh nghiệp, hoặc từ việc sử dụng một nhóm các tài sản, mà lợi ích kinh tế này không thể tách biệt được. Các khái niệm trên được chấp nhận rộng rãi tại nhiều Tiêu chuẩn thẩm định giá khác.
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) đưa ra khái niệm tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ có thể nhận biết được và không có hình thái vật chất. Trong đó, tài sản vô hình có thể nhận biết được nếu có thể tách biệt được với thực thể, hoặc là tài sản vô hình nảy sinh từ quyền hợp đồng hoặc các quyền khác theo pháp luật.
Bên cạnh đó trên thế giới đã đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể nhất về hành nghề thẩm định giá chuyên nghiệp của Appraisal Foundation đưa ra khái niệm tài sản vô hình theo hình thức liệt kê cụ thể như sau:
“ Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, bao gồm nhưng không giới hạn trong số các tài sản như sau: quyền thương mại (franchises), nhãn hiệu, sáng chế, “goodwill”, cổ phần, cổ phiếu và hợp đồng được tách biệt khỏi tài sản có hình thái vật chất như phương tiện, trang thiết bị”. Như vậy, khái niệm tài sản vô hình tại USPAP chỉ tập chung vào đặc điểm không có hình thái vật chất của tài sản vô hình mà không nhấn mạnh vào yếu tố “ phi tiền tệ”, đồng thời chấp nhận “ cổ phần, cổ phiếu”, là tài sản vô hình. Khái niệm này được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ và Canada.
Căn cứ theo nhà kinh tế học thì đưa ra nhận định về tài sản vô hình là loại tài sản không thể nhìn thấy hoặc chạm vào, nhưng vẫn cung cấp giá trị cho chủ sở hữu. Tuy nhiên một tài sản vô hình là không thể cầm nắm được, có nghĩa là nó không có sự hiện diện vật lý, nó vẫn có thể cung cấp một giá trị xấp xỉ về mặt kinh tế.
Chúng ta thường đặt ra câu hỏi về mục đích xác định giá trị tài sản vô hình để làm gì, thực chất thì nó để phản ánh nhu cầu sử dụng tài sản vô hình cho một công việc nhất định. Không những vậy với mục đích của xác định giá tài sản vô hình quyết định đến mục đích sử dụng tài sản vô hình vào việc gì. Như vậy có thể thây với tài sản vo hình có thể phản ánh những đòi hỏi vè mặt lợi ích mà tài sản vô hình cần tạo ra cho chủ thế trong mỗi công việc hay giao dịch được xác định. Trong nền kinh tế thị trường, mục đích xác định giá trị tài sản vô hình phục vụ nhiều mục đích khác nhau:
Chuyển giao tài sản vô hình hay Licensing – Lixăng trong tiếng Anh tạm dịch là: Transfer of intangible assets.
Li-xăng là hợp đồng thông qua đó một doanh nghiệp (người cấp giấy phép) trao quyền sử dụng những tài sản vô hình cho một doanh nghiệp khác người được cấp giấy phép trong một khoảng thời gian nhất định và nhận được một khoản tiền nhất định từ phía người được cấp giấy phép do sử dụng tài sản đó.
Những tài sản vô hình này thường rất đa dạng như: nhãn hiệu (tên mậu dịch, tên thương mại các hàng hóa), kiểu dáng công nghiệp, bí quyết công nghệ (bí quyết kĩ thuật), phát minh, sáng chế,…
Gắn liền với những tài sản vô hình này có nhiều loại hợp đồng cấp giấy phép như độc quyền hoặc không độc quyền, hợp đồng sử dụng bằng phát minh, sáng chế hay nhãn hiệu, bí quyết công nghệ,…
Một công ty có công nghệ, bí quyết kĩ thuật hoặc uy tính nhãn hiệu cao có thể sử dụng hợp đồng Li-xăng để tăng thêm lợi nhuận cho công ty mà không cần đầu tư thêm.
Chuyển giao các nhãn hiệu thương mại là điều kiện rất quan trọng đối với hình thức Lixăng. Một số công ty lớn, đặc biệt là các công ty Mỹ đang thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở sự nổi tiếng của nhãng hiệu sản phẩm của họ.
