Tổn thất toàn bộ ước tính trong vận tải quốc tế là gì? Đặc trưng của tổn thất toàn bộ ước tính trong vận tải quốc tế? Phân loại tổn thất?
Hiện nay do nhu cầu phát triển kinh tế và giao thương hàng hóa với các quốc gia trên thế giới thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng đang rất được sự quan tâm và trong đó phải kể đến vận chuyển qua đường hàng hải. Bên cạnh đó với những lợi ích mà vận chuyển hàng hải mang lại cũng luôn tiềm ẩn các loại rủi ro nhất định. Có rất nhiều cách để ước tính các tổn thất như trong kinh tế có ” Tổn thất toàn bộ ước tính trong vận tải quốc tế”.
Mục lục bài viết
1. Tổn thất toàn bộ ước tính trong vận tải quốc tế là gì?
Tổn thất toàn bộ ước tính hay trong tên tiếng Anh là Constructive Total Loss.
Khi nhắc tới tổn thất ta thường nghĩ tới những rủi ro gặp phải gây thất thoát đối với snr phẩm doanh nghiệp, cụm từ tổn thất toàn bộ ước tính là những rủi ro dẫn đến hàng hóa bị hư hỏng đại bộ phận và đối với phần hàng hóa còn lại, muốn cứu vớt chủ hàng phải chi ra một số chi phí bao gồm cả chi phí cứu hàng và chi phí thuê tàu đưa hàng về cảng đích mà người chủ hàng có thể tạm ước tính, nếu cộng chung với số hàng bị hư hỏng thực tế, nó không tránh khỏi tổn thất toàn bộ.
2. Đặc trưng của tổn thất toàn bộ ước tính trong vận tải quốc tế:
Như vậy đối với những tồn thất, trước khi tiến hành cứu vớt hàng, chủ hàng phải dự kiến được tình hình thực tế đang xảy ra cho hàng hóa và trong trường hợp nếu xét thấy giá trị toàn bộ hàng hóa cộng với chi phí phát sinh xấp xỉ bằng giá trị bảo hiểm hoặc có khả năng vượt quá giá trị bảo hiểm thì phải báo ngay cho người bảo hiểm, để yêu cầu người bảo hiểm bồi thường tổn thất toàn bộ ước tính.
Chúng ta cần lưuý là rủi ro này cần phải là rủi ro làm hư hỏng hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển, hàng hóa còn đang trên đường đi chứ không phải đã về đến cảng đích thế nên nếu hàng hóa đã về đến cảng đích, có nghĩa là người được bảo hiểm không khai báo từ bỏ hàng thì tổn thất chỉ được coi là tổn thất bộ phận, do đó tổn thất xảy ra bao nhiêu bảo hiểm chỉ bồi thường bấy nhiêu. Bên cạnh đó trong thực tế nếu tổn thất quá trầm trọng thì bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ.
Trường hợp sau khi người được bảo hiểm làm văn bản từ bỏ hàng hóa và gửi cho người bảo hiểm tình hình tổn thất hàng hóa và nếu người bảo hiểm xét thấy hàng hóa bị tổn thất không nghiêm trọng lắm và có khả năng về đến cảng đích mà chi phí không vượt quá giá trị bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ từ chối việc từ bỏ này, trong trường hợp này tổn thất chỉ được xem là tổn thất bộ phận.
Ngoài ra đối với các trường hợp mà người bảo hiểm xét thấy hàng hóa bị tổn thất nghiêm trọng, công ty bảo hiểm có thể sẽ cử người đến nơi xảy ra sự cố hay ủy thác cho đại lí bảo hiểm với các loại chi phí cho việc đi lại này cộng với chi phí hàng bị tổn thất vượt quá số tiền bảo hiểm thì công ty bảo hiểm chấp nhận sự từ bỏ hàng. Mọi sự im lặng của người bảo hiểm không có nghĩa là bảo hiểm khước từ cũng như chấp nhận.
Như vậy nên ta thấy trong mọi trường hợp chủ hàng không nhận được ý kiến của người bảo hiểm thì chủ hàng phải trở về với nghĩa vụ đối với hàng tổn thất tức là phải tiến hành những công tác đề phòng hạn chế tổn thất với các chi phí dự kiến như đã định.
3. Phân loại tổn thất:
Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất : Gồm Tổn thất bộ phận, Tổn thất toàn bộ:
Đây là tổn thất mức độ cao nhất của đối tượng bảo hiểm, hư hại 100% giá trị sử dụng nhưng vấn đề xác định 100% thế nào thì các nhà bảo hiểm rất khó khăn để tránh trục lợi bảo hiểm vì hư 99% và 100% thì sao nhỉ? rất khó đánh giá đúng không nào. Vì thế trong tổn thất toàn bộ người ta còn chia ra 2 loại:
Tổn thất toàn bộ thực tế ( Actual Total Loss):
Là đối tượng bảo hiểm bị tổn thất phá hủy hoàn toàn, bị hư hỏng mức nghiêm trọng không thể sử dụng được nữa, thường xảy ra trong các trường hợp sau:
+ Tồn thất toàn bộ với hàng hóa bị hư hỏng, phá hỏng hoàn toàn trong trường hợp xay ra cháy nổ, thối rữa, rơi vỡ,….
