Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động mua bán có tính chất thương mại thông thường. Tuy nhiên còn có sự tham gia của chủ thể đặc biệt tác động đến tính chất hợp đồng. Với hàng hóa được mua bán được lập hợp đồng tại thời điểm hiện tại. Vậy mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì? Đặc điểm và vai trò?
Mục lục bài viết
1. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì?
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa trong tiếng Anh là Purchase and sale of goods through the Goods Exchange.
Đây là hoạt động với tính chất của mua bán hàng hóa tương lai. Tại Việt Nam, khái niệm này lần đầu tiên được đề cập trong Luật thương mại năm 2005. Với thuật ngữ pháp lý là mua bán bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa. Trong các tính chất của giao dịch mua bán, các bên có quyền và nghĩa vụ theo luật định. Cụ thể quy định tại Khoản 1 Điều 63 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 63. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
1. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.”
Phân tích khái niệm.
Đây là một bộ phận của hoạt động mua bán hàng hoá tương lai. Với các tính chất đảm bảo cho hàng hóa thay đổi chủ sở hữu trong tương lai. Tính chất chắc chắn phát sinh của giao dịch và lợi ích được thể hiện với quyền lợi ở hiện tại. Tuy nhiên, so với hoạt động mua bán thông thường, hoạt đông mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có những nét đặc thù riêng. Được phản ánh thông qua các hình thức hợp đồng giao kết, hay chủ thể đặc biệt tham gia trong giao dịch này. Cùng với các tính chất phản ánh với giao dịch có tính chất tương lai.
Đây được hiểu là hoạt động thương mại có sự góp mặt của bên trung gian. Tính chất bảo đảm như một hoạt động thương mại thông thường. Bên cạnh đó cần đảm bảo các quyền và nghĩa vụ khi có sự góp mặt của Sở giao dịch hàng hóa. Các giao kết mang đến quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập ở hiện tại. Khi đó các tính chất trong giao dịch gần như được thực hiện đầy đủ. Trong đó các giá cả hàng hóa giao dịch được thỏa thuận và xác lập trên hợp đồng. Đảm bảo cho các quyền lợi cũng như phòng ngừa rủi ro trong tương lai dành cho các bên. Nó có thể mang đến các tác động ít nhất khi giá được xác lập ở hiện tại.
2. Đặc điểm mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá:
Hoạt động mua bán hàng hóa được tiến hành thông qua Sở Giao dịch hàng hóa. Đây là một phương thức mua bán hàng hóa đặc biệt. Khi có sự tham gia của cơ quan quản lý và có tác động nhất định đến tính chất giao dịch. Có những đặc thù như sau:
2.1. Sự tham gia của Sở giao dịch hàng hóa:
Các quan hệ mua bán hàng hóa được thực hiện thông qua hình thức pháp lí và hợp đồng mua bán. Các hình thức này có thể được phản ánh với các quyền và nghĩa vụ tương ứng. Bởi vì Sở giao dịch hàng hóa là tổ chức nhà nước. Thay mặt thực hiện các hoạt động tổ chức, điều hành và tham gia một phần trong các giao dịch. Hợp đồng này được giao kết và thực hiện thông qua Sở Giao dịch hàng hóa. Như một tính chất của bên có quyền lợi và nghĩa vụ giám sát. Cũng như có quyền tác động lên tính chất thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong giao dịch.
Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện theo các tiêu chuẩn, nguyên tắc và thủ tục của Sở Giao dịch hàng hóa. Đảm bảo các quyền lợi, nghĩa vụ cũng như chức năng hoạt động của Sở. Mang đến các đóng góp trong tính chất của hợp đồng được giao kết và tính chất đảm bảo hiệu lực trong nội dung hợp đồng. Sở giao dịch đóng vai trò trung gian, kết nối các bên mua và bán hình thành hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng. Vừa mang tính chất chứng kiến, công nhận. Vừa đảm bảo cho các quyền và nghĩa vụ được thực hiện trong giao dịch. Thông qua các chức năng và quyền hạn của tổ chức quản lý nhà nước.
2.2. Chủ thể mua bán hàng hóa:
Các chủ thể chính trong giao dịch thông thường là bên bán và bên mua. Tuy nhiên khi thực hiện giao dịch trong Sở, họ đóng vai trò là các khách hàng. Là đối tượng tiếp nhận dịch vụ và vẫn đảm bảo các nhu cầu được thực hiện trên thực tế. Các nhóm chủ thể bao gồm:
+ Nhân viên giao dịch: là thành viên tham gia hoạt động mua bán hàng hóa kỳ hạn, quyền chọn. Với mục đích đầu cơ hoặc tự bảo hiểm rủi ro cho mình. Họ có thể là các nhà kinh doanh, nhà sản xuất lớn. Trong giao dịch được thực hiện như các dịch vụ được cung cấp đến khách hàng.
