Chiến lược hội nhập ngang là chiến lược được thực hiện bởi các doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn tính toán tìm kiếm và kích thích nhu cầu của khách hàng. Từ đó thúc đẩy các doanh thu và tìm kiếm lợi nhuận. Vậy chiến lược hội nhập ngang là gì? Đặc trưng và các trường hợp áp dụng?
Mục lục bài viết
1. Chiến lược hội nhập ngang là gì?
Chiến lược hội nhập ngang trong tiếng Anh là Horizontal integration strategy, viết tắt: HT strategy.
Khái niệm.
Chiến lược hội nhập ngang là chiến lược thâu tóm các đối thủ cạnh tranh. Nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Thông qua các tiến hành trong sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp. Nó mang đến sự mở rộng quy mô cho doanh nghiệp. Đồng thời làm đa dạng hóa các phân khúc khách hàng cho doanh nghiệp sau đó. Với chiến lược hội nhập cũng có thể tạo lợi thế của doanh nghiệp trong hoạt động cạnh tranh. Từ đó có được vị thế nhất định trên thị trường. Hoặc tạo ra các cung ứng độc quyền đối với các sản phẩm được doanh nghiệp cung cấp. Ngoài ra, cũng có thể mở rộng và tìm kiếm các thị trường tiềm năng mới.
Việc hội nhập ngang được thể hiện qua việc mua lại một doanh nghiệp hoạt động ở cùng cấp độ của chuỗi giá trị trong cùng một ngành. Khi ban đầu các doanh nghiệp có cùng phân khúc khách hàng và cạnh tranh trong tìm kiếm nhu cầu ổn định của khách hàng. Nghĩa là họ sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự. Do đó các khách hàng không tập chung vào một doanh nghiệp nhất định vì họ có lý do lựa chọn các nhà cung ứng khác nhau.
Mục đích của hội nhập theo chiều ngang được thể hiện cuối cùng là tìm được khách hàng với nhu cầu bền vững. Thông qua một loạt các tác động được phản ánh. Như là phát triển công ty về qui mô, đạt được lợi thế theo qui mô. Từ đó mang đến tính chất lớn mạnh. Tăng sự khác biệt hóa sản phẩm, đánh vào các nhu cầu và tâm lý của khách hàng. Giảm đối thủ và tính chất cạnh tranh hoặc tiếp cận thị trường mới. Tóm lại khi là đối thủ cùng tìm kiếm lợi ích, doanh nghiệp hướng đến loại bỏ sự tồn tại của đối thủ.
Hội nhập theo chiều ngang là một chiến lược cạnh tranh.
Trong các chiến lược được thực hiện để loại bỏ đối thủ, đây được xem là các thức tuyệt đối triệt tiêu đối thủ. Nó có thể tạo ra lợi thế theo quy mô, tăng sức mạnh thị trường đối với các nhà phân phối và nhà cung cấp, cải thiện sự khác biệt của sản phẩm và giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường hoặc thâm nhập thị trường mới.
Bằng cách hợp nhất, hai doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn những gì họ có thể làm một cách độc lập. Bên cạnh các tiềm năng của từng doanh nghiệp sẽ được tận dụng và khai thác tuyệt đối. Không có các cản trở của đối thủ cạnh tranh. Cũng như các khách hàng riêng trở thành nhóm khách hàng tiềm năng chung.
Tuy nhiên, khi sáp nhập hàng ngang thành công, có thể mang đến các lợi ích ban đầu của khách hàng không còn được đảm bảo. Lý giải khi một doanh nghiệp bán các sản phẩm độc quyền. Trong khi nhu cầu của người tiêu dùng được thể hiện rất cao trên các sản phẩm hàng hóa đó. Nó cần thiết có sự quản lý và can thiệp từ phía cơ quan nhà nước. Giúp cho các giá trị phản ánh trên sản phẩm đảm bảo chất lượng phản ánh trên nó. Đưa ra các giá trị bền vững và ổn định. Các quyền và lợi ích của người tiêu dùng được đảm bảo.
2. Đặc trưng chiến lược hội nhập ngang:
– Giúp doanh nghiệp củng cố vị thế của nó trong ngành.
Chiến lược hội nhập ngang được theo đuổi bởi một công ty để củng cố vị thế của nó trong ngành. Các hoạt động trong hội nhập chỉ được hướng đến mở rộng quy mô hay phát triển các lợi thế khác. Ví dụ như đặt chân lên các thị trường khác, cải thiện hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Một công ty thực hiện loại chiến lược này thường sáp nhập hoặc mua lại một công ty khác đang trong cùng giai đoạn sản xuất.
Với tính chất loại bỏ các yếu tố cạnh tranh. Thường hướng đến thâu tóm các doanh nghiệp lớn để biến đổi giá trị phản ánh của thị trường. Khi mà khách hàng là các nhóm đối tượng lớn, doanh nghiệp sẽ có một lượng khách hàng tiềm năng để tiếp cận.
Việc mua lại Gillette vào năm 2005 của Procter & Gamble là một ví dụ điển hình về chiến lược hội nhập ngang. Các hoạt động nhằm tạo ra lợi thế kinh tế theo quy mô, khi mà mục đích sản xuất được đẩy mạnh trên các hình thức đa dạng. Cả hai doanh nghiệp này đều hướng đến sản xuất các sản phẩm liên quan đến dao cạo râu và kem đánh răng. Cho nên trên thị trường, đây là hai doanh nghiệp cạnh tranh khi có phân khúc khách hàng giống nhau. Việc sáp nhập đã giảm chi phí tiếp thị và phát triển sản phẩm trên mỗi sản phẩm.
