Rủi ro trả trước là gì? Bản chất và đặc trưng của rủi ro trả trước? Rủi ro trả trước trong chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS)? Rủi ro trả trước của trái phiếu có thể mua lại?
Như chúng ta đã biết thị trường chứng khoán là một lĩnh vực có sự thu hút các nguồn vốn đầu tư rất nhiều với số vốn đầu tư lơn, bên cạnh đó với số vốn lớn thì rủi ro tiềm tàng cũng rất cao, bài viết này chúng tôi xin được đề cập tới nội dung của một loại rủi ro trong chứng khoán rất phổ biến đó là rủi ro trả trước.
Mục lục bài viết
1. Rủi ro trả trước là gì?
Rủi ro trả trước trong tiếng Anh là Prepayment Risk.
Khi chúng ta nhắc tới các loại rủi ro trả trước là rủi ro liên quan đến việc hoàn trả nợ gốc sớm đối với các chứng khoán có thu nhập cố định. Rủi ro trả trước hàm ý về sự không chắc chắn của dòng thu nhập trong tương lai.
2. Bản chất và đặc trưng của rủi ro trả trước:
Rủi ro trả trước phổ biến nhất ở các chứng khoán có thu nhập cố định như trái phiếu có thể mua lại và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp và đ ối với trái phiếu có thể mua lại, quyền chọn đính kèm cung cấp cho nhà phát hành quyền được mua lại trái phiếu trước khi trái phiếu đáo hạn, đối với chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp người vay có thể tái tài trợ hoặc trả hết các khoản thế chấp của họ, điều này dẫn đến việc chủ sở hữu chứng khoán mất đi khoản thu nhập từ tiền lãi trong tương lai.
Nếu trái phiếu được mua với giá cao hơn giá trị danh nghĩa thì lợi suất của trái phiếu sẽ thấp hơn so với ước tính tại thời điểm mua. Trái phiếu có rủi ro trả trước thường có hình phạt trả trước cụ thể với số tiền phạt thanh toán trước hạn. Trên thực tế, với các khoản nợ được thanh toán lãi và gốc định kì hàng tháng, người vay vẫn có quyền được trả trước một phần nợ gốc hoặc toàn bộ nợ gốc, do đó, thời hạn của các khoản nợ bị rút ngắn lại, làm cho lãi tính trên dư nợ của tháng tiếp theo có thể thấp hơn, từ đó dẫn đến rủi ro trả trước.
Ví dụ:
– Đối với trái phiếu có thể mua lại, lãi suất của trái phiếu càng cao so với lãi suất hiện tại, rủi ro trả trước càng cao và đối với chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất càng cao so với lãi suất hiện tại, khả năng các khoản thế chấp cơ sở sẽ được tái cấp vốn càng cao.
Ví dụ, một chủ nhà nhận thế chấp ở mức 7% có động cơ tái cấp vốn (tái tài trợ thế chấp) mạnh mẽ hơn khi lãi suất giảm xuống mức 4% hoặc 5% so với khi lãi suất ở mức 7% hoặc cao hơn.
3. Rủi ro trả trước trong chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS):
3.1. Cách thức chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp hoạt động:
Về cơ bản, một chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp biến ngân hàng thành một trung gian tài chính giữa người mua và nhà đầu tư một ngân hàng có thể ban hành các khoản thế chấp cho khách hàng và sau đó bán chúng lại với giá chiết khấu để đưa vào khoản MBS. Ngân hàng ghi nhận nghiệp vụ này vào tài khoản có trên bảng cân đối kế toán và ngân hàng sẽ không sao kể cả khi người mua bị phá sản hay trắng tay. Khi các nhà đầu tư mua một chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp có thể tháy chủ yếu là để cho vay đối với những người mua nhà và khi một MBS có thể được mua bán thông qua một nhà môi giới. Mức đầu tư tối thiểu là khác nhau giữa các tổ chức phát hành.
Chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp hoạt động hiện nay trên thị trường phải được phát hành bởi một doanh nghiệp được chính phủ tài trợ hoặc một công ty tài chính tư nhân và các khoản thế chấp phải có nguồn gốc từ một tổ chức tài chính được cấp phép và thành lập theo qui định, MBS phải nhận được sự công nhận một trong hai xếp hạng hàng đầu bởi cơ quan xếp hạng tín dụng.
