Giả thuyết thu nhập thường xuyên là giả thuyết trên thu nhập lao động hoặc các khoản sở hữu khác. Theo đó, với giả thuyết đặt ra các phản ánh đối với nhu cầu và thực hiện các chi tiêu của người tiêu dùng. Vậy giả thuyết thu nhập thường xuyên là gì? Đặc trưng và nội dung giả thuyết?
Mục lục bài viết
1. Giả thuyết thu nhập thường xuyên là gì?
Giả thuyết thu nhập thường xuyên trong tiếng Anh là Permanent income hypothesis.
Khái niệm.
Giả thuyết thu nhập thường xuyên là một giả thuyết kinh tế được nghiên cứu bởi M.Friedman. Với các căn cứ được thể hiện với các khoản thu nhập thường xuyên. Người tiêu dùng có thể dự kiến hay đưa ra dư đoán khá chắc chắn về các giá trị thu nhập dài hạn. Khi đó người tiêu dùng thường có xu hướng tiêu tiền ở mức phù hợp với thu nhập trung bình dài hạn. Tuy nhiên, các lựa chọn chi tiêu và mức độ đáp ứng nhu cầu lại được thể hiện khác nhau ở mỗi người. Với tính chất chung là đều xác định các giá trị tiêu dùng ổn định và phản ánh theo giá trị thu nhập.
Các thu nhập thường xuyên được phản ánh với các khoản thu nhập do lao động hay thực hiện các khoản đầu tư. Tính chất thường xuyên có thể xác định hàng tháng hay định kỳ của các khoản lợi nhuận đầu tư thu về. Nó phản ánh trên tính chất ổn định và thường xuyên về mặt thời gian. Các tính chất của giả thuyết chỉ phản ánh một phần nội dung. Khi cho rằng các khoản chi tiêu cũng được phản ánh một cách ổn định. Và từ đó có các tác động nhất định đến các nhu cầu hay sự phát triển của nền kinh tế.
2. Tính chất giả thuyết với các yếu tố phản ánh khác nhau:
Các tiêu dùng cá nhân cũng phản ánh các giá trị tỷ lệ với thu nhập thường xuyên của họ. Nghĩa là có một tỷ lệ được phản ánh giữa tiêu dùng và thu nhập. Tỷ lệ này có giá trị tương đối cân bằng và ổn định trong các giai đoạn khác nhau. Để đảm bảo tính chất đó. Ví dụ khi thu nhập của một người ở mức trung bình. Họ sẽ lựa chọn tiêu dùng 70% giá trị. Và 30% còn lại được thực hiện cho đầu tư.
Trong khoảng thời gian khác, tính chất công việc mang đến cho họ nguồn thu nhập ở mức cao. Họ sẽ có nhu cầu trong trải nghiệm hay sử dụng dịch vụ nhiều hơn. Mang đến các nhu cầu được đáp ứng nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, các giá trị tiêu dùng vẫn được đảm bảo ở mức 70%. Khi đó, giá trị thực tế của khoản đầu tư đã tăng lên cao hơn. Thể hiện các nhu nhập tốt hơn, nền kinh tế nói chung phát triển hơn.
Có thể xem xét với hai người có mức thu nhập tương đương nhau. Với tính chất ổn định trong thời gian dài. Thay vì người thứ nhất lựa chọn cách sống hưởng thụ thông qua các chi tiêu. Đó là chi tiêu tiêu dùng, sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhằm khám phá, du lịch, trải nghiệm,… Họ không thực hiện các khoản tiết kiệm và chỉ tính toán chi tiêu cho các giai đoạn ngắn hạn. Ví dụ như nhận lương hàng tháng vào ngày cố định. Trong khi người thứ hai cân đối giữa các nhu cầu cần thiết. Luôn xác định một khoản thu nhập cố định trong tiết kiệm hay đầu tư. Họ phân chia giá trị thu nhập thành các phần việc cần thực hiện.
3. Đặc trưng của giả thuyết:
Mức thu nhập và nhu cầu tiêu dùng được điều chỉnh ổn định, phù hợp.
Giả thuyết thu nhập thường xuyên được đặt ra với giả thuyết các mức thu nhập là ổn định và thường xuyên. Người tiêu dùng có căn cứ xác định các khoảng thời gian tạo ra giá trị. Hay thời điểm họ có thể nhận về khoản thu nhập cho mình. Ngoài ra, giá trị ước tính tương đối hoặc tuyệt đối cũng được đưa ra. Giúp cho họ xác định các kế hoạch chi tiêu với từng khoản. Có thể là các nhu cầu chi tiêu lớn hoặc các nhu cầu phục vụ tiêu dùng cơ bản. Tuy nhiên, đều có điểm chung trong xác định các hoạt động chi tiêu dự kiến.
Với các trường hợp không có phát sinh đặc biệt cần chi tiêu. Giả thuyết cho rằng người đó sẽ thực hiện các mục đích tiêu dùng khác nhau. Trong đó, ở một số người sẽ tính toán cho giá trị tiết kiệm hay đầu tư. Tức là mọi người sẽ tiêu tiền ở mức phù hợp với thu nhập trung bình dài hạn dự kiến của họ. Nó mang đến một sự chủ động trong kinh tế. Quan trọng hơn là mức thu nhập dài hạn dự kiến sau đó sẽ được coi như là mức thu nhập cố định có thể được chi tiêu một cách an toàn. Đảm bảo cho họ có thể chủ động ứng phó với các mục đích chi tiêu đột xuất hay giá trị lớn.
