Năng suất lao động là gì? Năng suất lao động trong tiếng Anh là Labor Productivity. Tầm quan trọng của đo lường năng suất lao động?
Năng suất lao động là thuật ngữ được sử dung trong phân tích, đánh giá hiệu quả của lao động. Có thể được phản ánh thông qua quá trình sản xuất hoặc kinh doanh. Nó được phản ánh với ý nghĩa cho nhiều chủ thể thực hiện xem xét. Trong đánh giá với ý nghĩa với quốc gia, năng suất này được đánh giá trong các tiêu chí nhất định. Do vậy mà đo lường năng suất lao động sẽ phản ánh hiệu quả. Thông qua đó có những điều chỉnh hay tác động phù hợp. Để tìm hiểu các nội dung triển khai với hoạt động đo lường.
Mục lục bài viết
1. Năng suất lao động là gì?
Năng suất lao động trong tiếng Anh là Labor Productivity hoặc Workforce Productivity.
Năng suất lao động là thước đo đối với các giá trị tạo ra đối với hoạt động của quốc gia. Trong đó để giới hạn phạm vi tính toán và so sánh, thực hiện đo lường sản lượng tạo ra hàng giờ của nền kinh tế một đất nước. Các giá trị phản ánh được thể hiện bằng giá trị tính phản ánh qua hoạt động. Cụ thể, nó biểu thị số lượng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực sự được tạo ra trong một giờ lao động.
Năng suất lao động được định nghĩa là sản lượng kinh tế thực tế trên mỗi giờ lao động. Tăng trưởng năng suất lao động được đo bằng sự thay đổi sản lượng kinh tế trên mỗi giờ lao động trong một khoảng thời gian xác định. Tức là đối với các sản lượng của giờ lao động khác, các giá trị tạo ra có dấu hiệu tăng lên. Như vậy, việc đo lường năng suất lao động phản ánh các khả năng ở các thời điểm đó. Và khả năng ở các thời điểm khác nhau sẽ phản ánh khác nhau. Nó có thể thay đổi do các yếu tố chủ quan hoặc khách quan.
Phản ánh giá trị và hiệu quả GDP.
Trong khi phạm vi đo lường năng suất được phản ánh trong quốc gia. Nên thực chất chỉ bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi công dân quốc gia và công dân nước ngoài. Và giá trị làm ra được xác định vào năng suất lao động. Khi tiến hành tính toán các năng suất, phải phản ánh bằng giá trị cụ thể. Nó có thể được tạo ra từ hoạt động đầu tư, kinh doanh,… và tạo ra giá trị. Phản ánh năng suất dựa trên tính chất của hiệu quả và tăng trưởng. Bởi năng suất tăng đồng nghĩa với các giá trị tạo ra lớn hơn. Đất nước đang có nhiều thuận lợi cũng như tiềm năng phát triển so với các giai đoạn khác được so sánh.
Năng suất lao động sẽ được phản ánh khác biệt khi thực hiện các cải thiện trong sản xuất. Đó là việc làm thay đổi các yếu tố và tính chất trong công cụ, phương tiện và cách thức sản xuất. Như vậy, khi đó quốc gia có thể đánh giá các tác động và hiệu quả. Từ đó cân đối việc sử dụng hay áp dụng phù hợp yếu tố. Bởi năng suất phản ánh giá trị sản lượng quốc gia. Có ý nghĩa trong phản ánh các hiệu quả trong nền kinh tế. Và điều chỉnh nhằm phát triển bền vững kinh tế quốc gia.
Tăng trưởng năng suất lao động phụ thuộc vào ba yếu tố chính:
Tiết kiệm và đầu tư vào vốn hiện vật. Phản ánh thông qua việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Với tính chất đúng, đủ, kịp thời và không lãng phí. Bên cạnh phải đảm bảo hoạt động đầu tư tìm kiếm các lợi ích an toàn, tránh rủi ro. Và đầu tư vào vốn hiện vật là các tài sản ít hao mòn. Các giá trị phản ánh tương đối ổn định theo thời gian. Kể đến như các máy móc hay thiết bị phục vụ trong sản xuất. Các phương tiện tham gia vào vận chuyển hàng hóa, nhà xưởng,…. Các nguồn vốn này vừa có thể tham gia phục vụ tạo ra năng suất lao động. Vừa đảm bảo là tài sản doanh nghiệp có thể xác định giá trị.
Đầu tư vào công nghệ mới. Các công nghệ hiện đại và phù hợp có thể được thực hiện trong hoạt động sản xuất. Mang đến các lợi ích phản ánh trên giá trị thực tế. Như các dây chuyền hiện đại trong tự động vận hành, tích hợp các điều khiển từ xa với hệ thống điện tử. Mang đến các tiết kiệm trong chi phí đầu vào, đầu ra, tiết kiệm nhân lực, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Như vậy với thời gian ngắn hơn, chi phí thấp hơn có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao hơn. Nâng suất lao động đang tăng trưởng.
Đầu tư vốn nhân lực. Thông qua chất lượng giáo dục và đào tạo. Mang đến nguồn nhân lực cho chuyên môn, trình độ và tay nghề cao. Phù hợp với các tiêu chí trong hoạt động của doanh nghiệp. Thay vì tìm kiếm hay triêu mộ, doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo nâng cao các kĩ năng, năng lực, đáp ứng nhu cầu. Mang đến các thuận lợi trong hoạt động của các doanh nghiệp và năng suất chung của nền kinh tế.
