Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô là là thuật ngữ được sử dụng trong kinh tế. Với các tính chất phản ánh trong nền kinh tế mang đến nhìn nhận và đánh giá của nhà phân tích. Với kinh tế vĩ mô, các tầm nhìn với đối tượng rộng. Vậy kinh tế vĩ mô là gì? Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô?
Mục lục bài viết
1. Kinh tế vĩ mô là gì?
Định nghĩa.
Kinh tế vĩ mô trong tiếng Anh là Macroeconomics.
Kinh tế vĩ mô là một môn khoa học phản ánh các nghiên cứu về tổng thể nền kinh tế. Với các nghiên cứu toàn diện và mở rộng toàn bộ phạm vi của nền kinh tế. Trong tính chất phản ánh vĩ mô, các quan tâm được xác định với phạm vi hay quy mô lớn. Đó là sự quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích đối với toàn bộ nền kinh tế. Xét trên các phương diện và lĩnh vực mở rộng. Các khía cạnh phản ánh trong vĩ mô là các phương diện lớn, tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Và cả lựa chọn các vấn đề kinh tế tổng thể của toàn bộ nền kinh tế. Mang đến các phản ánh với các đặc điểm lớn riêng biệt, và từ đó mang đến các tác động vào nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu “bức tranh lớn” đối với hiệu quả hay phản ánh của nền kinh tế. Đồng thời triển khai khía cạnh khác nhau tác động đối với hiệu quả của nền kinh tế. Trong tổng sản phẩm quốc dân, công ăn việc làm, lạm phát, thất nghiệp, đầu tư, tiết kiệm… Các yếu tố tác động đến phát triển hay dịch chuyển dòng tiền, đánh giá trên tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế. Phản ánh hiệu quả trong nhu cầu phát triển bền vững của đời sống. Cùng với nâng cao chất lượng và tạo ra tiến bộ mới.
2. Bản chất của kinh tế vĩ mô:
Ngoài đánh giá các tác động hay hiệu quả của từng khía cạnh riêng được thể hiện. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự tương tác giữa các khía cạnh của nền kinh tế quốc dân. Đó mới là sự phản ánh toàn diện cho kết quả của nền kinh tế. Khi những khía cạnh có thể hỗ trợ, thúc đẩy hay kìm sự phát triển lẫn nhau. Từ đó mà các phân tích, đánh giá mới được thực hiện. Cũng như mang đến các điều chỉnh và chiến lược phù hợp đáp ứng cho nhu cầu thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế. Các tác động của con người thường hướng đến mục đích cuối cùng là mang đến các đáp ứng ngày càng cao trong nhu cầu sống.
Khi các phát triển hay diễn biến trong nền kinh tế phải được thể hiện trên những phương diện nhất định. Chẳng hạn nó nghiên cứu sự tương tác giữa sự đầu tư vốn với tỉ lệ thất nghiệp, lạm phát, tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân. Tác động lẫn nhau có thể mang đến hỗ trợ và thúc đẩy. Trong nhiều trường hợp, các tác động xấu có thể kìm hãm các thay đổi hay phản ánh trong nền kinh tế. Từ đó mà các nghiên cứu cần thiết được tiến hành. Đặc biệt khi có thêm sự kết hợp với kinh tế vi mô để tìm ra cách thức giải quyết từ gốc vấn đề.
Ngành học này được chia thành 2 khu vực nghiên cứu riêng cụ thể như sau:
– Chu kỳ kinh tế. Được hiểu với tính chất của một quốc gia trong hoạt động kinh tế và hiệu quả mang lại. Phân tích, nghiên cứu các nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đến tình hình tăng trưởng. Yếu tố quốc gia phản ánh trong chu kỳ kinh tế đưa đến sự nhìn nhận trong mức độ phát triển hay sức mạnh bền vững. Thông qua các yếu tố trong nghiên cứu, ứng dụng hay lợi thế.
– Nghiên cứu những yếu tố tác động và yếu tố quyết định để nền kinh tế có thể tăng trưởng bền vững. Đây là nền kinh tế nói chung với các tác động kinh tế. Có nhiều ảnh hưởng, tác động với phạm vi toàn cầu. Khi mà nền kinh tế có sự tham gia của nhiều nhân tố đang tìm kiếm sự phát triển. Các tác động được tiến hành, phản ánh kết quả trong nền kinh tế.
Kinh tế vĩ mô nâng cao là môn học trong chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Kinh tế. Với các nghiên cứu và nhìn nhận sâu, hiểu biết từ nguồn gốc phát sinh vấn đề. Cũng như các thức, quy luật hay hiệu quả của các khía cạnh tác động lên nền kinh tế. Theo đó phạm vi nghiên cứu sẽ được mở rộng hơn so với bậc đại học. Từ đó ứng dụng vào thực tiễn để đánh giá chính xác các chính sách công trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Cũng như mang đến cái nhìn toàn diện, thực hiện các hoạt đông kinh tế trong áp dụng chuyên môn một cách hiệu quả.
