Tiết kiệm là một hoạt động trong bảo vệ những lợi ích trong tương lai. Thông thường được thực hiện từ một phần trong doanh thu của người tiêu dùng. Với các chi tiêu càng lớn, tiết kiệm càng nhỏ và ngược lại. Khi mà các thu nhập là tất cả các giá trị có thể dùng thực hiện trong tiêu dùng. Vậy hàm tiết kiệm là gì? Mối quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm?
Mục lục bài viết
1. Hàm tiết kiệm là gì?
Hàm tiết kiệm trong tiếng Anh là Saving Function.
Hàm tiết kiệm là cách biểu diễn hàm số toán học với các đại lượng phụ thuộc và phản ánh lẫn nhau. Phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiết kiệm dự kiến với lượng thu nhập khả dụng mà hộ gia đình có được. Tiết kiệm được hiểu là phần vượt quá thu nhập so với chi tiêu tiêu dùng. Trong các tính chất phản ánh sử dụng thu nhập có thể thấy các nguồn chính. Đó là thực hiện các nhu cầu trong tiêu dùng, phục vụ sinh hoạt với những nhu cầu của con người. Khi thu nhập càng thấp, các giá trị tiêu dùng càng chiếm phần lớn thu nhập. Khi đó tiết kiệm càng nhỏ.
Hàm tiết kiệm mang đến sự biểu diễn cho tiết kiệm của người tiêu dùng. Trong đó các đường đồ thị biểu diễn cho tiết kiệm được thể hiện bên cạnh các giá trị về tiêu dùng và thu nhập. Thông qua sự biểu diễn phản ánh các xu hướng trong tăng hay giảm các giá trị tương ứng. Từ đó đưa ra các phân tích cho xu hướng phản ánh.
2. Phân tích mối quan hệ các yếu tố về hàm tiết kiệm:
Ngược lại, khi thu nhập cao, các giá trị trong tiêu dùng được phản ánh đúng nhu cầu. Ngoài thực hiện các hoạt động thiết yếu, con người có thể tham gia các nhu cầu cao hơn trong tận hưởng và trải nghiệm. Mang đến các giá trị cao hơn trong mức sống và nhu cầu sống. Việc thực hiện các tính chất tiết kiệm cũng dễ dàng hơn. Đầu tư cũng được xem là khoản tiết kiệm có khả năng sinh ra giá trị cao, đồng thời tính rủi ro trong giá trị tương lai cao hơn các khoản tiết kiệm truyền thống.
Khi đó ta có thể thấy: Thu nhập = Tiêu dùng + Tiết kiệm.
Như vậy có thể thấy ba yếu tố này có tác động và mối liên hệ qua lại. Do đó các tăng hay giảm trong tính chất của một yếu tố có thể dẫn đến sự thay đổi của một hoặc cả hai yếu tố còn lại. Hàm tiết kiệm được phản ánh phải dựa trên các tính chất xác định của thu nhập và tiêu dùng. Các biểu diễn theo hàm tiết kiệm phản ánh các giá trị tiết kiệm đã thực hiện hoặc dự kiến. Đặc biệt khi tiêu dùng có thể cố định, do thu nhập phản ánh cố định. Hoặc khi các yếu tố này có sự phản ánh thay đổi trong hoạt động thực tế.
Cách xác định các nội dung phản ánh trong hàm tiết kiệm.
Để biểu thị một hàm tiết kiệm trên đồ thị hàm số. Ta có các đại lượng được gọi tên như sau:
Trong đó:
Nếu kí hiệu hàm tiết kiệm là S.
Yd: Thu nhập khả dụng
C: Tiêu dùng
Khi đó ta có thể liên kết các giá trị giữa ba đại lượng này. Xuất phát từ phương trình: Yd = C + S. Nói cách khác là các giá trị tìm kiếm được thông qua lao động phản ánh thành thu nhập. Khi đó thu nhập sẽ được sử dụng trong các nhu cầu tiêu dùng, phần còn lại được cân đối để trở thành khoản tiết kiệm. Khi đó, ta sẽ thấy được mối liên hệ phản ánh giá trị tiết kiệm thông qua hai đại lượng còn lại như sau:
Suy ra, ta có S = Yd – C
Thay hàm C = C̅ + MPC x Yd, ta được:
S = – C̅ + MPS x Yd (1)
Trong đó:
Xu hướng tiết kiệm cận biên (Marginal Propensity to save, viết tắt: MPS).
Xu hướng này phản ánh lượng thay đổi của tiết kiệm khi thu nhập khả dụng thay đổi một đơn vị. Với tiết kiệm là một phần giá trị để lại của thu nhập. Khi đ các phân tích thấy rằng với các thu nhập mang tính chất ổn định, các xu hướng trong tiết kiệm cũng phản ánh tương đối ổn định. Tuy nhiên, đôi khi người tiêu dùng vẫn tạo ra các khoản thu nhập khác được phản ánh như một khoản thưởng. Khi đó các giá trị trong thu nhập tăng. Với xu hướng của người tiêu dùng có thể sử dụng hoặc không sử dụng giá trị của khoản thêm đó.
Với xu hướng tiết kiệm cận biên, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn. Tức là khi thu nhập thay đổi lớn thì tiết kiệm cũng phản ánh khá cao với nhu cầu của người tiêu dùng. Ví dụ như với một khoản thu nhập tăng thêm, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng như thế nào. A là nhân viên với lương cố định và ổn định trong từng tháng. Với khoản thưởng là 100 $. A có xu hướng sử dụng 80 $ cho nhu cầu tiết kiệm. Khi đó, có thể thấy được xu hướng tiết kiệm cận biên là 80/100 = 0,8 $. Như vậy xu hướng tiết kiệm cận biên là 0,8.
