Một người thành công là một người có đầy đủ ba yếu tố đó là có kiến thức, thái độ và kỹ năng. Khi bạn đã có đầy đủ ba yếu tố trên thì dù là ngành nghề nào, lĩnh vực nào bạn cũng sẽ dễ dàng đi đến thành công. Vậy kỹ năng bán hàng là gì? Một số kỹ năng bán hàng cơ bản cần biết?
Mục lục bài viết
1. Kỹ năng bán hàng là gì ?
Trước khi tìm hiểu kỹ năng bán hàng ta nên hiểu bán hàng là gì?. Bán hàng là một nghề nghiệp là sự gặp gỡ của người bán và người mua ở những nơi khác nhau giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nếu cuộc gặp gỡ thành công trong cuộc đàm phán về việc trao đổi sản phẩm.
Để hoạt động bán hàng đạt được nhiều doanh thu và lôi kéo nhiều khách hàng tìm đến người bán hàng cần phải có những kỹ năng cần thiết để có thể thuyết phục khách hàng.
Kỹ năng bán hàng là cách mà bạn làm, làm sao để có thể thuyết phục được khách hàng mua hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Kỹ năng bán hàng còn được thể hiện ở cách bạn tiếp cận với những khách hàng tiềm năng từ khi họ còn chưa biết đến sản phẩm, dịch vụ và công ty của bạn.
2. Tại sao chúng ta cần phải học kỹ năng bán hàng?
Kỹ năng bán hàng về bản chất chính là sự tổng hợp của các kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và đàm phán với khách hàng. Trong cuộc sống ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào nhất là đối với công việc bán hàng khi bạn có khả năng giao tiếp, thuyết phục tốt sẽ giúp bạn lấy thiện với khách hàng; biết lắng nghe và chia sẻ những thông tin với khách hàng bạn có thể thuyết phục khách hàng tin tưởng, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Một doanh nghiệp có doanh thu cao chưa chắc đã là một doanh nghiệp thành công nhưng chắc chắn rằng một doanh nghiệp có doanh thu ổn định là một doanh nghiệp rất thành công. Tại sao tôi lại nói như vậy bởi lẽ nếu như chúng ta chỉ nhìn vào doanh thu của một doanh nghiệp chúng ta không thể đánh giá được hết tổng quát doanh nghiệp đó. Trong một khoảng thời gian doanh nghiệp có thể dùng mọi biện pháp, bất chấp đến việc có thể gây thiệt hại đến cho khách hàng để đạt doanh thu cao từ hoạt động bán hàng của mình; Nhưng bỗng dưng quên mất rằng doanh thu này chỉ là chớp nhoáng, không có tính chất lâu dài và ổn định.
Khi bán hàng hiện nay người ta thường chỉ tập trung đến số sản phẩm bán gia mà quên mất một vấn đề quan trọng là việc níu kéo lại khách hàng quy trở lại Đối với một người có kỹ năng bán hàng giỏi là một người mà có thể hài hòa, làm tốt cả việc bán ra số lượng sản phẩm và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Chính vì vậy, có kỹ năng bán hàng tốt sẽ giúp bạn thành công và mang lại doanh thu cao và ổn định. Không những vậy còn giúp bạn có được những khách hàng tiềm năng, xây dựng các mối quan hệ lâu dài và thân thiết. Do đó việc học hỏi, rèn luyện kỹ năng bán hàng là vô cùng cần thiết đối với bản thân mỗi người đặc biệt là đối với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh để có thể đạt hiệu quả cao trong công việc của doanh nghiệp mình.
3. Những kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp bạn cần biết:
Để trở thành một nhân viên bán hàng chúng ta cần phải có đầy đủ ba yếu tố quan trọng đó là kiến thức, thái độ và kỹ năng. Một khi bạn có kiến thức, hiểu rõ về sản phẩm, về công ty, nhu cầu khách hàng cả đối thủ cạnh tranh thì những kỹ năng dưới đây sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp và tiến gần đến với sự thành công.
3.1. Kỹ năng giao tiếp:
Giao tiếp là chìa khóa cho tất cả các mối quan hệ. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả có thể mang lại lợi ích cho bất kỳ người nào ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời chúng ta. Đây là một trong những kỹ năng mềm được đánh giá cao tại nơi làm việc. Khi khả năng giao tiếp được cải thiện thì nhiều mặt của cuộc sống sẽ nhận được những tác động tích cực. Hạnh phúc, sự tự tin và sự thành công của các mối quan hệ.
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực việc có kỹ năng giao tiếp tốt luôn là một điểm sáng đặc biệt đối với ngành nghề bán hàng. Giao tiếp tốt sẽ tạo cho khách hàng có thiện cảm với bạn và sản của doanh nghiệp bạn. Phát triển và duy trì mối quan hệ bền vững này với khách hàng sẽ giúp bạn có niềm tin nơi khách hàng và việc bán hàng sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Trong giao tiếp với khách hàng một người có kỹ năng nói tốt, nói trôi chảy, giọng nói nhẹ nhàng, dễ hiểu, kết hợp với giao tiếp bằng cử chỉ cơ thể,… sẽ giúp khách hàng chú tâm và thấy được sự tâm huyết của bạn khi tư vấn. Ngược lại một người có giọng nói ngọng, nói lắp hay tiếng địa phương sẽ khó khăn trong việc lấy thiện cảm từ phía khách hàng.
Chính vì vậy việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp là cần thiết đối với mỗi người; một người không được sinh ra cùng với kỹ năng giao tiếp tốt mà cần phải luyện tập để đạt được.
