Như chúng ta đã biết khi nhắc tới hội đồng quản trị trong một công ty nao đó chắc hẳn ai cũng biết về vai trò quan trọng của cơ quan này. Hội đồng quản trị có thể đưa ra các quyết định của công ty và nhân danh công ty. Vậy tối đa hóa lợi ích của hội đồng quản trị là gì? Nội dung và các lưu ý?
Mục lục bài viết
1. Tối đa hóa lợi ích của hội đồng quản trị là gì?
Hội đồng quản trị được hiểu như là cơ quan quản lý hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị cũng có thể nhân danh công ty để đưa ra các quyết định hay thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty mà không thuộc về thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Chỉ có công ty cổ phần mới có Hội đồng quản trị. Theo cấu trúc thì trong một công ty cổ phần đứng đầu sẽ là Đại hội đồng cổ đông xong đến Hội đồng quản trị. Như vậy người có quyết định cao nhất trong công ty cổ phần chính là Đại hội đồng cổ đông.
Tối đa hóa lợi ích của hội đồng quản trị trong tiếng Anh là Anagement – utility maximization.
Tối đa hóa lợi ích của hội đồng quản trị (Management – utility maximization) là mục tiêu của công ty dựa trên lí thuyết về doanh nghiệp. Giả định này khác với giả định truyền thống cho rằng mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Công ty được coi là tìm cách tối đa hóa lợi ích của hội đồng quản trị và hàm sở thích của hội đồng quản trị bao gồm 3 thành tố chủ yếu: Lợi ích = F (nhân viên, phụ cấp, đầu tư).
2. Nội dung và các lưu ý:
Hiện tượng các giám đốc được hưởng lương thường thích tiêu tiền của công ty vào ba yếu tố nêu trên được Oliver Williamson gọi là sự ưa thích chi tiêu, vì:
(a) Việc tăng nhân viên có thể làm cho các nhà quản lí có mức lương cao hơn, do việc bổ sung nhân viên thường đòi hỏi có thêm các khâu mới trong hệ thống tổ chức của công ty và v.v…
Nếu có sự chênh lệch tiền lương giữa các cấp quản lí thì điều này sẽ làm tăng lương của những người quản lí trong giới chóp bu của công ty. Hơn nữa, việc thêm nhân viên đồng nghĩa với sự gia tăng quyền lực, địa vị và uy tín của người quản lí. Điều này đảm bảo cho họ có vị trí công tác lâu dài, vì các bộ phận, phòng ban lớn của công ty thường ít có khả năng bị xóa sổ.
(b) Phụ cấp của các giám đốc như tiền tiêu vặt, đi lại và sử dụng xe công ty được coi là nguồn thu nhập vật chất gián tiếp. Các khoản tiền như vậy phải chịu mức thuế thấp và làm tăng địa vị, uy tín của họ.
(c) Các giám đốc thường chọn các dự án đầu tư lớn cho phép họ theo đuổi mục tiêu “làm cảnh”, vì khối lượng nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị lớn mà chúng tạo ra làm tăng uy tín, địa vị và sự an toàn của họ.
3. Tham khảo thông tin về hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý, vận hành bộ máy hoạt động của công ty, được toàn quyền nhân danh công ty để ra quyết định, cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công ty nhưng không thuộc thẩm quyền của Đại hồi đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).
Bài viết hội đồng quản trị là gì? Quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc đầy đủ thông tin về HĐQT – một bộ máy quản lý khi đăng ký thành lập công ty cổ phần, cùng theo dõi để hoạt động điều hành doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn.
Là những người quyết định những vấn đề quản lý công ty, hội đồng quản trị có những quyền nhất định như:
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến giá cổ phần và trái phiếu được phát hành;
+ Các giải pháp phát triển hoạt động trung và ngắn hạn của công ty như: Chiến lược phát triển hàng năm, mở rộng thị trường, các hoạt động marketing, đổi mới công nghệ;
+ Quyết định phương án đầu tư và các dự án đầu tư trong thẩm quyền;
+ Quyết định việc thành lập các công ty con, chi nhánh hay việc mua lại cổ phần của doanh nghiệp khác.
