Chiến lược hội nhập về phía sau là gì? Chiến lược hội nhập về phía sau trong tiếng Anh là Backward integration strategy. Đặc trưng? Các trường hợp áp dụng?
Chiến lược hội nhập về phía sau là một chiến lược được doanh nghiệp tiến hành trong sản xuất. Khi mà các giai đoạn tạo thành phẩm trải qua nhiều khâu trung gian. Trong khi các chi phí quá tốn kém hoặc lợi ích không được đảm bảo tuyệt đối nến doanh nghiệp làm việc cùng đối tác. Khi chiến lược được áp dụng, doanh nghiệp có thể thâu tóm các hoạt động trong các giai đoạn một cách chủ động. Từ đó tìm kiếm các lợi ích mong muốn một cách ổn định và bền vững. Sự hội nhập về phía sau đảm bảo cho các khâu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Khác với hội nhập về phía trước hay hội nhập ngang.
Mục lục bài viết
1. Chiến lược hội nhập về phía sau là gì?
Chiến lược hội nhập về phía sau trong tiếng Anh là Backward integration strategy.
Chiến lược hội nhập về phía sau là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà cung cấp. Về phía sau được nhìn nhận với những khâu được thực hiện trước đó, mà doanh nghiệp cần thiết thực hiện trong hoạt động sản xuất của mình. Phổ biến là các khâu trong cung ứng nguyên vật liệu hay máy móc mà doanh nghiệp cần sở hữu. Tuy nhiên, các giao dịch phải được thực hiện với đối tác. Do các tính chất phản ánh trong chiến lược, doanh nghiệp có thể mua lại hoặc sáp nhập với những doanh nghiệp cung cấp kia.
Có thể việc sáp nhập hay mua lại giúp doanh nghiệp chủ động với những khâu chuẩn bị của mình. Cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học cải thiện các khâu đó. Từ kết quả phản ánh mang đến hiệu quả cao hơn cho chất lượng sản xuất. Hay đảm bảo các nguyên liệu đầu vào với chi phí tốt hơn. Hội nhập thể hiện trong tính chất khi một công ty mua, sáp nhập với một công ty khác cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ cần thiết cho sản xuất. Các công ty sau đó sẽ nằm dưới sự kiểm soát và sở hữu của doanh nghiệp. Việc thực hiện được tiến hành trong nội bộ doanh nghiệp mà không có các cạnh tranh nguồn cung như trước.
Kết quả là chủ động kiểm soát trong một hay nhiều giai đoạn sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, dù là các sản phẩm được sản xuất đơn giản cũng phải bao gồm nhiều hơn hai giai đoạn. Như đối tác cung cấp nguyên vật liệu,… Khi đó, hoạt động của một công ty sẽ bao gồm nhiều phân đoạn của chuỗi cung ứng. Với mục tiêu kiểm soát một phần hoặc toàn bộ quy trình sản xuất của họ. Mang đến các chủ động và đảm bảo kiểm soát chi phí hay kiểm soát các nhà phân phối vận chuyển sản phẩm của họ. Giúp doanh nghiệp tìm kiếm nhiều lợi nhuận cũng như tiềm năng trong phát triển sản xuất. Bằng cách lùi lại trong chuỗi cung ứng của ngành.
Các chiến lược cần thiết có thể thực hiện. Khi doanh nghiệp thấy được các tiềm năng khi sở hữu các công ty phục vụ cho nhu cầu cung cấp sản phẩm. Việc hội nhập được tính toán trong chiến lược của doanh nghiệp đối với một hoặc nhiều khâu sản xuất. Từ đó thâu tóm một hoặc nhiều công ty khác. Chiến lược hội nhập về phía sau hoàn toàn xảy ra khi một doanh nghiệp thâu tóm được tất cả các công ty phục vụ nhu cầu sản xuất của mình. Sở hữu mọi giai đoạn của quá trình sản xuất, từ nguyên vật liệu thô cho đến thành phẩm / dịch vụ.
Ví dụ về chiến lược hội nhập về phía sau:
Một doanh nghiệp sản xuất bánh ngọt cần các máy móc tham gia trong quá trình sản xuất. Cũng như không thể thiếu nguyên liệu lúa mì làm bột mì. Do đó với giải thích ý nghĩa chiến lược. Doanh nghiệp có thể tiến hành mua máy chế biến lúa mì hoặc một trang trại lúa mì. Thay vì phải làm việc với đối tác trong tìm kiếm và đàm phán nguồn cung cấp. Trong trường hợp này, một nhà cung cấp bán lẻ đang mua một trong những nhà sản xuất của họ. Do đó mang lại lợi thế cắt bỏ khâu trung gian và cản trở cạnh tranh.
2. Đặc trưng:
– Chiến lược hội nhập về phía sau giúp doanh nghiệp kiểm soát giai đoạn sản xuất của mình.
Với lợi ích lớn nhất trong kiểm soát được các chi phí tham gia sản xuất. Cũng như các chất lượng nguyên vật liệu được đảm bảo theo đúng yêu cầu và nhu cầu kinh doanh. Đặc biệt thích hợp trong trường hợp nhà cung cấp hiện tại của doanh nghiệp ở mức giá cao. Không đáng tin cậy hoặc không đáp ứng được các yêu cầu nhất định. Trong quá trình sản xuất hay kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, kiểm soát chất lượng và chi phí trong quá trình sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng. Mang đến các chủ động trong từng giai đoạn. Điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và phân khúc khách hàng. Là cơ sở phản ánh giá hàng hóa cung cấp ra thị trường.