+ Thành viên kinh doanh/nhà môi giới: là thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa hoặc đại diện cho công ty môi giới. Thực hiện các hoạt động trong tìm kiếm, trao đổi và kết nối các bên. Là bên trung gian trong trao đổi giữa các khách hàng. Tìm đến tiếng nói chung và mang đến các hợp đồng được ký kết cho khách hàng. Tìm kiếm phí hoa hồng của người mua hay bán các hợp đồng ký hạn hoặc quyền chọn.
+ Khách hàng là tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa. Thông qua việc uỷ thác cho thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa. Các nhu cầu của họ được phục vụ. Với các thành viên kinh doanh sẽ đảm bảo cho nhu cầu cũng như truyền đạt đến họ các nghĩa vụ tương ứng. Trả tiền cho dịch vụ được cung cấp bởi bên trung gian khi nhu cầu mua bán được thực hiện.
2.3. Hình thức mua bán hàng hóa:
Đây là hợp đồng có tính chất mua bán hàng hóa tương lai. Với đối tượng giao dịch chính được chuyển giao tại một thời điểm được hai bên xác định. Trong khi hợp đồng được giao kết ở hiện tại với các giá trị định giá hàng hóa ở hiện tại. Việc thực hiện nghĩa vụ của các bên được thực hiện vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Các thời điểm giao kết và thực hiện hợp đồng không đồng nhất.
Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch mang tính chất của một hợp đồng tương lai. Được thực hiện thông qua hai hợp đồng: Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.
+ Hợp đồng kỳ hạn. Xác định các kỳ hạn mà ở đó các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ tương ứng. Tiến hành với thoả thuận cam kết thực hiện nghĩa vụ và phát sinh quyền. Theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Tính chất quan trọng nhất đối với hợp đồng này là xác định các mốc thời gian trong tương lai.
+ Hợp đồng quyền chọn (quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán). Các bên thực hiện mua các quyền chọn với khoảng thời gian nhất định. Các nghĩa vụ tương ứng được phản ánh như mua hàng hóa. Ở đó, các bên tiến hành định giá cho hàng hóa. Trong khoảng thời gian xác định đó, bên có quyền lựa chọn thực hiện giao dịch hay không. Nó dựa trên các chênh lệch giá cả trên thị trường. Các bên thấy được lợi ích nhận về nếu các quyền đó được thực hiện trên thực tế. Đây cũng là thoả thuận được các bên bàn bạc đi đến xác lập hợp đồng với các thống nhất.
3. Vai trò mua bán hàng hoá trên qua Sở giao dịch hàng hoá:
Các hàng hóa được mua bán trên thị trường có tác động đến hiệu quả của nền kinh tế. Bên cạnh các yếu tố trong quản lý hay dịch vụ được cung cấp từ Sở giao dịch hàng hóa. Là các tính chất quyền hạn phản ánh trong hoạt động quản lý nhà nước. Do đó có thể thấy được các vai trò của hoạt động mua bán này dưới các phương diện:
Đối với nền kinh tế.
– Các đơn vị kinh doanh, đơn vị sản xuất,… đều tận dụng mọi khả năng lợi dụng thị trường Sở Giao dịch hàng hóa để chuyển dịch những rủi ro về giá cả trong giao dịch thực tế. Tránh hoặc giảm được những tổn thất do biến động giá gây nên.
– Định hướng sản xuất. Bởi không phải tất cả các hàng hóa đều được thực hiện với hoạt động của Sở. Các yêu cầu nhất định được đặt ra.
– Bảo vệ nhà đầu tư thông qua những dịch vụ được cung cấp hiệu quả. Đặc biệt khi các hiệu lực và quyền lợi của các bên được nhà nước đảm bảo.
– Điều chỉnh giá cả trên thị trường thông qua các lợi nhuận có thể xác định trên tính chất hạn chế rủi ro.
Đối với quản lí nhà nước.
– Giúp cho các thành phần tham gia thị trường cũng như nhà nước nắm được quan hệ cung cầu và giá cả. Khi phản ánh các tính chất trong tính toán giá thị trường của hàng hóa.
– Giúp Nhà nước tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Khi các hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn được tham gia vào giao dịch.
– Nhà nước thực hiện việc quản lí kinh tế được hiệu quả hơn. Dựa trên các số liệu thống kê được phản ánh từ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa.
Đối với xã hội.
– Giảm chi phí rủi ro đối với xã hội. Với các bảo đảm và uy tín của nhà nước.
– Phân bổ nguồn lực trong xã hội một cách tối ưu.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Thương mại năm 2005.