Để tăng trưởng diễn ra một cách bền vững. Tất cả các yếu tố này đều phải hoạt động hiệu quả và bền vững. Bên cạnh tính chất thay đổi và cải tiến không ngừng. Nhằm mang đến các yếu tố phù hợp và hiệu quả nhất khi áp dụng trong đầu tư hay sản xuất kinh doanh.
Đo lường năng suất lao động.
Năng suất lao động có những mối liên hệ và phản ánh nhất định với tổng sản phẩm quốc nội. Để tính năng suất lao động của một quốc gia, chia tổng sản lượng cho tổng số giờ lao động.
Ví dụ: giả sử GDP thực tế của một nền kinh tế là 10.000 tỉ USD và tổng số giờ lao động trong nước là 300 tỉ giờ. Năng suất lao động sẽ là 10.000 tỉ USD chia cho 300 tỉ giờ, tương đương khoảng 33 USD mỗi giờ lao động.
Nếu GDP thực tế của nền kinh tế đó tăng lên 20.000 tỉ USD vào năm tới và số giờ lao động tăng thành 350 tỉ giờ, tăng trưởng năng suất lao động của nền kinh tế sẽ xấp xỉ 72%.
Tăng trưởng năng suất lao động đôi khi có thể được hiểu là mức sống trong nước được cải thiện.
2. Tầm quan trọng của đo lường năng suất lao động:
Năng suất lao động phản ánh các số lượng hay giá trị hàng hóa một quốc gia làm được trong một giờ lao động. Có liên kết trực tiếp với cải thiện mức sống dưới hình thức tiêu dùng cao hơn. Khi mà các năng suất cũng như công suất luôn tăng trong quá trình sản xuất. Với cán cân cung cầu, để có thể đảm bảo hàng hóa được tiêu thụ thì nhu cầu cũng được tăng lên. Khi đó, phản ánh các giá tri thu thập tăng và đời sống con người được cải thiện. Việc đo lường phản ánh sự cả thiện trong nền kinh tế, trong nhu cầu của người dân và tiềm năng của thị trường. Đo lường giúp cân đối và sử dụng hiệu quả các yếu tố phản ánh năng suất trong các hoạt động mới.
Năng suất lao động của một nền kinh tế tăng tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn cho cùng một lượng công việc. Khi đó hiệu quả phản ánh giúp tiết kiệm các chi phí và sức lao động. Sự gia tăng sản lượng này giúp mọi người có thể tiêu thụ nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Cùng với các cải tiến trong công nghệ, các chi phí tham gia sản xuất ở mức hợp lý giúp giá cả ngày càng hợp lí. Mức độ hợp lý không đồng nghĩa với giá giảm. Mà là sự ổn định và phù hợp với đòi hỏi thị trường, phù hợp với khả năng của nhóm khách hàng tiềm năng. Do đó mà GDP vẫn tăng.
Mục đích trong tăng trưởng năng suất lao động.
Tăng trưởng năng suất lao động có liên quan trực tiếp đến sự biến động của vốn hiện vật, công nghệ mới và vốn nhân lực. Năng suất lao động tăng lên thường bắt nguồn từ tăng trưởng ở một trong ba lĩnh vực trên. Do đó cần thiết có những điều chỉnh phù hợp nhằm mang lại hiệu quả. Các nội dung phân tích thể hiện tại mục 1. Đo lường năng suất lao động giúp đưa ra ước tính về tác động kết hợp của các xu hướng của ba lĩnh vực trên.
Năng suất lao động cũng có thể chỉ ra những thay đổi ngắn hạn. Và cả các thay đổi theo chu kì trong một nền kinh tế. Các khoảng thời gian dùng phản ánh giá trị là trong 1 giờ đồng hồ. Do đó, ở các thời điểm khác nhau đều có thể nhận thấy các thay đổi hay phản ánh tính chuyển dịch của năng suất lao động. Thông thường, để phản ánh thay đổi và đánh giá hiệu quả. Cần xem xét các phản ánh giá trị liên tục một cách hợp lý. Các khoảng thời gian tham gia phân tích càng dài càng thể hiện hiệu quả nhận định năng suất và tính chất tăng trưởng.
Nếu sản lượng tăng trong khi số giờ lao động gần như không đổi.
Các chi phí tham gia vào sản xuất cũng được khống chế ở một giá trị nhất định. Thì nó báo hiệu rằng lực lượng lao động đã trở nên năng suất hơn. Các yếu tố, chi phí và tính chất phản ánh hiệu quả trong sản xuất. Các tính chất không hiệu quả được loại bỏ thể hiện tính chất tinh gọn trong thực hiện sản xuất kinh doanh. Bên cạnh các nhân tố tác động khác nên năng suất lao động làm thay đổi sản lượng hàng hóa. Khi chất lượng lao động được cải thiện, năng lực và trình độ chuyên môn cải thiện. Là nhân tố thay đổi hiệu quả làm việc.
Ngoài ba yếu tố nêu ở trên, hiện tượng này cũng xuất hiện trong thời kì suy thoái kinh tế. Khi người lao động tăng cường nỗ lực lao động để tránh mất việc khi tỉ lệ thất nghiệp tăng. Và mối đe dọa sa thải xuất hiện. Tuy nhiên các năng suất lao động không chỉ được nhìn nhận bởi yếu tố lực lượng lao động. Khi các sức lao động được thể hiện hiệu quả hơn nhưng các tiện ích không được áp dụng. Năng suất trong trường hợp này có thể phản ánh không hiệu quả.