Quỹ phân bổ tài sản là gì? Đặc điểm và các loại quỹ phân bổ tài sản? Vậy đâu là lợi ích của việc phân bổ tài sản hợp lý? Nhà đầu tư có thể xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với mục tiêu và chiến lược theo 4 bước dưới đây?
Hiện nay trên thị trường tài chính, chúng ta thấy việc phân bổ tài sản sẽ tạo ra các giá trị cho nhà đầu tư thu lại lợi nhuận về kinh tế, thế nên chúng ta cần phải biết cách để phân bổ tài sản một cách tốt nhất, để phù hợp với mục tiêu đầu tư với chiến lược của mình.
Mục lục bài viết
1. Quỹ phân bổ tài sản là gì?
Khi nhắc tới loại quỹ phân bố tài sản (Asset Allocation) chúng ta có thể hiểuđơn giản đây là cách để chúng ta có thể phân chia số tiền hiện có vào các kênh đầu tư khác nhau với mục đích cuối cùng là cân bằng lợi nhuận với rủi ro và nó là cách phân bổ tài sản phổ biến nhất hiện nay là phân chia các kênh đầu tư thành 3 nhóm chính, Hầu hết các nhà đầu tư đều ý thức về việc phân bổ tài sản nhưng lại chưa có chiến lược phân bổ tài sản bài bản để tận dụng tối đa hiệu quả của phương pháp này. Nếu bạn là nhà đầu tư có chung vấn đề, cùng tham khảo cách phân bổ tài sản đầu tư dưới đây.
2. Đặc điểm và Quỹ phân bổ tài sản:
Quỹ phân bổ tài sản được phát triển từ Lí thuyết danh mục đầu tư hiện đại.
+ Lí thuyết danh mục đầu tư hiện đại cho rằng các nhà đầu tư có thể đạt được lợi nhuận tối ưu bằng cách đầu tư vào một danh mục đầu tư đa dạng hóa nằm trên đường biên hiệu quả.
+ Ứng dụng tiêu biểu của lí thuyết danh mục đầu tư hiện đại là các đường biên hiệu quả cổ phiếu, trái phiếu và các khoản tương đương tiền.
+ Ngoài ra, lí thuyết danh mục đầu tư hiện đại là tiền đề cho việc thay đổi hỗn hợp tài sản của một danh mục đầu tư để phù hợp với khả năng chịu rủi ro của nhà đầu tư.
3. Các loại Quỹ phân bổ tài sản:
Các loại Quỹ phân bổ tài sản:
Loại Quỹ phân bổ tài sản phổ biến nhất là quỹ cân bằng và quỹ cân bằng là quỹ có danh mục đầu tư được phân bổ cân đối giữa chứng khoán vốn và chứng khoán nợ có thu nhập cố định, ví dụ danh mục phân bổ 60% cổ phiếu và 40% trái phiếu. Quỹ theo vòng đời dự án đầu tư hoặc quỹ đầu tư định ngày chỉ tiêu thường được sử dụng cho các kế hoạch nghỉ hưu cũng được coi là một loại quỹ phân bổ tài sản. Các quỹ này quản lí với một nhóm các loại tài sản mục tiêu với tỉ lệ rủi ro – lợi nhuận cao sau đó giảm dần khi gần đến ngày quỹ kết thúc hoạt động định trước.
Phân bổ tài sản theo 60/40:
Với nội dung này ta có thể thấy với các quỹ đa số sẽ có phân bổ dạng 60/40 và dạng phân bổ này được xem là một chiến lược đầu tư tiêu chuẩn phổ biến giữa các nhà đầu tư muốn đa dạng hóa mở rộng thị trường và quỹ phân bổ tài sản cũng cung cấp các danh mục có mức đa dạng hóa khác nhau dựa trên mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư. Theo đó nếu như các nhà đầu tư đang tìm kiếm các danh mục đầu tư ngoài các quỹ theo chiến lược 60/40 sẽ có các lựa chọn khác gồm quỹ phân bổ duy trì, quỹ phân bổ điều tiết và quỹ phân bổ chủ động.
Sau khi xác định được cách thức phân bổ tài sản mục tiêu, các quỹ có thể quản lí lựa chọn đầu tư của mình bằng cách đầu tư vào nhiều loại quỹ hoán đổi danh mục để tiếp xúc với các thị trường khác nhau.
Ngoài ra, các quỹ cũng có thể quản lí lựa chọn đầu tư chủ động hơn bằng cách phân tích các chứng khoán hoạt động tốt nhất trong mỗi lớp tài sản và phần lớn các quỹ thường chủ động theo dõi và phân bổ hoặc tái phân bổ chứng khoán để đáp ứng các biến động trong điều kiện thị trường và môi trường kinh tế. Các quỹ tương hỗ phân bổ tài sản, còn được gọi là quỹ theo vòng đời đầu tư hay quỹ đầu tư định ngày chỉ tiêu, cung cấp cho các nhà đầu tư một danh mục đầu tư dựa trên độ tuổi, mức độ chấp nhận rủi ro và mục tiêu đầu tư của nhà đầu tư với mức phân bổ thích hợp các lớp tài sản.
Tuy nhiên, các quỹ này nhận được nhiều chỉ trích vì việc tìm ra một giải pháp phân bổ tài sản danh mục đầu tư tiêu chuẩn là rất khó do các nhà đầu tư cá nhân có các yêu cầu khác nhau. Quỹ Hưu trí Mục tiêu 2030 của Vanguard là một ví dụ về quỹ đầu tư định ngày chỉ tiêu. quỹ có khoảng thời gian 12 năm kể từ năm 2018 cho đến khi cổ đông dự kiến sẽ đến tuổi nghỉ hưu. Tính đến ngày 31 tháng 1 năm 2018, quỹ phân bổ 71% vào cổ phiếu và 29% vào trái phiếu. Dự kiến đến năm 2030, quỹ sẽ dần dần chuyển sang tỉ trọng 50/50 thụ động hơn.
