Hiện nay như chúng ta đã biết để có thể hạn chế thấp nhất các loại rủi ro thì công cụ phái sinh ra đời từ đó chúng ta thấy loại công cụ này ngày càng đóng vai trò to lớn như giúp quản lý các loại rủi ro và cung cấp chỉ báo giá. Vậy công cụ phái sinh là gì? Vai trò của thị trường công cụ phái sinh?
Mục lục bài viết
1. Công cụ phái sinh là gì?
Công cụ phái sinh trong tiếng Anh là Derivative instruments.
Trong thị trường chứng khoán chắc hẳn chúng ta rất hiểu về công cụ phái sinh đây chính là công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một tài sản cơ sở đã được phát hành trước đó. Bên cạnh đó có các công cụ phái sinh là một hợp đồng giữa hai bên với mục đích để trao đổi một số lượng chuẩn tài sản thực hay tài sản tài chính theo giá xác định trước vào một ngày ấn định trước trong tương lai.
2. Vai trò của thị trường công cụ phái sinh:
Như chúng ta đã biết thì lịch sử thị trường công cụ phái sinh ghi nhận các làn sóng phát triển và suy thoái nối tiếp nhau và theo đó làn sóng phái sinh đầu tiên được ghi nhận khi các hợp đồng tương lai ngoại tệ xuất hiện trên thị trường tiền tệ quốc tế.
Tiếp theo đó với một đợt sóng nữa vào năm 1975, khi có sự xuất hiện các hợp đồng tương lai lãi suất. Vào thời gian đó lãi suất thường xuyên biến động và Quỹ dự trữ liên bang Mỹ sau đó đã thay đổi mục tiêu điều chỉnh từ lãi suất sang dự trữ bắt buộc. Làn sóng thứ ba diễn ra vào những năm 1990 với tín dụng phái sinh (tín dụng kì hạn, tín dụng hoán đổi, quyền chọn rủi ro tín dụng).
Tuy nhiên với sự ra đời sau các loại thị trường tài chính, nhưng thị trường công cụ phái sinh đã thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.
– Thị trường phái sinh giúp quản lí rủi ro
Vai trò rất nhổi bật của thị trường phái sinh đó là nó sẽ giúp chuyển rủi ro từ những người đang gặp rủi ro và ngại rủi ro sang những người chấp nhận rủi ro. Vì giá cả công cụ phái sinh chịu ảnh hưởng của trị giá trao ngay của tài sản cơ sở nên chúng có thể được dùng để tăng hoặc giảm rủi ro của việc nắm giữ các tài sản cơ sở ấy.
Không những vậy nó còn có ý nghĩa đối với người tham gia thị trường phái sinh nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro, được gọi là người phòng hộ. Những người tham gia nhằm mục đích tăng lợi nhuận chấp nhận rủi ro thì được gọi là những nhà đầu cơ.
– Thị trường phái sinh cung cấp chỉ báo giá
Như chúng ta đã biết thì có rất nhiều mức giá cả trong các thị trường phái sinh tập trung phản ánh kì vọng của các thành viên tham gia thị trường về tương lai và dẫn dắt giá của tài sản cơ sở đến mức giá tương lai đó. Có thể kể tới như các hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai cung cấp thông tin quan trọng về giá cả, là cơ sở để hình thành giá trao ngay của hàng hoá/chứng khoán.
Không những vậy với mức giá cả trong hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai cũng chứa đựng kì vọng của nhà đầu tư về tương lai của giá giao ngay. Tuy nhiên, lưu ý rằng kì vọng này có thể thay đổi. Thị trường phái sinh không cung cấp trực tiếp dự báo về tương lai của giá trao ngay mà chỉ cung cấp các thông tin hữu ích về biến động giá hay rủi ro của tài sản cơ sở.
– Thị trường phái sinh tạo điều kiện thuận lợi trong điều hành
Đầu tiên thuân lợi chính là đối với thị trường phái sinh có chi phí giao dịch thấp hơn thị trường trao ngay và theo đó nên các nhà giao dịch sẽ thấy bị thu hút và dễ giao dịch trên thị trường này thay vì thị trường trao ngay, hoặc hỗ trợ thêm cho hoạt động trên thị trường trao ngay.
Không những vậy trên thị trường công cụ phái sinh thường có thanh khoản cao hơn thị trường trao ngay và có tính thanh khoản cao của thị trường có được là nhờ khả năng sử dụng đòn bẩy cao của thị trường này, người tham gia chỉ cần một số tiền nhỏ đã có thể tham gia thị trường. Không những thế nó còn xuất hiện các rủi ro và lợi nhuận được điều chỉnh cho bất kì mức độ mong muốn nào. Do đó thị trường phái sinh có thể “tiêu hoá” các giao dịch giá trị lớn.
