Khái quát về phương pháp khấu hao tài sản cố định? Ưu nhược điểm của các phương pháp khấu hao tài sản cố định?
Việc trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc xoay vòng vốn để tái đầu tư vào tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, theo Thông tư Bộ Tài chính Việt Nam, có ba phương pháp khấu hao tài sản cố định có thể dễ bị nhầm lẫn. Vậy ưu nhược điểm của các phương pháp khấu hao tài sản cố định có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Khái quát về phương pháp khấu hao tài sản cố định:
Chủ đề này cung cấp một cái nhìn tổng quan về khấu hao TSCĐ. Khấu hao là một giao dịch định kỳ thường làm giảm giá trị của tài sản cố định trên bảng cân đối kế toán và được tính như một khoản chi cho tài khoản lãi và lỗ. Do đó, tài khoản chính thường được sử dụng để ghi có khấu hao định kỳ trên bảng cân đối kế toán. Tài khoản bù đắp là tài khoản nằm trong phần lãi và lỗ của biểu đồ tài khoản.
Thông thường, chỉ một sự điều chỉnh đối với một giao dịch khấu hao đã đăng được đăng là một sự điều chỉnh khấu hao. Do đó, cả tài khoản chính và tài khoản bù đắp đều được thiết lập giống như tài khoản khấu hao. Điều chỉnh khấu hao có thể là số dương hoặc số âm, nhưng chức năng của tài khoản chính (như tài khoản bảng cân đối kế toán) và chức năng của tài khoản bù đắp (thường là tài khoản lãi lỗ) vẫn giữ nguyên.
Bạn có thể sử dụng phụ cấp khấu hao đặc biệt để lấy thêm số tiền khấu hao trong năm đầu tiên tài sản được đưa vào sử dụng và khấu hao. Các khoản phụ cấp khấu hao đặc biệt phải được thực hiện trước bất kỳ tính toán khấu hao nào khác. Vì các khoản phụ cấp khấu hao đặc biệt thường không được biết cho đến sau này trong vòng đời sử dụng của tài sản cố định, nên tốt nhất bạn nên sử dụng loại khấu hao này với sổ sách không đăng trên sổ cái. Bạn có thể sử dụng chức năng Xóa các giao dịch không được đăng lên sổ cái chung định kỳ để xóa lịch sử giao dịch cho các sổ này.
Sau đó, bạn có thể xóa lịch sử khấu hao cho sổ tài sản cố định, đăng phụ cấp khấu hao đặc biệt khi biết nó, và sau đó đăng các giao dịch khấu hao còn lại trong năm. Bạn có thể tạo không giới hạn số lượng bản ghi phụ cấp khấu hao đặc biệt. Sau khi bạn gán các bản ghi đó vào sổ nhóm tài sản, chúng sẽ được áp dụng cho sổ tài sản. Phụ cấp khấu hao đặc biệt được nhập theo tỷ lệ phần trăm hoặc số tiền cố định. Khi bạn đăng đề xuất khấu hao, các giao dịch dự phòng khấu hao đặc biệt sẽ được ghi vào sổ như các giao dịch tách biệt với các giao dịch khấu hao.
2. Ưu nhược điểm của các phương pháp khấu hao tài sản cố định:
2.1. Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng:
Tài sản cố định giảm dần giá trị sử dụng theo thời gian và giá trị này được đưa dần vào chi phí theo từng thời kỳ với một giá trị như nhau chính là cơ sở giả thiết của mọi phương pháp tính khấu hao hiện nay.
– Đây là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.
– Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh bao gồm:
+ Máy móc và thiết bị;
+ Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm;
+ Thiết bị và phương tiện vận tải;
+ Dụng cụ quản lý;
+ Súc vật, vườn cây lâu năm.
Như vậy có thể thấy rằng khi thực hiện trích khấu hao nhanh những loại tài sản này, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp các doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
Ưu điểm và nhược điểm:
– Ưu điểm của phương pháp này đơn giản, dễ tính toán, phân bổ đều giá trị của tài sản cố định của các kỳ sử dụng. Do đó phương pháp này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Đây là phương pháp này thì đơn giản, dễ tính toán đồng thời nó phân bổ đều giá trị của tài sản cố định của các kỳ sử dụng nên thuận tiện cho người làm.
Không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí là nhược điểm lớn nhất của phương pháp này.
– Nhược điểm: Phương pháp này không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Vì chi phí được phân bổ đều cho các kỳ nên đã ngầm định rằng sản xuất là không có sự biến động giữa các kỳ (mức độ sử dụng tài sản cố định, chi phí sửa chữa, bảo trì tài sản cố định, mức độ sản xuất… không thay đổi, giả thiết này hoàn toàn không hợp lý).
2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Phương pháp khấu hao theo số dư có giảm dần có điều chỉnh được định nghĩa ở đây đó chính là phương pháp được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
– Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
Tài sản đó phải là tài sản cố định đầu tư mới (tức là chưa qua sử dụng);
Hoặc các tài sản đó phải là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Ưu điểm và nhược điểm, loại hình doanh nghiệp phù hợp:
– Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
– TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
+ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
2.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Với phương pháp này thì, ưu điểm đó là có sự phân bổ chi phí hợp lý theo số lượng sản phẩm sản xuất. Nhờ có ưu điểm này mà doanh nghiệp sẽ đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa các kỳ sản xuất nhiều sản phẩm. Khi đó, tài sản cố định chuyển vào sản phẩm nhiều và ngược lại những sản phẩm sản xuất ít thì phân bổ giá trị tài sản cố định vào ít hơn.
Bên cạnh đó nó cũng có những nhược điểm để doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn đó là: Sự giả định mang tính chủ quan về số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, vì vậy không tính đến các yếu tố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất: hỏng máy không đạt được chỉ tiêu sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được… Điều này dẫn đến sự phân bổ thiếu chính xác gây sai lệch đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đặc biệt là lợi nhuận và thuế phải nộp.
– Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
Ưu điểm & nhược điểm:
– Ưu điểm: của phương pháp này có sự phân bổ chi phí hợp lý theo số lượng sản phẩm sản xuất, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa các kỳ sản xuất nhiều sản phẩm thì giá trị của tài sản cố định chuyền vào sản phẩm nhiều và ngược lại những sản phẩm sản xuất ít thì phân bổ giá trị tài sản cố định vào ít hơn.
– Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là sự giả định mang tính chủ quan về số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, vì vậy không tính đến các yếu tố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất: hỏng máy không đạt được chỉ tiêu sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được… dẫn đến sự phân bổ thiếu chính xác gây sai lệch đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đặc biệt là lợi nhuận và thuế phải nộp.
Một số lưu ý:
– Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao tài sản cố định theo quy định và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.
– Khi doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng tài sản cố định thì cần phải thực hiện việc thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định theo như quy định của pháp luật hiện hành.
– Doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng tài sản cố định để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, đối với trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao theo như quy định của pháp luật hiện hành.
– Trong quá trình sử dụng mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.