3. Vậy đâu là lợi ích của việc phân bổ tài sản hợp lý:
Tối ưu lợi nhuận:
Thực tế cho thấy rằng, nhiều người trong chúng ta thường đầu tư một cách tự phát theo tâm lý đám đông với một số nhà đầu tư hoặc quá mạo hiểm hoặc quá bảo thủ nên thường khó đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng và việc phân bổ tài sản hợp lý sẽ giúp bạn tối ưu lợi nhuận đạt được.
Giảm thiểu rủi ro:
Việc đầu tư với lợi nhuận cao thường có rủi ro cao hơn cùng nhiều biến động về lợi nhuận mỗi năm. Nên phân bổ tài sản hợp lý sẽ giúp bạn kết hợp các khoản đầu tư có tiềm năng tăng trưởng cao với mức rủi ro cao và các khoản đầu tư tăng trưởng vừa phải có mức rủi ro thấp hơn. Sự kết hợp này có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro cho tổng danh mục đầu tư của mình.
Đạt mức lợi nhuận cao khi đầu tư dài hạn:
Thời gian rất quý giá nên việc đầu tư dài hạn đem lại cho bạn lãi kép, giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính lớn hơn và theo đó chúng ta bạn nên xác định khoảng thời gian cần đầu tư với việc phân bổ tài sản hợp lý sẽ giúp bạn đầu tư an toàn để thu về lợi nhuận cao trong dài hạn.
Tính thanh khoản:
Thanh khoản cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi quyết định đầu tư vì một số khoản đầu tư có tính thanh khoản kém nên bạn không thể rút vốn ngay với việc phân bổ tài sản thận trọng sẽ giúp đảm bảo rằng bạn có thể rút vốn để chi trả cho các mục tiêu tài chính của mình bất kỳ lúc nào.
4. Nhà đầu tư có thể xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với mục tiêu và chiến lược theo 4 bước dưới đây:
Bước 1. Xác định cách phân bổ tài sản thích hợp cho bạn
Nhiệm vụ đầu tiên để thiết lập danh mục đầu tư, bạn cần phải xác định tình hình tài chính cá nhân và mục tiêu đầu tư của mình và yếu tố quan trọng cần xem xét là thời hạn, như việc bạn cần bao nhiêu thời gian để phát triển việc đầu tư, cũng như số vốn đầu tư bạn cần trong hiện tại và tương lai.
Yếu tố thứ 2 cần tính đến là tính cách và mức độ chấp nhận rủi ro của bạn và sau khi xác định rõ tình hình hiện tại, nhu cầu vốn cho tương lai, mức độ chấp nhận rủi ro của bản thân, bạn cần phải phân bổ khoản đầu tư cho từng loại tài sản. Nói chung, mức độ chấp nhận rủi ro của bạn càng lớn thì danh mục đầu tư của bạn càng chứa nhiều cổ phiếu, ít trái phiếu và các loại chứng khoán thu nhập cố định. Ngược lại, nếu bạn chỉ chấp nhận một phần rủi ro vừa phải, thì bạn cần một danh mục đầu tư thật thận trọng. Đây là 2 ví dụ điển hình cho từng kiểu người chấp nhận rủi ro đầu tư. Mục tiêu chính của danh mục đầu tư an toàn là để bảo toàn giá trị tài sản.
Bước 2. Thiết kế danh mục đầu tư
Một khi bạn đã xác định việc phân bổ tài sản, bạn chỉ cần phân chia vốn của bạn giữa các loại tài sản thích hợp và ở mức độ cơ bản, có 2 loại tài sản là cổ phiếu và trái phiếu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiếp tục phân loại các loại tài sản khác nhau theo hướng tài sản phòng vệ (gồm có tài sản đảm bảo thanh toán ngắn hạn, bảo hiểm), tài sản tích sản hưu trí, tài sản đầu tư để có dòng thu nhập thụ động và đầu tư chủ động để tận dụng cơ hội.
Bước 3. Tái đánh giá tỉ trọng danh mục đầu tư
Một khi bạn có một danh mục đầu tư hoàn chỉnh, bạn cần phải phân tích và tái cân bằng định kỳ vì biến động thị trường có thể thay đổi chất lượng danh mục của bạn. Để đánh giá chính xác sự phân bổ tài sản trong danh mục đầu tư, hãy phân hạng các khoản đầu tư bằng cách định lượng và xác định phần trăm giá trị trên tổng thể. Hãy điều chỉnh danh mục đầu tư cho phù hợp từ việc xem xét các yếu tố có thể thay đổi theo thời gian như tình hình tài chính hiện tại, nhu cầu trong tương lai và mức độ chấp nhận rủi ro của bạn.
Bước 4. Tái cân bằng chiến lược
Hãy ghi nhớ tầm quan trọng của sự đa dạng hóa. Xuyên suốt toàn bộ quá trình xây dựng danh mục đầu tư, điều quan trọng nhất là bạn phải đặt tính đa dạng hóa lên hàng đầu. Nó không đơn giản là bạn nắm giữ mỗi loại tài sản một ít, bạn cũng phải đa dạng hóa chúng theo từng nhóm hạng, đảm bảo rằng đầu tư được phân tán đồng đều vào.