Cuối cùng đó là ở trên thị trường phái sinh cho phép nhà đầu tư bán khống dễ dàng việc này mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư
– Thị trường phái sinh giúp làm tăng tính hiệu quả của thị trường.
Sự nới lỏng và chi phí giao dịch thấp trong thị trường này tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá và điều chỉnh giá nhanh chóng sẽ triệt tiêu các cơ hội này. Xã hội sẽ có lợi vì giá của tài sản cơ sở phản ánh chính xác hơn giá trị thật của nền kinh tế.
3. Các loại công cụ phái sinh:
Công cụ phái sinh (derivatives) giúp các nhà đầu tư phòng vệ rủi ro do sự biến động giá của tài sản cơ sở, đồng thời cũng là phương tiện kinh doanh. Trong công cụ phái sinh, xác định rõ các yếu tố: bên bán (seller), bên mua (buyer), giá của sản phẩm cơ sở (underlier) trong tương lai (future price), thời điểm thực hiện việc mua bán trong tương lai (future date of transaction) [1]. Một số lĩnh vực đã được áp dụng công cụ phái sinh để phòng vệ rủi ro là: sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, kim loại quý hiếm, kim loại phục vụ công nghiệp, sản phẩm công nghiệp nhẹ (đường, coca, cà phê, sợi vải…).
Các công cụ phái sinh được giao dịch trên cả thị trường tập trung (Exchange-traded) và phi tập trung (OTC – Over the Counter). Trên thị trường tập trung, các hợp đồng phái sinh đã được chuẩn hóa để tạo ra tính thanh khoản trên thị trường và được mua bán tại sở giao dịch có tổ chức. Các nhà đầu tư thường không quan tâm đến các đối tác giao dịch của mình là ai vì việc giao dịch tại đây được thanh toán trung gian qua trung tâm thanh toán bù trừ. Với thị trường phi tập trung, hợp đồng mua bán phái sinh là sự thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên mà không cần qua trung gian. Thị trường phi tập trung có tính linh hoạt do có thể điều chỉnh một số giao dịch theo nhu cầu đặc biệt của hai bên mà không thể tìm thấy trên những hợp đồng được chuẩn hóa trên thị trường tập trung. Vì vậy, 2 thị trường này tồn tại song song và bổ trợ lẫn nhau.
Do đó để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, các công cụ tài chính phái sinh ra đời. Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau, có thể thấy rằng công cụ tài chính phái sinh là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn, bảo vệ hoặc tạo ra lợi nhuận cho các bên cùng tham gia. Điều quan trọng cần lưu ý rằng công cụ phái sinh là những công cụ chia sẻ rủi ro, nghĩa là hai ben tham gia giao dịch sẽ chia sẻ cho nhau các rủi ro.
Các công cụ phái sinh cơ bản được chia làm 4 loại: Hợp đồng kỳ hạn (Forwards), Hợp đồng tương lai (Futures), Hợp đồng quyền chọn (Options) và Hợp đồng hoán đổi(Swaps). Ngoài ra, còn có một số dạng hợp đồng phái sinh khác được phát triển và áp dụng phù hợp với đặc trưng của ngành dầu khí: Hợp đồng Crack spread, Hợp đồng quyền chọn Calendar spread, các hợp đồng quy về cơ sở (Basis contracts), Hợp đồng Spark spread…
Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận giữa 2 bên tham gia để mua và bán một lượng tài sản ở mức giá xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai. Đây là dạng hợp đồng trên thị trường phi tập trung. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn.
Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai như tên gọi của nó thì đây là một hình thức hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn được thực hiện trên thị trường tập trung. Thị trường tập trung có chức năng kết nối bên mua với bên bán và đảm bảo hai bên tuân thủ các nghĩa vụ trong giao dịch. Giá áp dụng trong ngày đáo hạn hợp đồng gọi là giá tương lai.
Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn được hiểu là loại hợp đồng để thực hiện các chức năng đảm bảo cho chủ sở hữu quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để có thể mua hoặc bán một lượng nhất định hàng hóa cơ sở tại một mức giá xác định, tại hoặc trước một thời điểm xác định trong tương lai. Các hợp đồng quyền chọn chủ yếu được thực hiện tại sàn giao dịch
Hợp đồng hoán đổi
Nhưu chúng ta đã thấy trong chứng khoán thì hợp đồng hoán đổi chính là phương thức và công cụ được sáng tạo muộn hơn các công cụ trên, với mục đích ban đầu là để đưa ra một công cụ có chi phí thấp hơn hợp đồng quyền chọn