Mô hình cạnh tranh Cournot là thuật ngữ được sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Mô hình này được sáng lập và dùng tên của chính người sáng lập. Trong đó phản ánh tính chất cạnh tranh đặc biệt với các sản phẩm tương đồng được tung ra thị trường của hai doanh nghiệp khác nhau. Vậy mô hình cạnh tranh Cournot là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình?
Mục lục bài viết
1. Mô hình cạnh tranh Cournot là gì?
Mô hình cạnh tranh Cournot trong tiếng Anh là Cournot Competition Model.
Mô hình được đặt theo tên người sáng lập, nhà toán học người Pháp Augustin Cournot.
Mô hình cạnh tranh Cournot là một mô hình được sử dụng trong ngành kinh tế. Mô tả một cấu trúc một ngành mà các công ty đối thủ cung cấp một loại sản phẩm giống hệt nhau, cạnh tranh nhau về số lượng sản phẩm sản xuất, một cách độc lập. Tính chất của cạnh tranh được phản ánh mạnh mẽ trong cùng một thời điểm giống nhau. Theo đó trong hoạt động của mình, các doanh nghiệp không đơn thuần mong muốn tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Mà muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm thống lĩnh thị trường.
Mô hình cạnh tranh Cournot được áp dụng khi các công ty sản xuất hàng hóa giống hệt nhau hoặc được tiêu chuẩn hóa. Mô hình giả định rằng các công ty không thể thông đồng hoặc tạo thành một các-ten. Tức là tính chất trong gian lận thị trường không xảy ra để đánh lừa người tiêu dùng. Nhưng có cùng quan điểm về nhu cầu thị trường và biết rõ chi phí vận hành của đối thủ cạnh tranh. Các tính toán hay thăm dò được các bên thực hiện. Với mong muốn có thể chủ động trong tạo ra lợi thế mà đối thủ không thể thực hiện. Từ đó mà chiếm được khách hàng với số lượng sản phẩm bán ra lớn.
2. Tính chất trong cạnh tranh:
Mô hình cạnh tranh miêu tả tính chất ngẫu nhiên trong sản phẩm được cung cấp là đồng nhất. Đây là các sản phẩm mới của các công ty có hoạt động kinh doanh với tính chất cạnh tranh. Ngoài ra, thời điểm cho ra mắt sản phẩm cũng phản ánh như nhau. Nó đưa ra các sự trùng hợp một các ngẫu nhiên giữa các bên có lợi ích đối lập nếu không muốn nói là xung đột. Khi đó, ta có thể kể đến hai trường hợp nhìn nhận vấn đề như sau:
Nếu đây là sự trùng hợp thật sự trên thực tế. Nó sẽ giúp cho khách hàng nhận được lợi ích nhiều hơn khi chiến lược cạnh tranh được áp dụng. Bằng mọi cách, các bên phải lôi kéo khách hàng để bán được nhiều sản phẩm nhất, tìm kiếm nhiều lợi nhuận nhất. Tuy nhiên muốn thực hiện được điều đó, họ phải chiếm được lòng tin và nhu cầu của khách hàng thông qua các quyền lợi mang đến. Ví dụ như các dịch vụ trải nghiệm, các chế độ quyền lợi hay giá cả cạnh tranh. Trong khi hai bên cố gắng mang đến lợi thế và tìm kiếm vị trí trên thị trường. Thì khách hàng đang nhận được những lợi ích phản ánh rõ nét.
Tuy nhiên đây cũng có thể là một chiêu trò trong kinh doanh. Các bên hợp tác với nhau nhằm đánh lừa tâm lý khách hàng. Các chiêu thức vẫn được áp dụng. Tuy nhiên giá cả cạnh tranh mà các bên đưa ra thực tế vẫn nằm trong các dự tính lợi nhuận cao nhất mong muốn. Khi bị đánh trúng tâm lý trong giá cả hay dịch vụ cung cấp, khách hàng tập chung vào doanh nghiệp bán rẻ hơn với suy nghĩ đang được lợi. Và mô hình cạnh tranh Cournot giả định khả năng này không xảy ra.
Bản chất của mô hình cạnh tranh Cournot.
Các công ty hoạt động trong thị trường độc quyền tập đoàn thường cạnh tranh bằng cách tìm cách đánh cắp thị phần của nhau. Với các mục đích trong phân bố lại nhu cầu khách hàng. Sự lôi kéo và tìm kiếm các khách hàng mới. Bên cạnh các lợi ích hay ưu đãi cho khách hàng lâu năm. Một cách để thực hiện điều này là thay đổi số lượng hàng hóa được bán. Phản ánh thông qua số lượng hàng hóa bán ra trong các giai đoạn thực hiện khác nhau. Cũng như tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận.
Theo qui luật cung cầu, sản lượng cao hơn khiến giá giảm. Còn sản lượng thấp hơn khiến giá tăng. Do đó, các công ty cần điều chỉnh tính toán cũng như cân đối cung cầu trong từng giai đoạn. Phải xem xét số lượng mà một đối thủ cạnh tranh có khả năng tung ra trong tối đa hóa sản xuất. Các khả năng này càng thấp thì doanh nghiệp càng có lợi thế trong tìm kiếm và thống lĩnh thị trường. Từ đó có cơ hội tối đa hóa lợi nhuận tốt hơn.
Tóm lại, những nỗ lực để tối đa hóa lợi nhuận được dựa trên các thăm dò quyết định của đối thủ cạnh tranh. Cũng như sự chủ động trong tìm kiếm lợi thế. Mỗi quyết định về sản lượng đầu ra của công ty được cho là ảnh hưởng đến giá sản phẩm. Càng chủ động nắm bắt và tận dụng cơ hội bao nhiêu, thì công ty có thể tìm kiếm các lợi ích lớn bấy nhiêu.
3. Ưu và nhược điểm của mô hình:
3.1. Ưu điểm của mô hình:
Mô hình cạnh tranh Cournot có một số ưu điểm lớn. Khi các hoạt động trong kinh doanh tiến hành theo đúng mô tả. Khi cạnh tranh xảy ra, các lợi ích của khách hàng có thể đạt được nhiều hơn. Nó bắt buộc các công ty phải điều chỉnh kinh doanh để lôi kéo khách hàng. Do đó khi đứng trong vai trò lựa chọn, khách hàng có thể chọn theo các sản phẩm cho ra các lợi ích lớn hơn. Như giá thành thấp hơn, các chăm sóc hay phục vụ tốt hơn mang đến hài lòng trong sử dụng.
Mô hình thể hiện các tính toán của các công ty có hoạt động cạnh tranh. Trong đó đặc biệt quan tâm đến các lợi ích mình có thể cung cấp trong khi đối thủ không thể. Dựa trên các tương đồng trong sản xuất, họ có thể biết điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để thực hiện các chiến thuật kinh doanh phù hợp, hiệu quả.
Các doanh nghiệp phải tính toán nước đi của mình. Đồng thời tạo ra cản trở cho doanh nghiệp đối thủ. Như xác định chiến lược kinh doanh mới. Bán sản phẩm với mức giá cạnh tranh,… Mô hình cho ra kết quả hợp lí với giá cả và số lượng nằm giữa mức độc quyền (sản lượng thấp, giá cao) và mức cạnh tranh (sản lượng cao, giá thấp). Khách hàng có thể có trải nghiệm tốt. Cũng như nhận về các giá trị đảm bảo hơn trong chất lượng và lợi ích. Mô hình cũng mang lại trạng thái cân bằng Nash ổn định.
3.2. Nhược điểm của mô hình:
Một số giả định của mô hình có thể hơi phi thực tế trong thế giới thực.
Đầu tiên, mô hình độc quyền cổ điển của Cournot giả định rằng hai người chơi thiết lập chiến lược số lượng sản xuất của họ một cách độc lập. Và các yếu tố được phản ánh hết sức ngẫu nhiên. Tuy nhiên, họ có thể đoán được các suy nghĩ hay chiến lược của đối thủ để tìm ra các phương thức kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, khi chỉ có hai nhà sản xuất trong một thị trường. Họ có khả năng phản ứng cao với các chiến lược khác của nhau hơn là tự dò dẫm các chiến lược. Tức là các hoạt động kinh doanh sẽ được thực hiện một cách linh hoạt.
Ví dụ như doanh nghiệp A cho ra thị trường có một công dụng nhất định. Các công ty có hoạt động cạnh tranh hoàn toàn có thể tìm cách sản xuất các sản phẩm có tính năng hay công dụng tối ưu hơn, giá thành hợp lý. Giả định này có thể khả thi hơn khi diễn ra hoạt động cạnh tranh trên thực tế.
Thứ hai, giả định không có thông đồng trong hoạt động kinh doanh.
Các doanh nghiệp hoàn toàn hoạt động độc lập và yếu tố cạnh tranh được phản ánh rõ. Cournot lập luận rằng thị trường nhị quyền bán có thể hình thành một các-ten và gặt hái lợi nhuận cao hơn bằng cách thông đồng. Với các phân tích trong thông đồng sẽ giúp thúc đẩy sức mua vào một bên khi mức giá thấp thực ra đã được tính toán kỹ lưỡng. Lợi ích có thể được chia đều cho các doanh nghiệp thông đồng đánh lừa thị trường. Nhưng lí thuyết trò chơi cho thấy một sự sắp xếp theo các-ten sẽ không ở trạng thái cân bằng. Vì mỗi công ty sẽ có xu hướng chệch khỏi sản lượng đã được thống nhất. Ví dụ rõ ràng nhất là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Thứ ba, đề cao yếu tố số lượng.
Hiệu quả cạnh tranh được thể hiện khi sản phẩm của doanh nghiệp được bán ra nhiều hơn. Trong khi rõ ràng các doanh nghiệp muốn cạnh tranh thành công phải đưa ra những lợi ích lớn đến khách hàng. Quan trọng trong đó là mức giá cạnh tranh. Vậy thì số lượng không thể đồng nhất với lợi nhuận đạt được sẽ lớn hơn. Trong khi các nhà phê bình của mô hình nêu nghi vấn về mức độ thường xuyên của các nhóm độc quyền cạnh tranh về số lượng hơn là giá cả.
Cuối cùng, là các giả định về tính đồng nhất một cách tuyệt đối.
Trong khi các hoạt động kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường được thể hiện rất đa dạng và phức tạp. Mô hình cạnh tranh Cournot giả định tính đồng nhất của sản phẩm không có yếu tố khác biệt. Tức là các sản phẩm được tạo ra và ngẫu nhiên vì một sự trùng hợp nhất định. Các phản ánh trên sản phẩm đều đồng nhất và không có khác biệt. Nó hơi phi thực tế và vì vậy mà ý nghĩa không được phản ánh tuyệt đối. Ngay cả trong một sản phẩm cơ bản như nước khoáng đóng chai. Người ta sẽ khó có thể tìm thấy sự đồng nhất trong các sản phẩm được cung cấp bởi những nhà cung cấp khác nhau.