Kinh tế vĩ mô là một phân ngành nhỏ thuộc chuyên ngành kinh tế học.
Mặc dù có các nghiên cứu rất rộng trong phạm vi vĩ mô. Phản ánh các nhìn nhận tổng thể. Tuy nhiên so với chuyên ngành kinh tế học, đây chỉ là một phân ngành nhỏ. Bởi kinh tế học nghiên cứu tất cả các vận động có liên quan đến hoạt động kinh tế. Và như vậy các khía cạnh khác cũng được phản ánh là bộ phận nghiên cứu kinh tế. Mở ra các kiến thức và phạm vi hoạt động trong kinh tế. Chủ yếu nghiên cứu đến những đặc điểm, cấu trúc hoặc hành vi của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Các nghiên cứu của kinh tế vĩ mô cũng tác động lên hiệu quả nghiên cứu kinh tế nói chung. Từ đó mang đến phương diện hay khía cạnh về phản ánh nền kinh tế. Giúp bạn hiểu về cách hoạt động bao trùm của cả một nền kinh tế. Thông qua các chỉ tiêu cộng hưởng với nhau như: Tỉ lệ thất nghiệp, GDP, lạm phát, các khoản đầu tư…
3. Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô:
3.1. Sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau:
Khá nhiều người còn nhầm lẫn giữa 2 khái niệm kinh tế vĩ mô và vi mô. Đây đều là các thuật ngữ thuộc ngành kinh tế học. Với các nghiên cứu và đánh giá cụ thể. Là các bộ phận nhỏ trong nghiên cứu kinh tế học. Thế nhưng kinh tế vĩ mô lại có phạm vi nghiên cứu lớn hơn và có tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Mang đến những cái nhìn rộng cho tính chất toàn bộ được phản ánh. Trong khi đó kinh tế vi mô chủ yếu nghiên cứu về các cá thể đơn lẻ, cá nhân người tiêu dùng. Tức là đi sâu vào đánh giá, nghiên cứu các yếu tố nhỏ nhất tác động lên nền kinh tế.
Sự tham gia của các yếu tố có ý nghĩa nhất định. Khi những tác động nhỏ hình thành lên tính chất phản ánh lớn. Hai phân ngành bổ trợ cho nhau để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Mang đến các thông tin giải thích từ nhỏ đến lớn, từ vi mô đến vĩ mô. Các hoạt động kinh tế diễn ra dưới sự điều tiết của nhà nước. Có thể là các tác động nhằm mang đến công bằng, hay các lợi ích hướng đến phát triển tập chung của một nhóm đối tượng. Hai phân ngành này có những phản ánh ý nghĩa khác nhau. Nghiên cứu đối tượng khác nhau. Nhưng lại có thể giải thích cho nhau và bổ sung cho nhau.
Các tác động khiến cho hai phân ngành không thể chia cắt nhau. Tạo thành hệ thống kiến thức của nền kinh tế thị trường và mang đến các hướng nhìn đa dạng. Thực tiễn đã chứng minh kết quả của kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô. Bởi các yếu tố nhỏ được phản ánh sẽ tác động đến cái lớn. Và giải thích kinh tế vĩ mô cũng thông qua các tính chất của kinh tế vi mô. Nền kinh tế muốn phát triển phải phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, các tế bào kinh tế. Ngược lại hành vi của các doanh nghiệp, các tế bào kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của kinh tế vĩ mô.
3.2. Sự khác biệt giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô:
Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của từng cá thể, từng doanh nghiệp. Được hiểu là các tế bào, các đối tượng nhỏ nhất. Trong phản ánh tính chất của hoạt động đối với các tế bào đó. Dựa trên những tiêu chuẩn chung được đặt ra cho hiệu quả hoạt động kinh tế của cá thể độc lập hay doanh nghiệp đơn lẻ. Rõ ràng các hiệu quả này được phản ánh độc lập, lợi ích cũng mang về cho chính họ. Còn kinh tế vĩ mô nghiên cứu những vấn đề về sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Kinh tế vi mô quan tâm đến mục tiêu kinh tế của từng cá nhân, từng doanh nghiệp. Đây là các kết quả phản ánh đối với hiệu quả riêng lẻ của các đối tượng trong nền kinh tế. Mục tiêu này cũng được xây dựng qua lợi thế, tiềm năng, cạnh tranh và các yếu tố nhỏ khác. Còn kinh tế vĩ mô quan tâm đến mục tiêu kinh tế của cả một quốc gia.
Kinh tế vi mô lí giải cách thức các doanh nghiệp và các cá nhân đưa ra các quyết định về kinh tế. Đây là cách thức đưa ra chiến lược và kế hoạch kinh tế. Mang đến các tầm nhìn và định hướng của doanh nghiệp. Trong nhìn nhận với đối tượng này, các yếu tố tác động cũng rất đa dạng. Tính toán dựa trên nhu cầu và các tác động trong nền kinh tế. Còn kinh tế vĩ mô tìm hiểu để cải thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.