Bảng cân đối kế toán mang đến phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn để hình thành các tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Từ đó mà có thể đánh giá về giá trị cũng như các tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Vậy bảng cân đối kế toán là gì? Nội dung của bảng cân đối kế toán?
Mục lục bài viết
1. Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp. Trong đó phản ánh những thông tin trong tính chất cân đối tài sản và nguồn vốn. Các thông tin mang đến cái nhìn toàn diện cho khả năng, tiềm năng, lợi ích hay khó khăn nhất định. Nói cách khác là thể hiện các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Nó được thực hiện trong nghiệp vụ kế toán với những cách thức và yêu cầu cụ thể. Mang đến phân tích và đánh giá hiệu quả cho các công tác về sau. Khi mà báo cáo tài chính được xây dựng và thể hiện số liệu cụ thể.
Trong đó các khoảng thời gian diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tổng kết lại. Mang đến những ghi chép cho số liệu của hoạt động tài chính được thực hiện. Sau đó, có một khoảng thời gian được phản ánh là thời điểm lập Báo cáo tài chính. Theo đó, các kết quả của hoạt động được tổng kết lại. Trên bảng cân đối, phản ánh những thông tin xử lý về tiêu chí kế toán. Trong đó bao gồm các số liệu về giá trị toàn bộ các tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp. Phản ánh mới nhất các kết quả trong giai đoạn gần nhất.
Nội dung cơ bản:
Nội dung này được thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn hình thành nên tài sản. Tức là các tiêu chí khác nhau trong bức tranh tài chính được cụ thể hóa. Khi lập báo cáo, tính chất logic và sáng tạo mang đến cách sắp xếp phù hợp. Bằng các tiêu chí được xây dựng, các mục, loại và chỉ tiêu cụ thể. Cũng như với đa dạng các thông tin được cung cấp, việc theo dõi và đối chiếu thuận tiện là yêu cầu đặt ra. Do đó, các chỉ tiêu được mã hóa dưới dạng thuận tiện hơn cho công tác kiểm tra hay xử lý thông tin trên máy tính. Được phản ánh theo số đầu năm, số cuối kỳ.
Khi nhìn nhận và đánh giá các tiềm năng trong hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư hay nhà phân tích thường quan tâm đến phản ánh này. Bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh toàn bộ nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm. Các nguồn lực đó đến từ các yếu tố khác nhau và có ý nghĩa phản ánh cho khoảng thời gian khác nhau. Thường là cuối năm, cuối quý hoặc cuối tháng. Khi đó, các báo cáo tài chính được lập cho các năm tài chính hoặc các khoảng thời gian tương đương.
2. Nội dung bảng cân đối kế toán:
Tài sản:
Với doanh nghiệp, tài sản được phản ánh là tổng thể các giá trị doanh nghiệp có được tại thời điểm lập báo cáo. Thông qua tính chất sở hữu thuộc quyền quản lí và sử dụng của doanh nghiệp. Bao gồm: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tuy nhiên, tính chất chung được xác định cho tính sở hữu và thời điểm.
Về kinh tế: Mang đến sự tổng hợp đối với toàn bộ nguồn tài sản. Khi nó được phản ánh mang giá tị của một tài sản. Doanh nghiệp có được tài sản này tại thời điểm lập báo cáo. Không kể đến tính chất sở hữu lâu hay không. Có thể kể đến như các Tài sản cố định, hàng hóa, vật liệu, tiền tệ. Các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới các hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu, giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Và xác định thu về tại thời điểm lập báo cáo.
Về mặt pháp lý: Quan tâm đến tính chất sở hữu đối với các tài sản đó. Với tính chất quản lý, sở hữu hay sử dụng đảm bảo thuộc về doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Tính chất pháp lý đảm bảo cho việc liệt kê tài sản thực tế, đánh giá đúng năng lực nắm giữ và sở hữu trên thực tế.
