Hiên nay thương mại là lĩnh vực đem lại nguồn lợi về kinh tế khá lớn, bên cạnh đó thông qua các mối quan hệ thương mại chúng ta có thể hợp tác hữu nghị với các nước khác trên thế giới. Theo đó ta thấy thương mại đích thực là lối đi cho nền kinh tế hiện nay. Vậy quan hệ thương mại trực tiếp là gì? Phân tích ưu điểm và nhược điểm?
Mục lục bài viết
1. Quan hệ thương mại trực tiếp là gì?
Như chúng ta đã biết thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế không chỉ phạm vi trong nước mà còn phạm vi quốc tế, làm cho thương mại địa phương thâm nhập được thị trường ngoài nước. Vai trò hoạt động thương mại trong nền kinh tế của địa phương với quan hệ kinh tế quốc tế là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam.
Hoạt động thương mại là nòng cốt cho sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi một quốc gia, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước cũng như giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động trên địa bàn, đồng thời phục vụ nhu cầu đời sống của con người. Vì vậy, nhận thức rõ vai trò của thương mại trong phát triển kinh tế – xã hội có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta trong thời kỳ hội nhập.
Quan hệ thương mại trực tiếp tạm dịch sang tiếng Anh là direct trade relations.
Quan hệ thương mại trực tiếp là quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ mà trong đó các vấn đề cơ bản về kinh tế, tổ chức và luật pháp được thoả thuận trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
2. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của quan hệ thương mại trực tiếp:
Ưu điểm
– Thứ nhất, người sản xuất có điều kiện để bảo đảm cho quá trình sản xuất tiến hành được nhịp nhàng và giảm thời gian ngừng sản xuất do thiếu vật tư hàng hóa hoặc vật tư hàng hóa mua về chậm.
– Thứ hai, nâng cao chất lượng hàng hóa mua bán, cải tiến công nghệ sản xuất ở các doanh nghiệp nhờ có nguyên vật liệu, thiết bị và bán thành phẩm với chất lượng cao.
– Thứ ba, hình thành hợp lí lực lượng dự trữ sản xuất ở các hộ tiêu dùng, giảm được dự trữ và cải tiến cơ cấu dự trữ.
– Thứ tư, giảm được chi phí lưu thông hàng hóa nhờ giảm bớt các khâu trung gian về bốc xếp, bảo quản, sử dụng hợp lí phương tiện vận tải, bao bì.
– Thứ năm, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nhờ đó mà nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
– Thứ sáu, thiết lập các mối quan hệ thương mại trực tiếp ổn định và lâu dài cho phép tạo được thị trường tiêu thụ ổn định cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Nhược điểm
Nếu đối với mỗi loại vật tư hàng hóa đều xây dựng quan hệ thương mại trực tiếp cả, thì người sản xuất phải quan hệ với rất nhiều đơn vị tiêu dùng, phải lo đặt phương tiện vận tải, tốn nhiều công sức vào tiêu thụ, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất, đặc biệt là thường dẫn đến tăng dự trữ sản xuất gây nên ứ đọng vốn kinh doanh.
Về phía đơn vị tiêu dùng, cũng không phải trong mọi trường hợp quan hệ thương mại trực tiếp đều có lợi cả, nhất là đối với những đơn vị tiêu dùng có nhu cầu ít và hay biến động.
Điều kiện áp dụng
– Khi các doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau về công nghệ sản xuất sản phẩm cuối cùng.
– Khi thiết bị, máy móc những chi tiết, bộ phận máy, vật liệu sản xuất theo đơn đặt hàng đặc biệt, cần có sự thỏa thuận trực tiếp về những tính năng kĩ thuật của các sản phẩm giữa những người sản xuất.
– Khi cung cấp nguyên vật liệu chính cho sản xuất lớn, hàng loạt lớn theo danh mục ổn định và với số lượng đủ để thực hiện có hiệu quả hình thức mua bán thẳng.
3. Giải pháp để mạnh quan hệ thương mại:
Đối với các địa phương có dân số đông, nguồn lao động tương đối dồi dào, đa dạng, nhu cầu lao động cũng không kém phần đa dạng. Chính những đối tượng này đã góp phần trong việc chọn ngành nghề và thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong địa bàn. Thương mại không những là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng mà còn là trung gian phân phối nguồn lực tài chính để tham gia kinh doanh, thực hiện lưu thông và luân chuyển hàng hóa trên thị trường, giúp sản xuất tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi.
Quan hệ thương mại với các nước trên thế giới sẽ ngày càng được củng cố vì lợi ích từ hai phía, thương mại đóng vai trò trực tiếp mở rộng các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tại chỗ, thiết lập và mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nối liền sản xuất với tiêu dùng trong nước với các nước trên thế giới, góp phần tích lũy vốn, nhất là vốn ngoại tệ và đổi mới công nghệ. Ngoài ra, quan hệ thương mại góp phần hay đổi cách nhìn nhận của bạn bè quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam.
Như vậy, thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế không chỉ phạm vi trong nước mà còn phạm vi quốc tế, làm cho thương mại địa phương thâm nhập được thị trường ngoài nước. Vai trò hoạt động thương mại trong nền kinh tế của địa phương với quan hệ kinh tế quốc tế là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam.
Chúng ta cần phải thực hiện công tác đẩy mạnh thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa và bên cạnh đó cũng phải thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong tình hình mới và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị.
Không những vậy vấn đề tăng cường gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết chuỗi nhằm kết nối cung cầu, đảm bảo ổn định đầu vào đầu ra. Tăng cường liên kết trong chuỗi cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm và có thể liên kết giữa doanh nghiệp bán lẻ với các nhà sản xuất trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh, bảo đảm đủ tiêu chuẩn chất lượng có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm tiêu dùng đa dạng và ngày càng cao ở Việt Nam để cung ứng cho các cơ sở bán lẻ nhằm giảm sự phụ thuộc vào hàng cùng loại nhập khẩu.
Tập trung vào hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa, tập trung trước hết vào các chuỗi cung ứng hàng nông sản thực phẩm thiết yếu của thị trường nội địa. Kết hợp với nghiên cứu cơ cấu lại kinh tế vùng và liên vùng để xây dựng và triển khai thực hiện các đề án phát triển một số chuỗi cung ứng hàng hoá; thu hút và kết nối các cơ sở sản xuất cùng tham gia vào chuỗi, trở thành thành viên của chuỗi.
Bên cạnh đó cũng cần phải thực hiện các hoạt động để phát triển các phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh thương mại trong nước đa dạng, phù hợp với quá trình phát triển sản xuất và hội nhập của Việt Nam và qua đó có thể góp phần gia tăng giá trị thương mại cho sản phẩm, có khả năng gắn kết và thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, chú trọng phát triển thương mại điện tử và sự gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống.
Nếu chúng ta tiếp tục phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn và cụ thể trên từng khu vực, vùng, miền và cả nước và hoàn thiện hệ thống chợ truyền thống trên cơ sở nâng cấp các chợ ở khu vực nông thôn, miền núi; khuyến khích phát triển các mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm thì tại đây quan hệ thương mại sẽ vô cùng phát triển và đạt nhiều kết quả.
Giải pháp tiếp theo đó là về vấn đề xây dựng, triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng; phát triển các kênh phân phối, thúc đẩy phát triển mạnh thị trường trong nước. Bảo đảm cân đối cung cầu những mặt hàng thiết yếu.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa.