Trong nền kinh tế thị trường khi mà số lượng và mức độ tiết kiệm của các chủ thể ngày càng gia tăng, đồng thời quy mô sản xuất không ngừng mở rộng vượt quá khả năng vốn tự có, sự ra đời và phát triển các hình thức điều tiết vốn giữa các chủ thể với nhau rất cần thiết. Vậy trung gian tài chính phi ngân hàng là gì? Đặc điểm và các loại hình?
Mục lục bài viết
1. Trung gian tài chính phi ngân hàng là gì?
Trung gian tài chính phi ngân hàng (Non-bank financial intermediaries- NBFIs) là những tổ chức chuyên hoạt động trong lĩnh vực tài chính–tiền tệ có chức năng chủ yếu là chuyển các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đến những chủ thể thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, nhằm mục đích thu lợi nhuận. Các trung gian tài chính phi ngân hàng (NBFI) bao gồm nhiều tổ chức hỗn hợp, từ các công ty cho thuê, bao thanh toán và đầu tư mạo hiểm đến các loại hình tiết kiệm theo hợp đồng và các nhà đầu tư tổ chức (quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và quỹ tương hỗ).
2. Đặc điểm của trung gian tài chính phi ngân hàng:
– Các trung gian tài chính là các cơ sở kinh doanh tiền tệ và giấy tờ có giá được tổ chức và hoạt động để đạt được những mục đích sinh lời nhất định.
– Các trung gian tài chính phi ngân hàng làm cầu nối trung gian giữa tác nhân thừa vốn và tác nhân thiếu vốn; kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế; khuyến khích tiết kiệm xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng về vốn cho nền kinh tế; khắc phục hạn chế của kênh tài chính trực tiếp; hỗ trợ hệ thống dịch vụ trên thị trường tài chính.
– Tháng 3 năm 1998 các trung gian tài chính phi ngân hàng vừa bổ sung vừa cạnh tranh với các ngân hàng thương mại, buộc các ngân hàng này phải hoạt động hiệu quả hơn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, các quỹ hưu trí và các tổ chức đầu tư khác huy động được nguồn tài chính dài hạn lớn có thể đóng vai trò là lực lượng đối kháng với vị thế thống trị của các ngân hàng thương mại.
– Đặc điểm chung của các tổ chức này là huy động tiền tiết kiệm và tạo điều kiện tài trợ cho các hoạt động khác nhau, nhưng không nhận tiền gửi từ công chúng. NBFI đóng một vai trò kép quan trọng trong hệ thống tài chính. Họ bổ sung vai trò của các ngân hàng thương mại bằng cách lấp đầy khoảng trống trong phạm vi dịch vụ của họ. Nhưng họ cũng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại và buộc họ phải hiệu quả hơn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
– Hầu hết các NBFI cũng tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán và huy động và phân bổ các nguồn tài chính dài hạn. Trạng thái phát triển của NBFIs thường là một chỉ báo tốt về tình trạng phát triển của hệ thống tài chính.
– Vittas (tác giả bài viết “Regulatory Controversies of Private Pension Funds”) tập trung vào các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng, cụ thể là các quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm nhân thọ, cho đến nay vẫn là những NBFI quan trọng nhất. Ông cũng đưa ra một đánh giá ngắn gọn về vai trò và sự tăng trưởng của các NBFI khác, chẳng hạn như các công ty cho thuê và bao thanh toán, cũng như các công ty đầu tư mạo hiểm và quỹ tương hỗ. Vittas bao gồm sự phát triển ở các quốc gia được chọn trong các khu vực khác nhau trên thế giới. Ông cũng xem xét sự tăng trưởng gần đây của các NBFI, đặc biệt là các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng và thị trường chứng khoán, ở Ai Cập. Vittas thảo luận về các cải cách quy định và chính sách cần thiết khác để thúc đẩy NBFI – đặc biệt là sự mở cửa đối với thị trường quốc tế và sự hiện diện ở nước ngoài, những yếu tố cần thiết cho việc chuyển giao kỹ năng và công nghệ.
Ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, các trung gian tài chính phi thương mại đã đạt được những tiến bộ phi thường sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Họ cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng để lấy tiền tiết kiệm của công chúng và là nguồn cung cấp tài chính cho những người chi tiêu thâm hụt. Ở Ấn Độ, tiến bộ của họ gần đây hơn và điều đó cũng vậy, với rất nhiều sáng kiến từ chính phủ và RBI. Chúng lấp đầy những khoảng trống quan trọng trong cơ cấu tài chính của nền kinh tế Ấn Độ và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp cũng như nông nghiệp của nền kinh tế.