Nguồn vốn:
Với các nguồn khác nhau thể hiện cho tính chất tồn tại của tài sản. Khi xác định được các tài sản thuộc sở hữu ở khâu trên, việc xác định dạng tồn tại là cần thiết. Tức là mang đến các hình dung cho khả năng thực hiện nghĩa vụ. Khi nguồn vốn có thể phản ánh bằng tiền mặt có tính thanh khoản cao. Hoặc bằng hàng tồn kho hay những tài sản với tính chất đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác nhau.
Qua đó cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lí phải trả đối với khoản nợ là bao nhiêu. Tức là ngoài các khoản bù trừ được xác định, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp mạnh ở mức độ nào. Các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Bao gồm: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Về mặt kinh tế: Nguồn vốn thể hiện các quy mô tài chính, nội dung và thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Mang đến bức tranh từ chi tiết đến tổng thể trong phản ánh tính chất của giá trị sở hữu. Đánh giá tốt các năng lực cũng như tiềm năng. Xây dựng những nguồn thực tế với nhu cầu cơ bản có thể tiến hành. Như xác định các khoản nợ phải trả. Từ đó mang đến cái nhìn chân thực hơn cho giá trị nguồn vốn xác định được.
Về mặt pháp lý: Tính chất của sở hữu nguồn vốn mang đến các trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Khi đó, các số liệu thể hiện những chỉ tiêu cần thiết phản ánh. Trách nhiệm này được xây dựng trong vai trò quản lý, sử dụng đối với nhà nước, cấp trên, nhà đầu tư, cổ đông, vốn liên doanh. Với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Bên cạnh trách nhiệm với khách hàng, đơn vị kinh tế khác và với người lao động… Các mối quan hệ ràng buộc nhất định trong tính pháp lý là rất đa dạng.
3. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán:
Trên Bảng cân đối kế toán, các thông tin phải được trình bày và sắp xếp khoa học. Mang đến cái nhìn hiệu quả trong phản ánh nội dung được triển khai. Các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn. Tức là mang đến các bản chất trong nghĩa vụ thực tế. Khi mà nợ được phản ánh là nghĩa vụ phải thanh toán. Phải được khấu trừ trong vốn để phản ánh nhìn nhận đúng đối với các tiềm năng về vốn thực tế.
Các nguyên tắc cũng được xây dựng phù hợp với phản ánh về tài sản và vốn ứng với các khoảng thời gian. Nguyên tắc này mang đến tính đồng nhất trong phản ánh nội dung từ nghiệp vụ kế toán. Nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn phản ánh trực tiếp đến các giá trị trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Cũng như giúp nhìn nhận hiệu quả nhất các nguồn vốn thực tế. Khi mà doanh nghiệp có thể đảm bảo cho các lợi ích tính toán trong giá trị thực tế thuộc sở hữu.
Tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
* Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng.
Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
– Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn. Nợ ngắn hạn được xác định cho thời gian cụ thể. Khoảng thời gian này được xác định cho nghĩa vụ được đảm bảo. Ứng với nợ ngắn hạn, doanh nghiệp có nghĩa vụ được xác định trong thời gian ngắn. Do đó các tài sản hay nguồn vốn cần thiết được huy động nhanh hơn. Như vậy mới xác định được tiềm năng trong tính chất phản ánh về tài chính.
– Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ trên 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn. Khi đó các nghĩa vụ đến hạn chưa được xác định. Doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để thực hiện các hoạt động trong nhu cầu sản xuất kinh doanh. Cũng như tham gia các đầu tư dài hạn một cách ổn định.
* Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng.
Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
– Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn.
– Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn.
Các tính chất này giúp phản ánh nghĩa vụ tương ứng xác định. Từ đó phản ánh năng lực tài chính cũng như đánh giá về sức mạnh tài chính doanh nghiệp. Mang đến ý nghĩa trong cân đối và đảm bảo cho các nhu cầu được thực hiện. Bên cạnh đó là các năng lực tài chính phù hợp với nhu cầu đầu tư kinh doanh.