Là một chiến lược tăng trưởng.
Đây là một ý nghĩa trong quản trị chiến lược. Với các tính chất mạnh lên về quy mô hay yếu tố sản xuất, kinh doanh. Các hoạt động được tiến hành nhằm thâu tóm khách hàng và thị trường. Có thể là xây dựng vị thế độc quyền. Tất cả đều hướng đến đẩy mạnh các nhu cầu trên khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận bền vững. Thực hiện thông qua các hoạt động Mua bán, sáp nhập. Từ đó gia tăng kiểm soát hoặc giành quyền sở hữu các đối thủ cạnh tranh. Sự thâu tóm diễn ra phản ánh năng lực cạnh tranh. Cho phép tăng lợi thế kinh tế nhờ quy mô và cho phép doanh nghiệp chuyển giao các nguồn lực.
Chiến lược mang đến các lợi ích doanh nghiệp nhận được từ sự hợp lực. Khi các lợi ích riêng được thực hiện triệt để trong doanh nghiệp sau đó. Một doanh nghiệp bán lẻ bán quần áo có thể quyết định cung cấp cả phụ kiện. Hoặc nó có thể hợp nhất với một doanh nghiệp tương tự ở một quốc gia khác để có được chỗ đứng ở đó và tránh phải xây dựng mạng lưới phân phối từ đầu. Mang đến các thị trường được mở rộng, tìm kiếm các đối tượng khách hàng mới.
3. Các trường hợp áp dụng chiến lược hội nhập ngang:
Theo Fred. R.David, chiến lược hội nhập ngang có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu. Khi thực hiện thúc đẩy quy mô hoạt động và tăng lợi thế cạnh tranh. Được áp dụng trong một số trường hợp sau đây:
– Chính phủ không quản lý hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm độc quyền.
Khi doanh nghiệp thấy sự khả thi đối với hội nhập ngang. Trong một khu vực nhất định, có một số doanh nghiệp cạnh tranh độc lập. Trong khi Chính phủ không có chính sách quản lý hay điều chỉnh với hoạt động của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm độc quyền. Như vậy, các lợi ích được xác lập nếu các doanh nghiệp kết hợp lại làm một. Có thể thông qua sự sáp nhập hay hợp nhất thành một doanh nghiệp mới. Hoặc thực hiện hoạt động mua lại các doanh nghiệp khác. Điều này làm nên kết quả trong tồn tại vị thể của doanh nghiệp.
Trong một phạm vi lãnh thổ nhất định, lại chỉ có một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh độc quyền. Kết luận là doanh nghiệp có thể độc quyền kinh doanh trong một khu vực hay một vùng nhất định mà không bị đe dọa bởi chính phủ làm giảm sự cạnh tranh. Chính phủ không có hoạt động quản lý trên doanh nghiệp độc quyền. Như các điều chỉnh hay tác động về giá bán,…
– Khi doanh nghiệp kinh doanh trong một ngành có tốc độ tăng trưởng cao, Các nguồn lực được trang bị đầy đủ.
Các giá trị khai thác trên nhu cầu của khách hàng có thể được thúc đẩy trong giai đoạn nhất định. Nó cũng yêu cầu doanh nghiệp mở rộng quy mô và làm mạnh bộ máy. Với giá trị khai thác có thể phản ánh tính chất lớn, doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm kiếm sức mạnh thị trường hoặc các thế mạnh trong sản xuất. Các tính chất cạnh tranh không được diễn ra. Bởi doanh nghiệp hoàn toàn có lợi thế và chiến thắng trong các yếu tố cạnh tranh.
Khi quy mô của doanh nghiệp đã được mở rộng, và có đủ nguồn lực nhân sự và tài chính cần thiết để quản lí thành công. Các sức mạnh có thể được khai thác đối đa trong hoạt động. Cũng như nhu cầu được đặt ra là mở rộng thị trường, tối đa hóa hiệu quả sản xuất, marketing. Từ đó tăng cao các giá trị phản ánh thương hiệu.
– Các lợi thế so với các doanh nghiệp có yếu tố cạnh tranh.
Hoạt động cạnh tranh với các doanh nghiệp mạnh tương đương có thể cản trở tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp cạnh tranh bị tác động và hoạt động kinh doanh không ổn định, thì đó là cơ hội để doanh nghiệp thúc đẩy lợi thế cho mình. Các đối thủ cạnh tranh có biến động chẳng hạn như thiếu nhân sự quản lí cấp cao. Hoặc thiếu một nguồn lực nhất định nào đó mà doanh nghiệp đang sở hữu. Trong trường hợp các tiềm năng của ngành vẫn được phản ánh cao trên nhu cầu tiêu dùng.
Khi đó, sự thúc đẩy trong quy mô hay tiếp cận khách hàng trở lên dễ dàng hơn. Cũng như gia tăng khả năng kiểm soát và chi phối với hoạt động phục hồi của doanh nghiệp cạnh tranh. Việc kết hợp lại giúp thúc đẩy sức mạnh và tiềm năng trong chiếm lĩnh thị trường. Các sự thiếu hụt bù đắp cho nhau mang đến sức mạnh chung được thể hiện.