3.2. Kỹ năng lắng nghe:
Một trong những điều quan trọng trong hoạt động bán hàng đó là nắm được tâm tư, suy nghĩ của khách hàng để có thể biết được họ đang mong muốn điều gì để có thể dễ dàng tiếp cận và tư vấn cho khách hàng sản phẩm của mình một cách tốt nhất. Nhưng khách hàng chủ yếu đều là những đối tượng lần đầu chúng ta gặp làm sao chúng ta có thế nắm được tâm tư, suy nghĩ của khách hàng?
Không còn cách nào khác và tốt hơn đó là phải lắng nghe
Biết lắng nghe khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của kỹ năng bán hàng. Rất nhiều nhân viên bán hàng khi gặp khách hàng là giới thiệu quá nhiều về sản phẩm mà không để ý đến mong muốn và nhu cầu của khách hàng hay có những hành động ngắt lời khi khách hàng chưa nói xong. Và những điều đó khiến cho khách hàng không thoải mái và nhu cầu mua hàng cũng giảm đi. Do vậy hãy dành thời gian để lắng nghe mong muốn của khách hàng để biết họ thực sự cần gì rồi hãy tư vấn. Đây cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng của bạn.
3.3. Kỹ năng biết đặt câu hỏi thông minh:
Khi đứng trước khách hàng của bạn, đừng thụ động để khách hàng của bạn hỏi rồi bạn mới trả lời, mà hãy chủ động đặt ra những câu hỏi để thu lại thông tin từ phía khách hàng về những gì họ đang mong muốn đối với sản phẩm của bạn giúp thuận tiện cho việc tư vấn chọn lựa sản phẩm phù hợp.
Và đối với nhân viên bán hàng chuyên nghiệp hãy đưa ra những câu hỏi một cách thật thông minh, tùy vào từng đối tượng khách hàng và từng hoàn cảnh cụ thể để đưa ra những câu hỏi phù hợp nhưng cũng phải hết sức tự nhiên. Điều đó sẽ khiến khách hàng đánh giá bạn là một người khéo léo chuyên nghiệp và mang lại thiện cảm đối với khách hàng.
3.4. Kỹ năng đàm phán thương lượng:
Đàm phán là phương tiện cơ bản là kỹ năng không thể thiếu của nhân viên bán hàng để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác. Quá trình giao tiếp nhằm thỏa thuận được lợi ích kinh doanh có thể chia sẻ giữa ta và đối tác khách hàng. Tư duy nhạy bén, Phản xạ nhanh nhạy song đồng thời cũng phải biết nhẫn nại tranh luận, biết kiềm chế cảm xúc và có lý lẽ thuyết phục khách hàng khéo léo để mang lại cảm giác dễ chịu để thỏa hiệp, bảo vệ lợi ích của mình và của doanh nghiêp.
3.5. Kỹ năng xử lý tình huống:
Với bản chất kinh doanh là việc phải tiếp xúc với nhiều loại người khác nhau, bạn phải gặp và đối đầu với nhiều khách hàng khó tính, thậm chí đôi khi có thái độ không thiện cảm, nặng hơn là có các hành động không hay của khách hàng là bình thường và thường xuyên.
Do đó, khi gặp các trường hợp như vậy hãy cố gắng bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt, sau đó suy nghĩ, phân tích các giải pháp khả thi. Việc tiếp bạn cần làm là đề ra mục tiêu, sẽ giúp bạn định hình được đích đến của mình và làm thế nào để đi được đến cái đích cuối cùng đó. Trong quá trình thực hiện, bạn hãy luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh. Cuối cùng, tổng kết đánh giá lại toàn bộ để đúc kết kinh nghiệm cho mình.
3.6. Kỹ năng chốt đơn:
Sau nỗ lực tìm hiểu và tư vấn cho khách hàng chúng ta luôn mong muốn khách ra quyết định mua sản phẩm và còn trở lại những lần sau. Để làm được điều này bạn nên trang bị một vài kỹ thuật nắm bắt tâm lý của khách hàng khi chốt đơn. Việc chốt đơn cũng là một nghệ thuật rất quan trọng, dù bạn cho họ lý do để mua hàng ngay lập tức nhưng cần khéo léo làm sao để khách hàng tự nguyện mua sản phẩm chứ không khiến họ cảm thấy bị ép buộc.
3.7. Kỹ năng làm việc nhóm:
Hoạt động nhóm là điều không thể thiếu. Cách làm việc này sẽ giúp các nhân viên bán hàng bổ sung thiếu sót cho nhau và hoàn thiện hoạt động bán hàng hiệu quả. Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm được thể hiện rất rõ ràng qua những điều bổ ích mà các thành viên trong nhóm được nhận. Nếu làm việc cá nhân khiến cho người làm chịu rất nhiều áp lực từ mọi phía thì làm việc nhóm sẽ giúp họ cảm nhận được sự san sẻ, giúp đỡ đến từ những người hoạt động bán hàng cùng mình, giúp cho bạn có cảm giác thoải mái hơn và làm việc hiệu quả hơn. Vì vậy Phối hợp tốt với đồng nghiệp hoặc phòng ban có thể giúp giải quyết tốt hơn, nhanh hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với một dự án hợp tác kinh doanh lâu dài, bạn khó lòng mà một mình xoay sở hết mọi việc phải không nào.
Ngoài những kỹ năng đã liệt kê ở trên còn nhiều kỹ năng khác mà chúng ta cần phải rèn luyện như : Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh; sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint, Outlook và Internet; hiểu biết về internet và website, quảng cáo trực tuyến,….