Giúp xây dựng các kế hoạch trong chi tiêu hợp lý.
Các kế hoạch trong chi tiêu được phản ánh thông qua tính chất hợp lý. Khi mà các nhu cầu đột xuất không dự định trước có thể cần một khoản giá trị lớn. Do đó, các ý nghĩa trong giả thuyết thu nhập thường xuyên càng củng cố các ý nghĩa đối với tiết kiêm và đầu tư hiệu quả. Với các mong muốn an toàn và hạn chế rủi ro, người ta có thể thực hiện các khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Vẫn có thể tìm kiếm các lợi nhuận và gần như không có rủi ro. Trong khi người có đầu óc kinh doanh và mong muốn lợi nhuận lớn hơn có thể thực hiện đầu tư.
Một công nhân sẽ chỉ tiết kiệm nếu thu nhập hiện tại của anh ta hoặc cô ta cao hơn mức thu nhập cố định dự kiến. Tức là phục vụ được các nhu cầu cơ bản của họ. Khoản dư được thực hiện cho tiết kiệm thay vì tốn kém vào các nhu cầu mà họ cho là lãng phí. Điều này giúp bảo vệ khỏi sự suy giảm thu nhập của họ trong tương lai. Là cách thức lập kế hoạch cũng như thực hiện các dự định tương lai. Hoặc đơn giản chỉ là một cách thức chi tiêu an toàn và hiệu quả.
Các khoản thu nhập tỷ lệ thuận với chi tiêu.
Rõ ràng với các nội dung trong chủ động xác định tính chất khoản thu nhập. Mang đến các thông tin cung cấp về giá trị phản ánh. Từ đó giúp người tiêu dùng chủ động trong các giá trị chi tiêu hợp lý của họ. Trong phạm vi cân đối nhu cầu tiêu dùng, họ có thể xác định hai cách thức phản ánh thu nhập ổn định.
Như người tiêu dùng xác định giới hạn các nhu cầu tiêu dùng. Phải phù hợp với các thu nhập tạo ra. Khi đó thu nhập thấp cần thiết chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu. Trong khi thu nhập cao, họ có thể thực hiện các nhu cầu cao hơn trong trải nghiệm hay tận hưởng. Mang đế cuộc sống chất lượng, phù hợp với các giá trị họ kiếm được thông qua thu nhập.
4. Nội dung của giả thuyết:
Nếu một công nhân có giá trị thu nhập ổn định trong khoảng thời gian dài. Các cân đối nhu cầu tiêu dùng được phản ánh cũng mang tính chất ổn định. Nhưng khi nhận thức được rằng anh ta hoặc cô ta có thể nhận được tiền thưởng thu nhập vào cuối kì thanh toán cụ thể. Tức là các giá trị thu nhập có thể cao hơn ở một thời điểm. Thì có thể nói rằng chi tiêu của công nhân trước khi nhận thưởng có thể thay đổi theo dự đoán về thu nhập bổ sung. Nó phản ánh các công sức lao động phải được bù đắp xứng đáng. Là các hoạt động thưởng cho thành quả của bản thân.
Tuy nhiên, các giá trị tiêu dùng có thể được thay đổi khi thu nhập được điều chỉnh lại. Bởi theo giả thuyết, hai giá trị này có tác động và phản ánh lẫn nhau. Những thay đổi theo thời gian thông qua việc tăng lương hoặc giả định các công việc dài hạn mới mang lại mức lương cao hơn. Nó có thể dẫn đến thay đổi thu nhập thường xuyên. Các giá trị phản ánh cũng điều chỉnh tiêu dùng của họ. Với kì vọng của họ tăng lên, nhân viên có thể cho phép chi tiêu dự kiến của họ tăng lên tương ứng với mức thay đổi.
Khi có thêm các khoản thu không cố định.
Tuy nhiên, cũng có thể người lao động chọn không tăng chi tiêu nếu chỉ dựa trên một của trời cho trong thoáng chốc. Họ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn. Khoản thưởng có thể tăng các giá trị tiết kiệm dự kiến của họ. Với các đánh giá tiết kiệm hay đầu tư có thể mang đến cho họ các giá trị lớn hơn trong tương lai. Tức là các ý thức trong phấn đấu cũng như chi tiêu hợp lý vì muốn là chủ cuộc sống tương lai. Thay vào đó, họ có thể nỗ lực để tăng tiền tiết kiệm của mình dựa trên mức tăng thu nhập dự kiến.
Một điều tương tự có thể được chỉ ra đối với các cá nhân được nhận được một tài sản thừa kế. Nó cũng được phản ánh như tính chất của một khoản tiền thưởng trong lao động. Chi tiêu cá nhân của họ có thể thay đổi để tận dụng dòng tiền dự kiến. Các nhu cầu tiêu dùng có thể cao hơn. Do đó mà trong giá trị thừa kế, người đó có thể thực hiện vào các tiêu dùng hay trải nghiệm mà họ ít khi được thực hiện.
Nhưng theo lí thuyết này, họ có thể duy trì mức chi tiêu hiện tại của mình để tiết kiệm tài sản bổ sung. Hoặc họ có thể tìm cách đầu tư vào các quĩ bổ sung nào đó để cấp vào nguồn tiền tăng trong dài hạn. Thay vì chi tiêu ngay lập tức cho các sản phẩm và dịch vụ sẵn có. Nhằm hướng đến các giá trị chủ động trong tương lai.