Phi công nghiệp hóa là gì? Phi công nghiệp hóa trong tiếng Anh là Deindustrialization. Phi công nghiệp hóa sớm và tác hại của nó?
Phi công nghiệp hóa là thuật ngữ được sử dụng với các tính chất chuyển dịch của ngành công nghiệp. Ở các nước phát triển hoặc đang phát triển, công nghiệp được đầu tư phát triển trong một giai đoạn. Tuy nhiên sau đó, các giá trị sản lượng và tỉ trọng lại giảm liên tục. Đặc biệt thể hiện với ngành công nghiệp nặng và công nghiệp sản xuất. Phi công nghiệp hóa cũng khiến cho lực lượng lao động phân công lại trong các lĩnh vực. Với xu hướng chuyển dịch cơ cấu sang ngành dịch vụ. Để mang đến các ổn định và phát triển trong nền kinh tế, phi công nghiệp hóa phải đảm bảo với tính chất giai đoạn.
Mục lục bài viết
1. Phi công nghiệp hóa là gì?
Phi công nghiệp hóa trong tiếng Anh là Deindustrialization.
Khái niệm.
Phi công nghiệp hóa là sự giảm sút liên tục trong giá trị của các ngành công nghiệp. Được thể hiện trong tỉ trọng sản lượng và lực lượng lao động của ngành công nghiệp. Các quốc gia khôn còn tập chung các nguồn lực và lợi thế trong phát triển công nghiệp như các giai đoạn trước. Cũng như các xu hướng chuyển dịch và phân công lao động. Các tính chất và lợi thế trong khai thác lĩnh vực công nghiệp mang đến ý nghĩa cho chuyển dịch cơ cấc công nghiệp hóa. Tuy nhiên, phi công nghiệp hóa thể hiện các xu hướng chuyển dịch mới trong ngành dịch vụ.
Nó mang lạ hiệu quả lớn nhất nếu các quốc gia đã khai thác triệt để các ngành công nghiệp. Đặc biệt chú trọng trong nghiên cứu khoa học và tiến bộ kỹ thuật. Tạo ra các lợi thế cho các lĩnh vực hoạt động khác trong cơ cấu chuyển dịch. Do đó, phải đảm bảo các hiệu quả hoạt động công nghiệp trước khi diễn ra phi công nghiệp hóa. Bởi sự phi công nghiệp hóa sớm có thể mang đến rất nhiều tác hại cho nền kinh tế. Tác động trực tiếp nên các phát triển ổn định và bền vững.
Phi công nghiệp hóa là một quá trình thay đổi xã hội và kinh tế. Tiến hành do việc loại bỏ hoặc giảm năng lực hoặc hoạt động công nghiệp ở một quốc gia hoặc khu vực. Phản ánh các hướng đi mới mà không chú trọng vào lĩnh vực dịch vụ như thời gian trước. Đặc biệt là công nghiệp nặng hoặc công nghiệp sản xuất. Các ngành này đòi hỏi tính chất nhất định từ nguồn lao động.
Phản ánh với các tính chất.
Sự sụt giảm đơn giản trong dài hạn của các đại lượng phản ánh giá trị trong lĩnh vực công nghiệp. Gồm sản lượng hàng hóa sản xuất hoặc việc làm trong lĩnh vực sản xuất. Khi các việc làm không được tạo ra ổn định. Các nhu cầu trong sản xuất hay tiêu dùng đều sụt giảm. Được phản ánh trong tương quan cung cầu với các ngành nghề cụ thể.
Xu hướng chuyển dịch từ sản xuất sang các ngành dịch vụ. Dựa trên các định hướng tìm kiếm cách thức tạo ra lợi nhuận mới. Hoặc khi các hoạt động thực hiện trong các ngành công nghiệp được so sánh là không tạo ra lợi nhuận tiềm năng như trong dịch vụ. Dù các việc làm trong lĩnh vực sản xuất đang tăng lên một cách tuyệt đối. Bởi các yếu tố phản ánh trên đánh giá tiềm năng lợi nhuận.
