Hiện nay như chúng ta có thể thấy các công ty quản lý tài sản với mục tiêu lành mạnh hóa tài chính và để giảm thiểu đi các rủi ro cho các tổ chức tín dụng và bên cạnh đó nó còn đóng góp sự tích cực vào vấn đề xử lý số nợ xấu. Vậy công ty quản lý tài sản là gì? Ưu nhược điểm của công ty quản lý tài sản?
Mục lục bài viết
1. Công ty quản lý tài sản là gì?
Công ty quản lý tài sản trong tiếng Anh có tên gọi là Asset Management Company – AMC.
Trên thế giới, các công ty quản lý tài sản được thành lập và hoạt động rất hiệu quả trong việc xử lý nợ xấu với các công ty quản lý tài sản AMC nói chung nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế có thể xem đây là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Ngày 26/7/2013, Công ty TNHN một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chính thức đi vào hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP đã được Thủ tướng phê duyệt. Theo bố cáo thành lập, VAMC có vốn điều lệ 500 tỉ đồng, trụ sở chính đặt tại số 22 Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật của VAMC là ông Đặng Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Theo giấy phép, VAMC được thực hiện các hoạt động sau:
– Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng
– Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm
– Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay
– Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được VAMC thu nợ
– Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay
– Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản
– Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần
– Tổ chức bán đấu giá tài sản
– Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng
– Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép
– VAMC được ủy quyền cho các tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được qui định
2. Hoạt động của công ty quản lý tài sản:
Do có nguồn lực lớn hơn nhiều so với nhà đầu tư cá nhân, các công ty quản lý tài sản cung cấp cho nhà đầu tư nhiều lựa chọn đầu tư và mang lại sự đa dạng hóa.
Việc giao dịch cho rất nhiều khách hàng cho phép các công ty quản lý tài sản thu được lợi thế kinh tế nhờ qui mô và thường được giảm giá khi mua tài sản.
Việc tập hợp tài sản và chia lãi theo tỉ lệ cũng cho phép các nhà đầu tư vượt qua các yêu cầu về khoản đầu tư tối thiểu khi tự mua chứng khoán, cũng như cơ hội đầu tư vào một loại chứng khoán cao cấp hơn bằng số tiền đầu tư nhỏ hơn.
Một số công ty quản lý tài sản tính phí cố định cho khách hàng, số khác tính phí theo tỉ lệ phần trăm tổng tài sản công ty thay mặt khách hàng quản lí.
Ví dụ: nếu một công ty quản lý tài sản đang giám sát một danh mục đầu tư trị giá 4 triệu USD và AMC tính phí 2%, thì nó sở hữu 80.000 USD của khoản đầu tư đó. Nếu giá trị của khoản đầu tư tăng lên 5 triệu USD, công ty sẽ sở hữu 100.000 USD; nếu giá trị danh mục giảm, thì số tiền công ty nhận được cũng giảm. Một số công ty quản lí tài sản kết hợp phí dịch vụ cố định và phí dựa trên tỉ lệ phần trăm.
Thông thường, công ty quản lý tài sản được coi là công ty bên mua, có nghĩa là chúng giúp khách hàng của mình mua khoản đầu tư. Họ quyết định nên mua gì dựa trên nghiên cứu nội bộ và phân tích dữ liệu, nhưng cũng lấy các khuyến nghị công khai từ các công ty bên bán, ví dụ như ngân hàng đầu tư và công ty môi giới.
3. Ưu nhược điểm của công ty quản lý tài sản:
Ưu điểm
– Quản lý chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm pháp lý
– Đa dạng hóa danh mục đầu tư
– Nhiều lựa chọn đầu tư
– Lợi thế kinh tế nhờ qui mô
Nhược điểm:
– Phí quản lý lớn
– Yêu cầu số tiền tối thiểu cho tài khoản lớn
– Rủi ro hoạt động kém hiệu quả hơn thị trường
4. Vai trò của VAMC trong nền kinh tế:
Như vậy ta thấy để thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, xác định nhiệm vụ quan trọng của Công ty quan lý tài sản đối với mục tiêu lành mạnh hóa tài chính và giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng/khách hàng vay vốn, toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý tài sản luôn phấn đấu không ngừng, quyết tâm cao nhằm tạo ra những đóng góp tích cực vào hoạt động xử lý nợ xấu, thúc đẩy sự phát triển tín dụng hợp lý, hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn và phát triển sản xuất kinh doanh.
Theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, công ty quản lý tài sản sẽ giữ vai trò trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, là tổ chức do Chính phủ quản lý có cơ chế đặc thù để đảm bảo xử lý nhanh và hiệu quả nợ xấu trong khuôn khổ các qui định pháp luật liên quan.
Hoạt động của công ty này sẽ được phát triển theo hai vai trò chính:
– Thứ nhất, vai trò là công cụ đặc biệt của Nhà nước trong xử lý nợ xấu và đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng và theo các hoạt động của VAMC không vì mục tiêu lợi nhuận.
Theo đó, công ty quản lý tài sản có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phối hợp với tổ chức tín dụng duy trì tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ở mức an toàn, bền vững dưới 3% tổng dư nợ theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
Phối hợp với tổ chức tín dụng để triển khai các biện pháp xử lý nợ trong khuôn khổ các qui định pháp luật hiện hành như cơ cấu nợ, bán nợ,… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Thứ hai, công ty quản lý tài sản giữ vai trò là trung tâm thúc đẩy sự phát triển của thị trường nợ, khi đã có nền tảng pháp lý cơ bản để thúc đẩy hoạt động mua, bán nợ theo giá trị thị trường.
Theo đó, công ty sẽ kinh doanh dịch vụ mua bán nợ/tài sản bảo đảm; môi giới, tư vấn mua bán nợ, tài sản; là trung tâm cung cấp thông tin về nợ xấu của Việt Nam; quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản liên quan đến nợ xấu.
Công ty quản lý tài sản được xem là một công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu và có thể lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế, công ty quản lý tài sản hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận, công khai, minh bạch; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.
Hiện nay chúng ta rất dễ để nhận thấy các hoạt động mua, bán, xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản nhận được sự quan tâm rất lớn từ các tổ chức tài chính trong nước cũng như quốc tế và theo đó trong quá trình hoạt động, công ty quản lý tài sản đã có nhiều lượt làm việc với các đoàn đại diện của những tổ chức tài chính quốc tế uy tín đến trao đổi về khả năng hợp tác trong việc mua, bán nợ chúng ta thấy đây là cơ hội lớn đối với công ty quản lý tài sản nói riêng và đối với các tổ chức tài chính trong nước nói chung để học hỏi kinh nghiệm quốc tế, vận dụng có hiệu quả vào thị trường Việt Nam.
Như vậy từ các thông tin đưa ra như trên và theo quy định của pháp luật với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sự ủng hộ của các Bộ, ngành và chính quyền trong cả nước với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhiệt huyết, có năng lực, phẩm chất tốt, kinh nghiệm lâu năm từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, hoạt động của công ty quản lý tài sản đang từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước.