Hiệp định hàng hóa quốc tế là hiệp định được ký kết bởi các quốc gia hay tổ chức quốc tế. Các hiệp định có sự công nhận và tham gia của nhiều quốc gia. Với đối tượng là các hàng hoa được quan tâm về giá cả khi tham gia trong giao dịch. Và các mua bán, trao đổi quốc tế thường xuyên diễn ra. Để đảm bảo cho quyền và lợi ích của các chủ thể luôn ổn định và bảo đảm, các hiệp định cần thiết được ký kết. Đặc biệt là mang đến ổn định cho lợi ích của bên mua và bên bán. Hàng hóa trên quốc tế được giao dịch bằng các ngoại tê khác nhau. Bởi vậy mà cần thiết có những ràng buộc nhất định.
Mục lục bài viết
1. Hiệp định hàng hóa quốc tế là gì?
Hiệp định hàng hoá quốc tế trong tiếng Anh là International commodity agreement.
Khái niệm.
Hiệp định hàng hoá quốc tế là hiệp định giữa các nước trong quan hệ giao dịch hàng hóa. Khi các trao đổi, mua bán cần sự ổn định trong lợi ích của các bên liên quan. Khi mà các cung cầu có thể chuyển dịch trên thị trường. Nhằm ổn định giá của một số loại hàng hoá và nguyên liệu mua bán trên thị trường thế giới như cà phê, thiếc. Đây là các hàng hóa thường xuyên tiến hành với quy mô lớn. Trong khi cung cầu có tính chất đặc biệt. Có thể các nguồn cung chất lượng khan hiếm trong khi nhu cầu cao. Hoặc các nguồn cung dồi dào và người mua có quyền lựa chọn khác nhau.
Khi đó, các giao dịch có thể không đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia. Thấy được tính chất đó, các quốc gia trên thế giới thống nhất cần thiết một hiệp định quốc tế cho hàng hóa. Như Hiệp định Đường quốc tế (1978), Hiệp định quốc tế về cao su thiên nhiên (1979). Hiệp định Ca cao quốc tế (1980) và Hiệp định Thiếc quốc tế (1981).
Với hiệp định hàng hóa, một bộ phận lớn các quốc gia tham gia và cam kết thực hiện. Khi bảo đảm trong nhu cầu mua bán, trao đổi. Các lợi ích được cân bằng trong những khoảng thời gian dài. Ngoài ra, các thay đổi hay điều chỉnh cũng có thể tiến hành khi các quốc gia thấy cần thiết. Các giá trị được ổn định giúp người sản xuất, người kinh doanh và người mua đảm bảo được các lợi ích không bị bóp méo. Nó cũng mang đến bình ổn trong thị trường cũng như các giá cả và chi phí liên quan. Người mua cũng sẽ được đảm bảo với các lợi ích nhất định.
Mục đích của hiệp định.
Mục tiêu của những hiệp định thuộc loại này là ổn định thu nhập của người sản xuất và nguồn thu ngoại tệ của các nước thành viên. Với các giá cả trên thị trường đảm bảo không tác động lớn trong thời gian ngắn. Giúp các hàng hóa có tính chất đặc biệt được giao dịch với tính chất ổn định và cơ bản trên thị trường. Giao dịch quốc tế nhằm tạo các lợi thế mới. Mang các phát triển với các ngành nghề tiềm năng. Do đó, sư ổn định cho đầu vào là yếu tố quan trọng, chủ yếu được quan tâm bởi các nước đang phát triển.
Mặc dù được ký kết với mục đích đảm bảo lợi ích của các nước sản xuất. Nhưng chúng cũng có lợi cho người dùng hay đối tượng kinh doanh. Bởi các chuyển dịch cung cầu cũng có thể rất nhanh chóng bị thay đổi. Biến động có thể tạo ra tác động ảnh hưởng lớn. Thay vì tính toán các lợi ích trước mắt. Các quốc gia tìm kiếm các hợp tác và đối tác chiến lược lâu dài, ổn định. Tránh những biến động quá mạnh của giá cả gây ra. Vì chúng làm giảm tính bất định và đưa ra quy luật cho vận động thị trường. Cũng như hạn chế những khó chịu mà người tiêu dùng phải chịu.
Các chủ thể tham gia.
Hiệp định được cam kết bởi một nhóm các quốc gia để ổn định thương mại, vật tư, và giá của một hàng hóa. Với các hiệp định cho đến hiện tại không nhiều, tuy nhiên lại mang đến các tác động lớn. Hiệp định đảm bảo phục vụ cho lợi ích của các nước tham gia. Một thỏa thuận thường bao gồm sự đồng thuận về số lượng giao dịch, giá cả và quản lý cổ phiếu. Phản ánh các giá trị mong muốn trong khai thác lợi nhuận. Đặc biệt khi xác định cho giá trị hàng hóa giúp các biến đổi hạn chế diễn ra.
Một số hiệp định hàng hóa quốc tế chỉ đóng vai trò là diễn đàn để trao đổi thông tin, phân tích và thảo luận chính sách. Không phản ánh các kết quả trong thỏa thuận hay thống nhất chung về các giá cả trên hàng hóa. Khi các quốc gia có nhu cầu trao đổi, thương thượng là chủ yếu. Ở đó, các giao dịch có thể được bàn bạc, thống nhất trước khi diễn ra trên thực tế.