Sản xuất giảm dẫn đến các cung cấp đến thị trường cũng chịu tác động. Khi khó khăn trong đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước lẫn xuất khẩu.Từ đó mà không cân đối được các nhu cầu trong khai thác thị trường. Không tạo ra giá trị thặng dư dẫn đến các khó khăn.
Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại tiếp tục, theo thời gian làm nghiêm trong tình hình. Khi mà một quốc gia không có khả năng thanh toán cho hàng nhập khẩu cần thiết để duy trì sản xuất hàng hóa hơn nữa. Do đó tạo ra một vòng xoáy suy giảm kinh tế tiếp theo. Dẫn đến các rối loạn trong nền kinh tế. Cũng như các nhu cầu trên thị trường không được đáp ứng. Người tiêu dùng phải gánh chịu tác động trực tiếp.
Quá trình chuyển đổi tới phi công nghiệp hóa.
Để diễn ra tính chất này, các nước đang phát triển thường lựa chọn hướng công nghiệp hóa trước đó. Hầu hết các nền kinh tế phát triển hiện nay đều phát triển từ con đường đó. Tuy nhiên, các giá trị khai thác được phải đủ lớn và ổn định trước khi diễn ra phi công nghiệp hóa. Nó như một lợi thế sẵn sàng cung cấp cho các ngành dịch vụ. Từ đó mà mang về các giá trị thuận lợi hơn, lợi ích tìm được cao hơn.
Các hướng dịch chuyển xu hướng sang ngành dịch vụ là mong muốn của các nước đi lên phát triển. Tuy nhiên, nếu không xác định được đúng thời điểm có thể dẫn đến phi công nghiệp hóa sớm. Gây ra các tác hại khó điều chỉnh. Khi mà công nghiệp không được thúc đẩy. Dịch vụ cũng chưa tiếp cận được.
Theo thời gian, ngành công nghiệp chế tạo nhượng lại vị thế cho ngành dịch vụ. Ở Anh, nơi ra đời cuộc Cách mạng công nghiệp, số nhân công trong lĩnh vực chế tạo đạt mức cao nhất 45% trước Thế chiến I. Đây được xem là thời gian đẩy mạnh xu hướng công nghiệp hóa. Sau đó giảm xuống còn khoảng 30% và duy trì cho đến đầu những năm 1970 trước khi giảm mạnh. Ngành chế tạo hiện chiếm chưa đến 10% lực lượng lao động. Khi các chuyển dịch sang ngành dịch vụ càng được phản ánh rõ ràng hơn. Các lợi ích tạo ra trong nền kinh tế cũng phản ánh ý nghĩa khác.
2. Phi công nghiệp hóa sớm và tác hại của nó:
2.1. Phi công nghiệp hóa sớm tại các quốc gia đang phát triển:
Mô hình công nghiệp hóa của các nước đang phát triển có sự khác biệt. Với các tính chất phản ánh trong tốc độ của các giai đoạn. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra chậm hơn. Do các đảm bảo bước đi chậm mà chắc. Ban đầu các hoạt động chỉ nhằm duy trì và tạo lợi thế cho bước tiến trong tương lai. Do đó các chiến lược và lộ trình được phản ánh rõ ràng, hiệu quả. Trong khi quá trình phi công nghiệp hóa bắt đầu sớm hơn rất nhiều. So với các nước phát triển. Khi các nước đang thấy được các lợi thế. Và tự tin cũng như nôn nóng với những nhu cầu tìm kiếm lợi ích mới. Và các ngành dịch vụ là xu hướng chuyển dịch.
Tuy nhiên các lợi thế nếu được phản ánh rõ ràng, có thể mang đến các nhu cầu trong việc làm của người lao động. Tuy nhiên với xu hướng chung, người lao động lại không lựa chọn nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất hay chế tạo. Một nguyên nhân có thể là quá trình toàn cầu hóa và độ mở của nền kinh tế. Khiến cho các nhu cầu chuyển dịch với xu hướng khác.