3.2. Ưu điểm và hạn chế của chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp:
Ưu điểm
– Đây là công cụ đầu tư có rủi ro rất thấp nhưng lại cung cấp mức thu nhập cao hơn 1-2% so với những chứng khoán có rủi ro tương đương.
– Hầu hết chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp hoặc là được bảo đảm toàn bộ hoặc bảo trợ bởi chính phủ Mỹ.
Hạn chế
– Khoản đầu tư tối thiểu khá cao, thường từ 25.000 USD.
– Thu nhập từ chứng khoán này bị đánh thuế.
Như vậy đẻ có thể dễ hiểu hơn chúng ta hãy nghĩa với một công ty bất động sản Hà Anh có một tòa nhà văn phòng cho thuê trị giá 2.400 tỷ đồng công ty này muốn thực hiện một dự án chung cư khác và cần vay thêm 1.200 tỷ đồng. Sau khi đánh giá các phương án thì công ty này đến ngân hàng XYZ thế chấp tòa nhà văn phòng đó để vay 1.200 tỷ đồng trong 5 năm, đồng thời thanh toán tiền gốc và tiền lãi hàng tháng là 1%.
Bên cạnh đó hoạt động của ngân hàng XYZ thì đang “mấp mé” hạn mức tín dụng cho phép nên không thể cho vay thêm. Còn ngân hàng thì lại không muốn mất khách hàng nên quyết định phát hành 12 triệu trái phiếu có mệnh giá là 100.000 đồng được đảm bảo bằng khoản thế chấp là tòa nhà văn phòng cho thuê của công ty Hà Anh C trong 5 năm. Những người nắm giữ trái phiếu này sẽ được hưởng số tiền mà công ty Hà Anh thanh toán cho ngân hàng XYZ tùy theo số trái phiếu đang sở hữu..
Ví dụ độc giả mua 6.000 trái phiếu tương đương 0,5% tổng trái phiếu phát hành có trị giá 600 triệu đồng (6.000 trái phiếu x mệnh giá 100.000). Trong đó công ty Hà Anh sẽ trả gốc và lãi là 16 triệu đồng cho tháng đầu tiên, trong đó:
Gốc =0,5%×(1.200.000.000.000/5/12) =10.000.000 đồng.
Lãi = 1%×600.000.000 = 6.000.000 đồng.
Từ tháng thứ hai trở đi thì tiền lãi sẽ giảm do trừ đi khoản đã trả cho độc giả. Cụ thể là:
Lãi = 1%×(600.000.000 – 10.000.000) = 5.900.000 đồng.
Nhưu vậy trong tình huống này thì cho đến lúc đáo hạn thì chúng ta sẽ nhận đủ 600 triệu đồng tiền gốc và 183 triệu đồng tiền lãi. Tổng cộng là 783 triệu đồng sau 5 năm và heo đó sau 5 năm, chúng ta chỉ nhận lãi suất thực là 30,5% chứ không phải là 60% trên danh nghĩa đã ghi trên trái phiếu. Lý do là lãi suất chỉ được tính trên số tiền còn nợ sau khi trừ tiền gốc đã trả.
4. Rủi ro trả trước của trái phiếu có thể mua lại:
Căn cứ dựa trên quy định tại Luật Chứng khoán và Nghị định số 153/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp huy động vốn trái phiếu riêng lẻ theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm, cơ quan quản lý Nhà nước không cấp phép phát hành. Bê cạnh đó trong số doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn có DN có quy mô nhỏ nhưng huy động vốn với khối lượng lớn, lãi suất cao, DN phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc chất lượng tài sản đảm bảo kém.
“Đối với các trường hợp doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, khi huy động vốn trái phiếu với khối lượng lớn, lãi suất cao, chính các doanh nghiệp phát hành sẽ gặp rủi ro nếu hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, và sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư”, đại diện Bộ Tài chính cảnh báo.
Như vậy từ các nội dung chúng tôi đưa ra như trên ta thấy các nhà đầu tư cần lưu ý lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao và do đó, phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu; không mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ cụ thể công ty chứng khoán, hay ngân hàng thương mại khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Theo đó ta cũng nhận thấy với trái phiếu cần được đánh giá, phân tích trên các khía cạnh về lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp phát hành, tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn, chất lượng tài sản đảm bảo cũng như các điều kiện và các điều khoản của trái phiếu theo đúng quy định của pháp luật đề ra hiện nay.