Lý thuyết phát triển theo mô hình đàn nhạn bay là lý thuyết được đưa ra trong hoạt động kinh tế. Hướng đến các nhu cầu và định hướng trong các phát triển. Đặc biệt khi xây dựng chiến lược cho các nước kém phát triển và đang phát triển thực hiện. Vậy lý thuyết phát triển theo mô hình đàn nhạn bay là gì? Nội dung?
Mục lục bài viết
1. Lý thuyết phát triển theo mô hình đàn nhạn bay là gì?
Lí thuyết phát triển theo mô hình đàn nhạn bay trong tiếng Anh được gọi là Flying geese paradigm – FGP.
Mô hình đàn nhạn bay là thuật ngữ chỉ một đặc trưng phát triển công nghiệp thường thấy ở các nước Đông Á.
Khái niệm.
Mô hình “đàn nhạn bay” do nhà kinh tế học Nhật Bản Akamatsu Kaname khởi xướng đầu tiên từ những năm 1930. Với các tính chất phản ánh được lý giải bằng sự “bắt kịp” (catch up) của các nước đang phát triển đối với các nước tiên tiến. Các quá trình đi lên của các nước này được thực hiện theo từng giai đoạn chính xác và chắc chắn. Nó dần dần làm quen với thị trường, tạo lợi thế và chiếm các vị trí quan trọng. Như cái cách mà các nước tiên tiến đã thực hiện trước đó. Sự bắt kịp được phản ánh thông qua tận dụng thời điểm, lợi thế và các tiềm lực sẵn có. Cùn như học hỏi và áp dụng linh hoạt từ mô hình của các nước tiên tiến.
Mô hình này ban đầu mô tả quá trình công nghiệp hoá của một nước phát triển. Nó chỉ ra các giai đoạn cần thiết và theo trình tự mà các nước phải tiến hành. Và Nhật Bản được xem như là con nhạn đầu đàn. Tiếp theo là các nền kinh tế mới công nghiệp hoá NIEs, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Các nước này được ví như một đàn nhạn và bay theo một trình tự nhất định theo hình chữ V. Khi các học hỏi hay ứng dụng được phản ánh, các nước thực hiện chuyển dịch cơ cấu và có những thành tựu nhất định.
Về lý thuyết chung được thể hiện, các quốc gia có tính chất, tiềm lực khác nhau sẽ cho ra hiệu quả khác nhau. Cũng như việc áp dụng không được phản ánh tuyệt đối do các nước có tính chất lợi thế hay ưu thế riêng biệt. Mô hình đàn nhạn bay gồm có ba phiên bản. Phiên bản đầu tiên áp dụng cho trường hợp một nước và một sản phẩm. Phiên bản thứ hai áp dụng cho trường hợp một nước và nhiều sản phẩm. Phiên bản thứ ba áp dụng cho nhiều nước.
2. Ý nghĩa của lý thuyết phát triển:
Trong sự đuổi kịp này, vấn đề cơ cấu ngành có ý nghĩa quan trọng. Các ngành nghề được tập chung phát triển ở từng giai đoan được thể hiện. Cũng như cơ cấu có sự chuyển dịch sang công nghiệp hóa. Nó cũng phản ánh các trình độ, năng lực, nguồn nhân lực,.. được đầu tư và tận dụng hiệu quả trong nền kinh tế. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành của các lí thuyết này có nhiều điểm tương đồng với lí thuyết phát triển không cân đối. Khi mà luôn xác định các tiềm năng cho phát triển ngành nghề nhất định ở các giai đoạn cụ thể.
Từ đó thúc đẩy cho ngành nghề phát triển ổn định và bền vững. Rõ ràng khi các năng lực trong khoa học, công nghệ và kỹ thuật được tập chung. Nó sẽ có ý nghĩa trong cung cấp phương tiện, công cụ hữu hiệu cho các ngành nghề khác. Các “cực tăng trưởng” trong các lí thuyết này thay đổi theo từng giai đoạn và nhân tố cụ thể. Dựa trên sự bắt kịp cũng như áp dụng linh hoạt, hiệu quả các chiến lược từ nước tiên tiến. Có ý nghĩa quyết định sự thay đổi và lợi thế so sánh trong quan hệ ngoại thương. Ngoài ra việc “bắt kịp” nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn các “cực tăng trưởng” trong mỗi gian đoạn nhất định.
3. Nội dung lý thuyết phát triển:
Tính chất được phản ánh qua các tập tính được phản ánh với đàn nhạn. Khi mà có một con đầu đàn, các con còn lại luôn thể hiện theo thứ tự nhất định. Và dù có chuyện gì xảy ra thì đàn nhạn khi bay đều xếp thành hình chữ V. Người ta gọi đó là quá trình bắt kịp. Quá trình này được phản ánh qua 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1:
Con nhạn đầu đàn được phản ánh bằng một đất nước phát triển với các phát minh đầu tiên. Khi quốc gia có nền công nghệ hàng đầu và phát minh mang đến nhiều lợi ích trong nền kinh tế. Do tính chất phát minh độc quyền và vì mục tiêu trong cạnh tranh. Quốc gia đó chỉ tiến hành sản xuất sản phẩm này cho thị trường trong nước. Các lợi thế được tạo ra và hiệu quả ngày càng được chứng minh. Trong khoảng thời gian này, quốc gia đó tập chung vào lợi thế thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện cũng như bỏ xa các nước đang phát triển.
