Nhận diện thương hiệu là việc làm cần thiết đối với các thể hiện từ thương hiệu của một doanh nghiệp. Nó có thể được nhận diện bằng màu sắc, logo hay những đặc trưng nhất định. Được thể hiện toàn diện trên những hướng tiếp cận khác nhau của khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? Bộ nhân diện thương hiệu gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là tất cả những phản ánh cho nhận diện thương hiệu. Được thể hiện trên các sản phẩm, hay những gì gắn với doanh nghiệp. Nó mang đến những phản ánh rõ nét làm nổi bật thương hiệu và sự nhận diện của nó. Giúp các chủ thể khác ghi nhớ về thương hiệu của doanh nghiệp cũng như tạo ra sự khác biệt hoàn toàn với những thương hiệu khác. Thông qua những nhận diện này, tập chung tác động nên hiệu quả truyền thông. Từ đó khai thác được nhiều hơn những nhu cầu ổn định, lâu dài của khách hàng.
Bộ nhận dạng thương hiệu là một tài liệu hướng dẫn thiết lập riêng biệt về tất cả các khía cạnh thương hiệu của công ty. Phản ánh trên tất cả các hình thức vật chất cần thiết để liên tưởng đến thương hiệu của công ty. Đặc biệt là nhấn mạnh những hàng hóa, dịch vụ được công ty cung cấp. Cần thiết lập những quy tắc để tạo ra sự thống nhất và nhận dạng thương hiệu của bạn. Thống nhất chung này giúp tất cả liên tưởng được dẫn đến thương hiệu công ty và nhớ đến sản phẩm của công ty đó. Mang đến các giá trị phản ánh gián tiếp cho hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu không có bộ nhận diện thương hiệu, công ty không thể mang đến những khác biệt rõ ràng và cơ bản với doanh nghiệp khác được. Đặc biệt là phải tạo ra những đặc trưng cơ bản với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Điều này bao gồm tất cả mọi thứ phản ánh trên vật chất. Hướng đến hình dung và quy về thương hiệu duy nhất. Từ thiết kế một logo và làm thế nào để nó có thể được dùng trên bao thư, giao diện web, thông tin cá nhân,… Tất cả các phản ánh này tác động, nhấn mạnh trên nhận thức về thương hiệu một cách rõ ràng và cụ thể.
2. Vai trò của nhận diện thương mại:
Bộ nhận dạng thương hiệu mang đến vai trò trong nội bộ và cả những phản ánh bên ngoài. Trước tiên, giúp cho các nhân viên sử dụng thương hiệu một cách đúng đắn. Với trách nhiệm trong truyền tải hết thông điệp của thương hiệu. Với tính chất của một thành viên, những giá trị phản ánh trong thương hiệu cần được nhân viên gửi đến khách hàng hiệu quả nhất.
Nó đưa ra mục tiêu cho thương hiệu và triết lý của công ty. Khi chiến lược hay hoạt động cụ thể đều mang đến tính định hướng chung. Hơn nữa nó trả lời một số câu hỏi quan trọng: Tên thương hiệu có đúng không? Thương hiệu dùng ở đây có sao không? Những hình ảnh có liên quan đến thương hiệu và dòng sản phẩm là gì? Cách đặt và dùng logo của công ty như vậy có được không? Mọi người được phép nói gì về thương hiệu? Chiến thuật tiếp thị được ưa thích là cái gì? Những chiến thuật tiếp thị không nên được sử dụng là gì?…
Khi đó, những định hướng và điều chỉnh phù hợp được đặt ra. Đưa công ty đến thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với giá trị thương hiệu. Đặc biệt khi nó có thể mang đến những nhấn mạnh và phân biệt những giá trị đó với các doanh nghiệp cung cấp khác. Thương hiệu là sự khác biệt, cần có bộ nhận diện làm cho sự khác biệt này được phản ánh tốt nhất. Có như vậy mới mang đến giá trị cho hoạt động của doanh nghiệp.
3. Định hướng nhận diện thương mại:
Nó cũng như một hướng dẫn cho các nhà thiết kế. Khi định hướng sáng tạo và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Các giá trị được phản ánh nhờ vào tinh thần của thiết kế và năng lực của họ. Một bộ nhận dạng thương hiệu tốt sẽ cho thấy được tất cả các thiết kế cơ bản cần thiết để tạo ra và phổ biến thông tin về công ty. Khi khách hàng hay chủ thể trên thị trường có thể nhìn nhận sự khác biệt đó. Và nét đặc biệt, riêng biệt được tạo ra từ các kiểu chữ cho phép và phong cách, đến bảng màu. Cách sử dụng hình ảnh, văn bản và giai điệu, và miêu tả cảm xúc của thương hiệu.
Tất cả hướng đến việc hình thành thương hiệu phản ánh và đánh giá bằng mắt thường. Từ đó tác động sâu sắc hay không trong tính nhận diện. Bộ nhận diện phản ánh trên nhiều đối tượng khác nhau. Đều phản ánh những điểm chung.
4. Bộ nhân diện thương hiệu gồm những gì:
Có thể mang đến sự nhận diện trên nhiều thể hiện vật lý khác nhau. Tuy nhiên, đều hướng đến chủ đích mang đến phản ánh chung nhất về thương hiệu doanh nghiệp. Có thể nhìn nhận trên các khía cạnh sau:
4.1. Nhận diện thương hiệu dựa vào màu sắc và thiết kế logo:
Logo là sự phản ánh cơ bản và nổi bật của một thương hiệu. Tính chất nhận diện hiệu quả nhất được thực hiện trên hai yếu tố này. Nó còn tạo ra những ấn tượng đầu tiên trong mắt nhìn và cảm nhận ban đầu của người nhìn. Khi mà hai khía cạnh này có thể được xuất hiện ở rất nhiều khung hình khác nhau. Do đó, tính tác động sâu sắc cần được phản ánh.