Với vị thế được xem như là công xưởng của thế giới, tỉ lệ lao động ngành chế tạo của Trung Quốc không chỉ nhỏ mà dường như còn đang giảm đi. Phần lớn lao động nhập cư đang tìm việc trong các ngành dịch vụ hơn là trong các nhà máy. Do đó mà làm giảm các lao động. Đòi hỏi các quốc gia này nếu muốn ổn định phải thực hiện các ứng dụng khoa học hay máy móc trong sản xuất.
Các nước xuất khẩu sản phẩm chế tạo mới, chẳng hạn như Việt Nam hay Campuchia, sẽ rất ít có khả năng đạt tới mức độ công nghiệp hóa như các nước công nghiệp hóa sớm, chẳng hạn như Anh và Đức. Khi mà các đòi hỏi trong nhu cầu của nền kinh tế các quốc gia đang là phát triển các ngành công nghiệp. Và với các lợi thế hay tiềm năng trên thực tế, các nước này cũng gặp nhiều khó khăn hơn trên con đường công nghiệp hóa.
2.2. Tác hại:
Sự chuyển dịch mang đến các tác động trong sản xuất công nghiệp giảm.
Cũng kéo theo các giá trị trong xuất khẩu hay nhập khẩu phải được điều chỉnh lại. Các giá trị không được tạo ra chủ yếu nhờ phát triển công nghiệp nữa. Một hệ quả tức thì là các nước đang phát triển đang chuyển sang nền kinh tế dịch vụ với mức thu nhập thấp hơn đáng kể. Trong khi các ngành dịch vụ mới đang được tiếp cận nên chưa tạo ra thành tựu. Khi Mỹ, Anh, Đức và Thụy Điển bắt đầu phi công nghiệp hóa, thu nhập bình quân đầu người của họ đã đạt mức 9.000 – 11.000 USD (mức giá tính theo năm 1990).
Nó được phản ánh hoàn toàn ngược lại ở các nước đang phát triển. Khi các thế mạnh tài chính chưa được đáp ứng kịp thời. Trong khi các giá trị cần thúc đẩy trong dịch vụ lại quá lớn. Cho nên ở những nước đang phát triển, sản xuất công nghiệp chững lại khi phi công nghiệp hóa sớm. Trong khi thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng một phần nhỏ của các nước trên. Cũng như kéo theo các khó khăn trong việc làm và thu nhập. Quá trình phi công nghiệp hóa bắt đầu ở Brazil khi thu nhập bình quân đầu người ở mức 5.000 USD. Và ở Trung Quốc là 3.000 USD, ở Ấn Độ là 2.000 USD.
Việc làm và tác động với kinh tế, chính trị, xã hội.
Các việc làm mới trong công nghiệp không được khai thác. Trong khi các việc làm trong ngành dịch vụ chưa khẳng định được vị thế. Cho nên các giá trị thu nhập hay lợi nhuận kiếm được không nổi bật. Chung quy lại làm cho hoạt động kinh tế bị thụt lùi. Và nguyên nhân đến từ các đường nối trong chuyển dịch cơ cấu ngành không chính xác.
Những hệ quả kinh tế, xã hội và chính trị hiện vẫn chưa được phân tích đầy đủ. Nhưng rõ ràng các tác động gây ra là rất nghiêm trọng. Và tác hại khó có thể điều chỉnh ổn định nhanh chóng. Về kinh tế, rõ ràng là quá trình phi công nghiệp hóa sớm cản trở sự tăng trưởng và trì hoãn những nước đang phát triển theo kịp những nền kinh tế tiên tiến. Với các tiềm năng và thuận lợi không được tập chung khai thác. Các khó khăn ngày càng xuất hiện trong khi khả năng giải quyết chưa có đủ. Những hệ quả về mặt xã hội và chính trị khó đo lường hơn, nhưng cũng có thể có tầm quan trọng tương đương.