+ Tổn thất toàn bộ với hàng hóa bị mất hoàn toàn và mất đi nhữnggiá trị sử dụng so với ban đầu như kính bị vỡ, gạo bị mốc, xi măng bị ẩm vô nước và đông cứng,…
+ Hàng không còn khả năng lấy lại được mặc dù nếu lấy lại được thì vẫn sử dụng được nhưng chi phí lấy lại quá cao chẳng hạn như hàng chở trên tàu bị chìm, hàng bị cướp biển, chủ hàng bị tước quyền sở hữu đối với hàng hóa,…
+ Hàng chở trên tàu bị mất tích như các trường hợp tàu mất tích và tàu bị đắm là khác nhau, mất tích là không tìm thấy.
Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Total Loss):
Như chúng ta thấy theo quy định trong luật bảo hiểm hàng hải 1906 cho người được bảo hiểm quyền này một rủi ro nào đó được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm và người được bảo hiểm không thể tiếp tục hành trình giao hàng tại điểm đến quy định trong trường hợp ny người được bảo hiểm có khả năng muốn từ bỏ hàng háo hơn so với tiếp tục hành trình. Lúc này người được bảo hiểm sẽ yêu cầu tính toán đòi bồi thường tổn thất thực tế ước tính.
+ Trong trường hợp thiệt hại này để khiếu nại đòi bồi thường toàn bộ ước tính người được bảo hiểm phải thông báo ý định từ bỏ hàng và đòi tổn thất toàn bộ ước tính nhưng trong thực tế người bảo hiểm sẽ khước từ những đòi hỏi này.
+ Điều khoản khước từ với mọi biện pháp của người bảo hiểm và người được bảo hiểm thực hiện nhằm cứu vớt, khôi phục hàng hóa sẽ không được xem là biện pháp để từ chối trách nhiệm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.
+ Tổn thất bộ phận ta hiểu những tổn thất này là tổn thất mà một phần của đối tượng được bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại và tất nhiên tổn thất bộ phận có thể là tổn thất về số lượng, trọng lượng, thể tích hoặc giá trị.
+ Tổn thất toàn bộ tức đây được biết là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không còn như lúc mới bảo hiểm nữa và một tổn thất toàn bộ có thể là tổn thất toàn bộ thực tế hay tổn thất toàn bộ ước tính:
+ Tổn thất toàn bộ thực tế theo như trên chúng tôi đã đưa ra chúng ta hiểu là toàn bộ đối tượng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng hay bị phá huỷ toàn bộ, không lấy lại được như lúc mới bảo hiểm nữa trong trường hợp này, người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm.
Căn cứ vào tính chất tổn thất và trách nhiệm bảo hiểm thì tổn thất được chia làm hai loại là Tổn thất chung và Tổn thất riêng:
+ Tổn thất chung chúng ta có thê hiểu đúng như tên gọi của nó là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hoá chở trên tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng và khi xảy ra tổn thất chung chủ hàng và người bảo hiểm phải điền vào Bản cam đoan, Giấy cam đoan đóng góp vào tổn thất chung. Ở đây chúng ta lưu tý với bản cam đoan, Giấy cam đoan này được xuất trình cho chủ hàng hoặc thuyền trưởng khi nhận hàng với các nội dung nói chung khi xảy ra tổn thất chung người được bảo hiểm phải báo cho công ty bảo hiểm biết để công ty hướng dẫn làm thủ tục không tự ý ký vào Bản cam đoan.
+ Tổn thất riêng là tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hay một số quyền lợi của các chủ hàng và chủ tàu trên một con tàu, theo đó nên tổn thất riêng chỉ liên quan đến từng quyền lợi riêng biệt.
Trong tổn thất riêng, ngoài thiệt hại vật chất còn phát sinh các chi phí liên quan nhằm hạn chế những thiệt hại khi tổn thất xảy ra, gọi là tổn thất chi phí riêng và các tổn thất chi phí riêng là những chi phí bảo quản hàng hoá để giảm bớt thiệt hại hoặc để khỏi hư hại thêm, bao gồm chi phí xếp, dỡ, gởi hàng, đóng gói lại, thay thế bao bì… ở bến khởi hành và dọc đường. Theo đó ta thây với các chi phí tổn thất riêng làm hạn chế và giảm bớt tổn thất riêng, tổn thất riêng có thể là tổn thất bộ phận hoặc là tổn thất toàn bộ với tổn thất riêng có được người bảo hiểm bồi thường hay không phụ thuộc vào rủi ro có được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hay không chứ không như tổn thất chung.