3. Các loại hình trung gian tài chính phi ngân hàng:
3.1. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng:
Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng là các tổ chức tài chính mà tài sản của nó được hình thành từ các hợp đồng.
Một là, công ty bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính mà hoạt động chủ yếu là nhằm bảo vệ tài chính cho những người có hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro về tử vong, thương tật, tuổi già, tài sản hoặc các rủi ro khác.
Công ty bảo hiểm bao gồm công ty bảo hiểm nhân thọ và các công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn.
Chức năng chủ yếu của công ty bảo hiểm là bảo hiểm và thanh toán bảo hiểm, không có chức năng thanh toán, không được nhận tiền gửi; có thể cho vay bằng cách hùn vốn với một công ty tài chính hoặc một ngân hàng thương mại.
Người tham gia bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, lãi suất thấp và thường an toàn.
Thị trường bảo hiểm nước ta trong những năm gần đây đã rất sôi động, đa dạng. Số lượng công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng tăng ;các loại hình sở hữu đa dạng ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, thuộc cả ba lĩnh vực bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự ;tính cạnh tranh của các công ty đã và đang từng bước thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Hai là, các Quỹ trợ cấp.
Các quỹ trợ cấp được hình tháng từ những khoản đóng góp của những người lao động khi còn đang làm việc và được sử dụng để chi trả trợ cấp khi họ về hưu hoặc mất sức lao động tạm thời
– Hoạt động theo nguyên tắc:huy động vốn trực tiếp theo định kỳ với một tỷ lệ nhất định theo thu nhập của những người tham gia để trợ cấp và đầu tư vào các tài sản chính
– Mục đích: Đảm bảo một mức thu nhập ổn định cho người lao động khi về hưu.
– Hiện nay quỹ hưu trí được quản lý theo 2 phương thức:
+ Chương trình trợ cấp lớn do các công ty kinh doanh lớn lập ra.
+ Chương trình trợ cấp công cộng được quản lý bởi Chính Phủ.
3.2. Các trung gian đầu tư (Quỹ đầu tư):
Quỹ đầu tư là định chế trung gian tài chính thực hiện huy động vốn của người tiết kiệm thông qua việc bán các chứng chỉ góp vốn. Quỹ đầu tư chủ yếu là dựa vào vốn của các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp hoặc phát hành các chứng chỉ, các giấy tờ có giá.
Ủy ban chứng khoán quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đối với các loại quỹ đầu tư khác thì hoạt động như doanh nghiệp.
Quỹ đầu tư tồn tại dưới hình thức tổ chức là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
Quỹ đầu tư cấp chứng chỉ đầu tư cho các nhà đầu tư góp vốn cho quỹ, rồi quỹ thay mặt các nhà đầu tư đó tiến hành hoạt động đầu tư sinh lời, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, đầu tư rủi ro.
Tại Việt Nam quỹ này hiện chưa có hoặc có rất ít.
3.3. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt đông trên thị trường chứng khoán:
– Công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán. Là những công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Nếu như các ngân hàng đầu tư, ngân hàng cầm cố chứng khoán chuyên hoạt động trên thị trường sơ cấp thì những công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán lại chuyên môn hóa hoạt động trên thị trường thứ cấp
Công ty môi giới là những trung gian thuần túy,họ hành động như các đại lý cho các nhà đầu tư trong việc mua bán các chứng khoán. Chức năng: làm cho những người mua và những người bán chứng khoán gặp nhau, nhờ đó họ được hưởng hoa hồng mua giới.
+ Công ty môi giới hoạt động theo lệnh của khách hàng và chịu sự quản lý của Ủy ban chứng khoán Nhà nước; với hành vi môi giới thì rủi ro đến với họ là rất ít; họ có thể bị phạt và chịu trách nhiệm khi không thực hiện đúng hợp đồng.
Khác với công ty môi giới, công ty kinh doanh chứng khoán ngoài việc môi giới chứng khoán họ còn trực tiếp mua và bán các lợi chứng khoán để hưởng chênh lệch giá, rủi ro lớn vì giá cả của chứng khoán thay đổi bất thường.
+ Hoạt động: với tư cách là những người đầu cơ, họ lựa chọn danh mục chứng khoán cần mua, cần bán, thời điểm mua bán giá cả và số lượng sao cho có lợi nhất.
Hiện nay, các công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán đã tích cực mở rộng phạm vi hoạt động. hoạt động trên các thị trường với tư cách là ngân hàng đầu tư, người môi giới và nhà buôn bán chứng khoán.