Hội đồng quản trị còn có quyền quyết định cơ cấu tổ chức công ty; bầu cử, miễn nhiệm, hoặc bãi nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định.
Ngay cả những quyết định lớn như tổ chức lại hay giải thể công ty, tuy không có quyền quyết định như đại hội đồng cổ đông nhưng hội đồng quản trị có quyền được nêu kiến nghị về các vấn đề này.
Khi thực hiện chức năng, quyền và nhiệm vụ của mình, hội đồng quản trị tuân thủ đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp nghị quyết do hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc điều lệ công ty, gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết đó liên đới chịu trách nhiệm cá nhân và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua nghị quyết nói trên được miễn trừ trách nhiệm.
4. Các quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị:
+ Quyết định các hoạt động liên quan đến: chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn, cũng như kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.
+ Kiến nghị với đại hội đồng cổ đông các loại CP và tổng số CP được quyền chào bán.
+ Được toàn quyền quyết định bán CP, trái phiếu của công ty.
+ Được mua lại CP công ty theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật doanh nghiệp.
+ Quyết định phương án đầu tư, dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định pháp luật.
+ Quyết định và thông qua các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
+ Thông qua hợp đồng kinh doanh, thương mại, đi vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản, theo báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ không có quy định khác. Tuy nhiên, các quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại điểm D Khoản 2 Điều 135 và khoản 1 Điều 162 của Luật doanh nghiệp.
+ Có quyền quyết định nhân sự trong các trường hợp sau:
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch hội đồng Quản trị.
+ Bổ nhiệm, bãi nhiệm, ký hợp đồng, chấm dưới hợp đồng đối với GĐ, TGĐ hoặc người nắm giữ vị trí quan trọng khác quy định tại Điều lệ công ty.
Ngoài ra, hội đồng Quản trị còn có quyền quyết định tiền lương và quyền lợi khác của những người quản lý nắm vị trí quan trọng tại công ty. Có quyền giám sát, chỉ đạo GĐ/ TGĐ hoặc người quản lý khác trong điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Quyết định các công việc liên quan đến thành lập công ty:
+ Cơ cấu tổ chức công ty.
+ Hệ thống quản lý nội bộ công ty.
+ Thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty.
+ Các hoạt động góp vốn, mua CP, xác nhập với doanh nghiệp khác.
+ Có quyền phê duyệt các hoạt động liên quan đến họp đại hội đồng cổ đông như sau:
+ Duyệt chương trình.
+ Tài liệu phục vụ.
+ Thông báo triệu tập đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
+ Trình báo cáo tài chính hàng năm lên đại hội đồng cổ đông .
+ Được quyền kiến nghị trong các trường hợp sau:
+ Mức cổ tức được trả, thời hạn và thủ tục trả cổ tức.
+ Xử lý lỗ phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
+ Tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty.
+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Như vậy nên ta thấy rằng hội đồng Quản trị có vai trò đảm bảo Trung tâm Con người và Thiên nhiên vận hành, triển khai các hoạt động đúng với mục tiêu, sứ mệnh đã đề ra một cách hiệu quả, minh bạch, có trách nhiệm. Hoạt động của hội đồng Quản trị chủ yếu tập trung vào các khía cạnh lập kế hoạch chiến lược, xây dựng chính sách, đánh giá tiến độ hoạt động tổng thể của tổ chức, thẩm định và đánh giá năng lực, hiệu quả điều hành của Giám đốc Trung tâm. Bên cạnh dó thì trong hội đồng quản trị sẽ bao gồm các thành viên có uy tín, chia sẻ tâm huyết, có tiếng nói chung, sẵn sàng đóng góp ý tưởng nhằm kiến tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động và phát triển của Trung tâm Con người và Thiên nhiên.