Tuy nhiên, đây không phải cách thức duy nhất có thể thực hiện nhằm tối đa hóa lợi ích. Rõ ràng khi sáp nhập, chủ sở hữu sẽ phải thực hiện quản lý nhiều hơn. Không thể tập chung nguồn lực trong hiệu quả sản xuất như trước. Do phải chia đều các hoạt động duy trì các bộ phận nhiều hơn trong doanh nghiệp. Vì thế, trong một số ngành, thay vì thực hiện chiến lược theo cách truyền thống. Nhiều doanh nghiệp lại chủ trương đàm phán với các nhà cung ứng bên ngoài một cách rộng rãi để thu được lợi ích lớn nhất.
Khi đó, các doanh nghiệp mua sắm các yếu tố đầu vào từ khắp nơi. So sánh các nhà cung ứng với nhau để có thể đạt được thỏa thuận tốt nhất. Mang đến cạnh tranh cho các nhà cung ứng. Và chỉ cần lựa chọn các nhà cung ứng đáp ứng nhiều nhất lợi ích cho doanh nghiệp.
– Mang đến các yêu cầu ngày càng cao trong chất lượng cung ứng.
Khi các doanh nghiệp nhận thức được trong thâu tóm các nhà cung ứng. Họ đã có định hình nhất định trong đảm bảo các nhu cầu và quyền lợi ngày càng cao cho khách hàng. Bên cạnh vẫn phải mang về các lợi ích ngày càng lớn trong lợi nhuận phản ánh. Do đó, các hoạt động điều chỉnh phải hướng đến tăng chất lượng nguồn nguyên liệu. Giảm chi phí đầu vào cho sản xuất. Áp dụng các công nghệ và dây chuyền máy móc hiện đại nhằm khai thác tối đa công suất và năng suất.
Thị trường có thể chỉ được cung ứng bởi ít nhà cung ứng. Trong khi các đối thủ cạnh tranh trong sản xuất nhiều. Cho nên các nguyên liệu doanh nghiệp có thể sở hữu có thể không phải là loại tốt nhất. Khi cung thấp và cầu cao, Việc thực hiện các giao dịch mua nguyên liệu càng không đảm bảo quyền lợi. Do đó việc sở hữu các bộ phận hay công ty thực hiện luôn khâu cung ứng nguyên liệu sẽ đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp. Do đó lấy được lòng tin của các khách hàng trung thành mới là ý nghĩa trong ổn định và phát triển bền vững.
Các doanh nghiệp Nhật Bản là những người tiên phong theo chủ trương lựa chọn càng ít nhà cung cấp càng tốt nhưng thiết lập mối quan hệ rất gần gũi và dài hạn.
3. Các trường hợp áp dụng:
Theo Fred R.David, chiến lược hội nhập về phía sau có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu. Khi nó mang đến các tích cực phản ánh đối với cả doanh nghiệp sản xuất và thị trường. Áp dụng trong một số trường hợp sau đây:
– Khi các nhà cung ứng hiện tại của doanh nghiệp không đảm bảo nhu cầu tốt nhất. Có thể là không đáng tin cậy, chi phí cao hoặc không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Về các khía cạnh cung ứng như các linh kiện, thành phần, nguyên liệu thô. Nó tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh các chi phí tham gia vào sản xuất. Cũng như các định hướng về phân khúc giá thành phẩm và nhóm đối tượng tiêu dùng.
– Khi số lượng các cung cấp thì ít và số lượng các đối thủ cạnh tranh thì nhiều. Các quyền lợi và giá cả trong giao dịch có thể không được đảm bảo. Kéo theo các ảnh hưởng đến chi phí và giá trị tiêu tốn vào sản xuất. Ngoài ra cũng khiến cho không đảm bảo các nguồn chất lượng phản ánh ổn định trên sản phẩm sản xuất. Các cạnh tranh đều không mang đến các đảm bảo lợi ích. Do đó việc sở hữu hay gia tăng kiểm soát đối với nhà cung cấp là đòi hỏi đặt ra.
– Khi các doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Các chủ động và lợi ích đặt ra càng lớn, càng thuận lợi cho phát triển. Tiêu biểu là các sự chủ động trong nguyên liệu đầu vào của hoạt động sản xuất. Điều này là cần thiết vì các loại chiến lược hội nhập (về phía trước, về phía sau, ngang) đều làm khả năng đa dạng hóa của doanh nghiệp trong ngành suy giảm. Tức là phản ánh các lợi thế trong cạnh tranh. Mang đến các tiềm năng phát triển cho doanh nghiệp, bỏ xa các đối thủ trong ngành.
– Khi doanh nghiệp có quy mô quản lý hay vận hành tốt các hệ thống. Thêm các công việc quản lý có thể được vận hành đơn giản và hiệu quả. Có đủ nguồn lực nhân sự và tài chính cần thiết để quản lí tốt lĩnh vực kinh doanh mới. Việc sở hữu công ty cung ứng cần doanh nghiệp mở rộng hoạt động quản lý và điều hành nhiều hoạt động hơn. Chủ động trong khâu cung ứng nguyên vật liệu cho chính hoạt động sản xuất của mình.
– Khi sở hữu các công ty cung cấp, doanh nghiệp có thể quản lý và điều chỉnh nguồn nguyên liệu một cách chủ động. Mang đến sự ổn định về giá cả và chi phí nói chung của các giai đoạn cụ thể. Phù hợp với các chính sách tính toán và điều chỉnh lợi nhuận. Giúp ổn định được giá cả và các yếu tố đầu vào. Cũng như cung ứng các yếu tố đầu vào cần thiết một cách nhanh chóng. Đảm bảo trong chủ động của quá trình sản xuất theo đúng tiến độ.