Cần lưu ý rằng trong những hợp đồng cấp giấy phép người bán không muốn cung cấp thông tin mà không có sự đảm bảo chi trả và người mua không muốn trả tiền nếu không có những thông tin đáng giá.
2. Phân tích ưu và nhược điểm của chuyển giao tài sản vô hình:
Hiện nay thì với vấn đề xác định giá trị tài sản vô hình chúng ta hiểu đây là việc xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản vô hình theo quy định của pháp luật phù hợp với giá trị thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định bằng các phương pháp thẩm định giá phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Như vậy vói việc cụ thể để xác định giá trị tài sản vô hình có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về giá trị tài sản vô hình làm cơ sở cho các giao dịch kinh tế, các hoạt động có liên quan. Với xu thế sử dụng tài sản vô hình làm động lực chính để phát triển doanh nghiệp nói riêng cũng như các nền kinh tế nói chung, vai trò thẩm định giá tài sản vô hình ngày càng được chú trọng.
Trên thực tế hình thức Li-xăng có những ưu và nhược điểm sau đây:
2.1. Ưu điểm của chuyển giao tài sản vô hình:
– Giúp các doanh nghiệp tiếp cận được thị trường khó xâm nhập
– Giúp các doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng thị trường
– Hạn chế rủi ro về tài chính
– Thích hợp với kinh doanh một số nhóm sản phẩm hàng hóa như nước giải khát, sách báo, ấn phẩm, phần mềm,…
– Giúp cho việc giao nhận hàng và mức độ dịch vụ trong thị trường địa phương được cải tiến
2.2. Nhược điểm của chuyển giao tài sản vô hình:
– Có thể làm tiết lộ bí mật và kinh nghiệm đã tích lũy qua nhiều năm.
– Tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh mới trong tương lai.
– Khó kiểm soát được đối với các hoạt động của bên nhận Li-xăng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm
– Sự ứng xử bị động với thị trường
– Có thể dẫn tới loại bỏ một số thị trường xuất khẩu
– Trong hoạt động Li-xăng chi phí điều chỉnh cho phù hợp với môi trường địa phương chuyển giao và kiểm soát cao.
3. Vai trò xác định giá trị tài sản vô hình:
Đầu tiên ta thấy rằng trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng tài sản vô hình, xác định giá trị tài sản vô hình có vai trò rất quan trọng cụ thể trong việc xác định mức giá để các bên thương lượng với các giá trị xác định của tài sản vô hình có thể là mức giá tối đa mà người mua nên trả hoặc mức giá hợp lý mà người bán đưa ra để thương lượng.
Như chúng ta đã biết thì loại tài sản vô hình là một loại tai sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của doanh nghiệp vì vậy khi mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, việc xác định giá trị tài sản vô hình để làm cơ sở thương lượng, giao dịch rất quan trọng. Xết toàn diện ta thấy loại tài sản vô hình có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về giá trị tài sản vô hình để làm cơ sở cho các giao dịch kinh tế, các hoạt động có liên quan.
Bên cạnh đó đối với doanh nghiệp vai trò của tài sản vô hình có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nhận diện phát triển doanh nghiệp. Bởi vì doanh nghiệp trong thời đại giá trị doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào tài sản trí tuệ. Đặc biệt trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
+ Tài sản vô hình nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và góp phần quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, thu hút được sự quan tâm của khách hàng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như mở rộng thị phần của doanh nghiệp.
+ Tài sản vô hình có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp trên thực tế vì các giá trị của loại tài sản này từ đó đóng góp một phần tạo nên thành công của doanh nghiệp do sự phất triển của việc ứng dụng công nghệ, phần mềm, sử dụng lao động kỹ thuật cao,…cũng như các quy định chặt chẽ về sở hữu trí tuệ
+ Không những vậy tài sản vô hình còn là một nguồn lực quan trọng trong sản xuất, kinh doanh cũng như phát triển kinh tế, thu hút các khoản đầu tư từ nước ngoài. Các nước càng phát triển thì tỷ trọng đầu tư vào các nguồn lực vô hình càng có xu hướng chiếm ưu thế so với các khoản đầu tư vào các nguồn lực hữu hình.