Sản phẩm ban đầu được phục vụ cho thị trường nội địa. Sau khoảng thời gian đó, kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận được phản ánh. Thông qua hoạt động xuất khẩu sang các nước khác, họ là những người xuất khẩu ròng sản phẩm. Được hiểu là các sản phẩm được sản xuất và phân phối độc quyền.
Các nước kém phát triển muốn cải thiện kinh tế phải nhập hàng công nghiệp chế biến từ các nước phát triển. Nhằm tập chung chuyển hướng sang đầu tư công nghiệp. Đồng thời xuất khẩu trở lại một số sản phẩm thủ công, nông nghiệp.
– Giai đoạn 2:
Khi các sản phẩm đó dần trở lên phổ biến trên thị trường. Đây là giai đoạn sản phẩm trưởng thành và được tiêu chuẩn hóa. Lúc này, các nước đang phát triển được chuyển giao công nghệ và sản phẩm đã được sản xuất rộng rãi ở nhiều nước khác. Sự cạnh tranh ngày càng cao hơn với công nghệ sản xuất sản phẩm đã được lan truyền và mô phỏng rộng rãi ở nhiều nước. Khi sản phẩm trở lên phổ biến, các nước đều có thể ứng dụng vào kinh tế. Và so với giai đoạn 1, các quốc gia này đã có được các lợi nhuận nhất định. Lượng xuất khẩu ròng của nước phát minh sản phẩm sẽ ngày càng giảm. Tuy nhiên họ đã nhận được các lợi nhuận khổng lồ trong các giao dịch được tiến hành.
Các nước chậm phát triển tiếp nhận đầu tư của các nước phát triển. Đã có khả năng tự chế tạo lấy các hàng hóa công nghiệp tiêu dùng mà trước đây vẫn phải nhập. Nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Cũng như các xu hướng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế bắt đầu hình thành. Ðây là giai đoạn tích lũy tư bản và mô phỏng công nghệ chế tạo của các nước phát triển.
– Giai đoạn 3:
Những sản phẩm công nghiệp thay thế nhập khẩu ở giai đoạn 2 đã có thể trở thành những sản phẩm xuất khẩu. Khi các ứng dụng và kinh nghiệm càng tăng cao. Phản ánh trong giá trị của nền kinh tế đã có sự khác biệt rõ rệt với hai giai đoạn trước. Khoảng cách giữa những nước đi sau với các nước phát triển không còn bao xa. Khi có thể sản xuất, xuất khẩu. Vì vậy mà số lượng và quy mô mặt hàng xuất khẩu ngày càng mở rộng. Nó đứng trên thị trường với vai trò của nước có công nghệ, trình độ kỹ thuật và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp.
Việc sản xuất sản phẩm sẽ được diễn ra ở các nước đang phát triển. Và xuất khẩu ngược trở lại các nước phát triển hay nước đã phát minh ra sản phẩm. Thông qua quá trình đầu tư trực tiếp của các nước phát triển vào các nước đang phát triển. Nước phát minh ra sản phẩm cũng như các nước phát triển khác trở thành những nước nhập khẩu ròng sản phẩm này.
Như vậy ở giai đoạn này, tính chất bắt kịp đã được phản ánh một phần. Các nước này được xem là các nước đang phát triển.
– Giai đoạn 4:
Là giai đoạn cuối cùng phản ánh hiệu quả của bắt kịp. Xuất khẩu hàng công nghiệp tiêu dùng bắt đầu giảm xuống. Các định hướng trong chuyển giao công nghệ hay nhu cầu phát minh, nghiên cứu mới được tiến hành. Nền công nghiệp đã đạt trình độ ngang bằng với các nước phát triển. Bắt đầu chuyển giao một số sản phẩm công nghiệp tiêu dùng cho các nước kém phát triển hơn. Các hoạt động được diễn ra như những phản ánh từ giai đoạn đầu trong vai trò của nước phát triển.
Như vậy sau thực hiện bốn giai đoạn này. Chuyển dịch cho thấy các nước kém phát triển biết tận dụng, xác định tốt mục tiêu. Cuối cùng trở thành nước có nền kinh tế phát triển. Với chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang Công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Tính tất yếu được phản ánh.
Việc phát minh một sản phẩm mới là một công việc tốn kém và nhiều rủi ro. Nó đòi hỏi các kinh nghiệm và trình độ, cũng như tiềm lực của các nước phát triển. Với những nhu cầu tìm kiếm những công nhân có trình độ chuyên môn cao. Việc sản xuất sản phẩm trong giai đoạn đầu vì vậy mà chỉ tập trung tại các nước giàu có, phát triển. Cũng chính họ mới có khả thi cho ra sản phẩm ứng dụng cao cho nền kinh tế chung trên thế giới.
Với các ưu thế sở hữu, các nước phát triển phải làm giàu cho minh trước. Tạo ra các bước tiến xa hơn, cũng như tạo khoảng cách lớn với các nước khác. Khi thời hạn của các bằng phát minh sáng chế đã hết hiệu lực thì các nước khác mới có triển vọng phát triển. Họ có thể mang đến tính ứng dụng cao hơn cho sản phẩm để đẩy nhanh hoạt động và chất lượng sản phẩm. Các tính chất trong nhập khẩu không còn được phản ánh. Thay vào đó họ đứng trong vai trò sản xuất và tìm kiếm lợi ích trong xuất khẩu. Các diễn biến mang đến các đòi hỏi ngày càng cao trong hướng phát triển của họ.