2. Nội dung:
Các hình thức hoạt động của hiệp định hàng hóa quốc tế có thể khác nhau. Nó được xem là phù hợp với tổ chức và thực hiện với các quốc gia tham gia. Rõ ràng với sự tham gia của nhiều thành viên, hiệp định thể hiện các giá trị lợi ích của nó. Đây cũng là công cụ hay tiếng nói chung mà nhiều quốc gia tìm kiếm được. Cũng như từ đó mà mang đến lợi thế trong giao dịch thúc đẩy ở các quốc gia này. So với các quốc gia không tham gia hiệp định, đây là lợi thế để tìm kiếm lợi nhuận đầu tiên qua giao dịch. Vì vậy, cách thức tham gia vào hiệp định giúp các quốc gia ổn định và khai thác lợi ích cho mình.
Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc khuyến khích các nước tham gia hiệp định hàng hoá quốc tế. Vì đây được coi là một công cụ đảm bảo lợi ích của các nước đang phát triển, Tuy nhiên, việc đảm bảo hiệu lực của các hiệp định như vậy thường vấp phải những khó khăn nghiêm trọng. Khi quá nhiều nước tham gia, việc tìm được tiếng nói chung để đảm bảo lợi ích cho các nước rất khó được thực hiện. Chẳng hạn các nước có thể không nhất trí về giá chính thức, định giá cao hơn giá thị trường, dẫn tới quy mô dự trữ điều hoà quá cao và không đủ tiền để mua dự trữ điều hoà. Nhiều nước với các tỉ giá tiền tệ không mang đến lợi ích đảm bảo.
Giá cả trong khoảng thời gian nhất định.
Các hiệp định hàng hoá quốc tế có thể khác nhau về hình thức, nhưng đều có những điểm chung trong nội dung. Các quốc gia có thể đàm phán và thống nhất những nội dung thực hiện chung. Là các chi tiết hay cụ thể hóa lợi ích và nghĩa vụ cần thiết thực hiện. Nhưng nhìn chung đều nhằm tạo ra một mức giá chính thức của hàng hoá hay nguyên liệu liên quan. Các thỏa thuận điều chỉnh và cân đối các nhu cầu mà các quốc gia đặt ra. Từ đó tìm ra giải quyết trong giá cả tham gia vào giao dịch. Nó mang đến sự ổn định cho một khoảng thời gian nhất định theo tính toán của các quốc gia thành viên.
Nổi bật nhất là những quan tâm và thống nhất về khoảng thời gian áp dụng mức giá nhất định. Có thể những điều chỉnh được diễn ra, nhưng các phản ánh giá không được mất ổn định. Để duy trì mức giá này trong một thời kỳ nhất định, các nước thành viên phải nhất trí với nhau về việc sử dụng một loại dự trữ gọi là dự trữ đệm hay dự trữ điều hòa. Nó như một sự đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ cần thiết. Qua đó các nước sẽ nhận được lợi ích tương ứng cho dù các biến động xã hội có xảy ra.
Ví dụ với đối tượng hiệp định là Cà phê.
Văn bản của Hiệp định Cà phê Quốc tế lần thứ bảy (ICA 2007) đã được Hội đồng Cà phê Quốc tế thông qua vào ngày 28 tháng 9 năm 2007. Nhằm đóng góp vào thông tin thị trường có ý nghĩa và tính minh bạch của thị trường. Đồng thời đảm bảo rằng tổ chức đóng một vai trò duy nhất trong việc phát triển nâng cao năng lực đổi mới và hiệu quả trong ngành cà phê.
“Diễn đàn tư vấn về tài chính ngành cà phê” lần đầu tiên để thúc đẩy sự phát triển và phổ biến các đổi mới và thực hành tốt nhất có thể. Hay mở rộng hoạt động của tổ chức trong việc cung cấp thông tin thống kê và thị trường liên quan. Đồng thời tăng cường nỗ lực phát triển, xem xét và thực hiện các dự án nâng cao năng lực.
3. Cách thức hoạt động:
Khi các nước có nhu cầu tìm kiếm các giá trị phản ánh chung cho một số hàng hóa đặc biệt. Có thể cùng nhau tiến hành đàm phán, thảo luận để đưa ra quyền lới cũng như nghĩa vụ chung. Nếu các thống nhất diễn ra, các nước có thể triển khai thực hiện giao dịch theo nội dung cam kết. Cùng với các nước khác thấy được nội dung hiệp định là đảm bảo lợi ích cho họ. Và nhu cầu giao dịch với các quốc gia trong hiệp định cao. Ho có thể xin tham gia trở thành nước thành viên.
Việc duy trì mức giá muốn mang đến lợi ích đảm bảo cho các thành viên phải đảm bảo cán cân cung cầu. Khi đó, các dữ trự điều hòa phải được hình thành. Nó giúp cho các nhu cầu quá cao sẽ được đảm bảo kịp thời bằng nguồn cung tương ứng. Ngược lại, khi nguồn cung lớn hơn nhu cầu, cũng sẽ có sự tiêu thụ cần thiết.
– Khi cung vượt cầu, các nước mua hàng hoá với giá chính thức để dự trữ. Hoạt động này giúp tạo ra nhu cầu lớn hơn trên thực tế. Cân bằng lại các cung ứng thực tế trên thị trường.
– Những hàng hoá dự trữ này sẽ được bán ra khi cầu vượt quá mức cung của thị trường. Giúp ổn định và cân đối lại nguồn cung đảm bảo thị trường hoạt động ổn định.
Mục đích cuối cùng là đảm bảo cho các nhu cầu được đáp ứng kịp thời. Hay nguồn cung được tiêu thụ hiệu quả. Từ đó mà các giá cả qua thời gian mới có thể duy trì ổn định.