Màu sắc: Grab màu xanh lá cây, Go Viet màu đỏ và Be màu vàng… Tính chất này giúp ta nhớ đến và hình dung ra các màu sắc đó. Mặc dù trước mắt không thực tế nhìn thấy những hãng xa đó. Vậy tính chất đặc trưng giúp sự khác biệt và không trộn lẫn được tạo ra. Màu sắc cũng giúp phân biệt rất ràng với các đối thủ trong mong muốn cạnh tranh độc quyền. Không gây ra sự nhầm lẫn.
Logo: Logo trong mỗi doanh nghiệp cần được thiết kế với những ý tưởng và hàm ý rất rõ ràng. Nó thường gắn với tên hay câu chuyện phản ánh trong doanh nghiệp. Giúp khách hàng có những ấn tượng mạnh mẽ và ghi nhớ lâu dài. Trong đó, mỗi doanh nghiệp thường tạo ra mẫu logo chính bên cạnh nhiều mẫu logo khác. Nó giúp cho sự linh động và kết nối nhất định trong nhiều trường hợp. Ví dụ như logo trên nền trắng sẽ khác với logo trên nền màu.
4.2. Bộ nhận diện thương hiệu văn phòng:
Là tất cả các thể hiện đối với không gian văn phòng. Mang đến sự tương đồng trong các thiết kế và sự kết nối.
– Biểu tượng (logo).
– Câu khẩu hiệu (slogan).
– Danh thiếp (card visit).
– Giấy viết thư.
– Tiêu đề thư.
– Phong bì thư.
– Hóa đơn.
– Thẻ nhân viên.
– Đồng phục nhân viên.
Các thiết kế và thể hiện có thể không hoàn toàn giống nhau trên logo thể hiện. Tuy nhiên, nó đảm bảo cho sự kết nối nhất định cùng với khả năng phân biệt với những thương hiệu khác. Các giao diện này được thiết kế mang đến tính bày trí đẹp mắt, phù hợp với phong cách logo, để tạo nên sự đồng bộ, nhất quán. Ngoài ra cũng mang đến tính phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó mà những thay đổi nhỏ được thực hiện để phối kết hợp các màu sắc phù hợp nhất.
4.3. Bộ nhận diện thương hiệu trên sản phẩm:
Được thể hiện trên sản phẩm được doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc những dịch vụ đi kèm. Khi đó, khách hàng tiếp nhận có thể thấy được những sự liên kết mạch lạc từ những phản ánh vật lý đó.
– Bao bì sản phẩm.
– Tem nhãn dán lên sản phẩm.
– Phiếu bảo hành.
– Quyển hướng dẫn sử dụng.
Tính đẹp mắt hay thẩm mĩ của bao bì còn tác động rất lớn đến tính chuyên nghiệp của công ty. Nó góp phần tác động mạnh trong truyền bá thương hiệu sản phẩm. Ngoài ra, nó làm cho thị hiếu của khách hàng được đảm bảo tốt hơn. Thúc đẩy những thuận lợi trong bán hàng. Sự chỉnh chu và độc đáo, sáng tạo còn được phản ánh trong tính đồng nhất hay mối liên hệ nhất định của bao bì. Mang đến tính nhất quán với nhận diện thương hiệu. Nó sẽ làm tăng uy tin thương hiệu, tăng giá trị sản phẩm hơn.
Khi càng tiếp xúc lâu, người tiêu dùng càng có xu hướng ấn tượng và ghi nhớ về mẫu mã hay bao bì. Việc kết nối và phản ánh logo hay thương hiệu trên sản phẩm cần được ổn định trong thời gian dài. Giúp khách hàng cảm nhận sự quen thuộc, gần gũi. Từ đó sẽ tránh được những bất cập của hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường. Tuy nhiên cũng cần những thay đổi nhỏ làm mới mẻ, tránh nhàm chán.
4.4. Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời:
– Biển hiệu công ty.
– Biển hiệu trước văn phòng.
– Biển hiệu đại lý.
– Biển quảng cáo.
– Băng rôn.
Hướng đến tất cả các đối tượng với phạm vi xung quanh. Nó mang đến những ấn tượng khi đập vào mắt một cách rất tự nhiên. Sự ghi nhớ cũng diễn ra tự nhiên và không miễn cưỡng. Sẽ tạo ấn tượng sâu sắc đến khách hàng ở khu vực ngoài công ty. Nó góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu ở khắp mọi nơi. Cũng như mang đến các giá trị phổ biến trong hình ảnh công ty. Làm chất lượng này tiếp cận gần hơn với các đối tượng có nhu cầu.
4.5. Bộ nhận diện thương hiệu Marketing:
– Brochure.
– Catalogue.
– Hồ sơ năng lực (profile).
– Tờ rơi, tờ gấp.
– Website.
– Video quảng cáo.
Với các ứng dụng trên các trang thương mại điện tử. Đưa đến các tiếp cận tư nhiên với phạm vi rộng lớn. Không chỉ trong khu vực hay lãnh thổ của một quốc gia nhất định. Nó mang đến những lợi ích và cơ hội lớn. Do đó doanh nghiệp có thể làm cho thông điệp của thương hiệu đáng nhớ hơn, dễ nhận biết hơn. Những sáng tạo, hiệu ứng tốt sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất. Cũng như giúp cho thương hiệu được tiếp cận tốt hơn.