3. Mối quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm:
Các cá nhân không chỉ tiêu dùng mà còn tiết kiệm từ mỗi đơn vị thu nhập khả dụng bổ sung. Nó mang đến các giá trị dự trữ cho hoạt động của họ. Trong tính chất của nguồn thu nhập cao hay thấp mà các tiêu dùng được thể hiện. Bên cạnh đó, các giá trị còn lại tham gia vào tiết kiệm. Do đó tiết kiệm và tiêu dùng là hình ảnh phản chiếu của nhau.
3.1. Xu hướng dịch chuyển trong tiêu dùng và tiết kiệm:
Từ phương trình (1) S = – C̅ + MPS x Yd. Phương trình này biểu diễn các phản ánh của hàm tiết kiệm và các giá trị tương ứng được vẽ trên biểu đồ.
Nếu Y = 0 thì S = – C̅ và tại điểm tiêu dùng vừa đủ thì S = 0.
Có thể thấy trong nhu cầu tiêu dùng, khi các thu nhập ở mức thấp. Các thu nhập có thể được sử dụng toàn bộ cho tiêu dùng. Bởi nó chỉ đủ đảm bảo cho các nhu cầu tối thiểu của sinh hoạt. Có những thời điểm nhất định, giá trị của tiết kiệm có thể bằng 0. Khi đó, phản ánh nhu cầu của con người đang được phản ánh với mức cao hơn. Tuy nhiên thu nhập cản trở các mong muốn của họ.
Ngoài ra, cũng có những thời điểm, giá trị tiết kiệm được phản ánh với giá trị cao. Khi mà thu nhập hay các lợi nhuận kinh doanh được thể hiện ở mức cao. Các nhu cầu được đáp ứng một cách dễ dàng. Bên cạnh các nhu cầu cao hơn cũng được đáp ứng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong tỉ lệ phần trăm số tiền được sử dụng tiết kiệm có thể không phản ánh được sự thay đổi trong giá trị tiết kiệm. Tuy nhiên với thu nhập cao thường mang đến giá trị tiết kiệm cao hơn. Đây là tính chất tương tác, phụ thuộc giữa các yếu tố này.
3.2. Mối quan hệ được phản ánh:
Hai hàm tiêu dùng (Consumption Function) và hàm tiết kiệm (Saving Function) là các phản ánh cho đai lượng tiêu dùng và tiết kiệm. Đều mô tả sự tác động của thu nhập khả dụng đối với lượng tiêu dùng và lượng tiết kiệm. Khi mà các thu nhập được coi là nguồn chính mang đến tính chất phản ánh của tiêu dùng và tiết kiệm trên thực tế.
Các giá trị phản ánh trong thu nhập được thực hiện vào các mục đích nâng cao chất lượng và phản ánh các đáp ứng với nhu cầu cuộc sống. Bên cạnh sự tiết kiệm cho các giá trị cải thiện tốt hơn trong tương lai. Thu nhập vẫn được sử dụng nhưng là dùng cho các mục đích khác nhau. Đặc biệt khi thời điểm sử dụng khác nhau mang đến các giá trị phát sinh thêm trong lãi suất hoặc phản ánh trong xu hướng tiền tệ.
Tuy nhiên, tiêu dùng và tiết kiệm không những phụ thuộc vào thu nhập khả dụng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Khi những yếu tố này thay đổi thì tiêu dùng và tiết kiệm cũng thay đổi theo. Và đường biểu diễn hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm cũng dịch chuyển tương ứng. Nó mang đến các tác động thực tế khi các mất ổn định trong nguồn thu được phản ánh. Hay các tác động trong lãi suất, lợi nhuận đầu tư,…
3.3. Phân tích mối quan hệ với các biểu diễn trên đồ thị:
Đồ thị hàm tiết kiệm được thể hiện có những biểu thị với hàm tiết kiệm và hàm tiêu dùng. Mối liên hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm giải thích lí do độ dốc của hàm tiêu dùng thấp hơn đường 45°.
Độ dốc của đường 45° bằng 1, được xem là tiêu chuẩn để tiến hành so sánh các nhu cầu thực tế trong tiêu dùng. Như vậy nếu hai độ dốc này bằng nhau có nghĩa là mọi người luôn tiêu dùng một lượng đúng bằng lượng thu nhập mà họ kiếm được, cho dù mức thu nhập đó là bao nhiêu. Việc sử dụng toàn bộ tiêu dùng cho những khoản thu nhập sẽ khiến cho xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 1. Khi đó, hàm C trùng với đường 45°.
Tuy nhiên, điều này không thể xảy ra trên thực tế. Bởi người tiêu dùng luôn có những định hướng và kế hoạch cho tương lai. Khi thu nhập được xác định với khoảng thời gian cố định, người tiêu dùng phải cân đối để duy trì nhu cầu. Ít nhất là cho đến lần nhận được thu nhập tiếp theo. Trong đó không chỉ phục vu cho nhu cầu thiết yếu. Mà còn là các nhu cầu khác phát sinh và có vai trò quan trọng không kém. Trên thực tế, khi thu nhập tăng lên đến một mức độ nào đó người ta sẽ để ra một phần dành cho tiết kiệm. Thu nhập càng cao thì phần tiền dành cho tiết kiệm sẽ càng nhiều. Vì vậy đồ thị hàm tiêu dùng phải nằm thấp hơn đường 45°, nghĩa là độ dốc của nó thấp hơn.