Hợp đồng hoán đổi giảm dần là gì? Công thức tính giá trị hiện tại hợp đồng hoán đổi giảm dần? Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi giảm dần? Mục đích và cơ chế giao dịch của hợp đồng hoán đổi?
Hiện nay chúng ta thấy sự đa dạng của các loại hợp đồng trên tất cả các lĩnh vực với nhiều hình thức hợp đồng khác nhau, trong đó có hình thức ” Hợp đồng hoán đổi giảm dần” đây là hình thức hợp đồng để trao đổi luồn tiền trong tương lai.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng hoán đổi giảm dần là gì?
Khi chúng ta nhắc tới loại hợp đồng hoán đổi có thể hiểu đây là hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên, theo đó các bên đồng ý thực hiện các khoản thanh toán định kỳ cho nhau, nói cách khác là các bên đồng ý trao đổi luồng tiền trong tương lai theo một phương thức định sẵn và trong một khoảng thời gian xác định trước và trong hợp đồng hoán đổi, ngày khởi đầu được gọi là ngày định giá, ngày kết thúc được gọi là ngày đáo hạn của hợp đồng.
Ví dụ: Ông A có một khoản tiền gửi ngân hàng 100 triệu đồng với lãi suất 6%/năm, ông B cũng có một khoản đầu tư 100 triệu đồng với lãi suất biến động, bình quân cũng là 6%/năm. A và B ký hợp đồng hoán đổi với nhau, theo đó ông B sẽ trả cho ông A số lợi tức từ khoản đầu tư của mình và ông A sẽ trả cho ông B lợi tức 6 triệu đồng/ năm. Với hợp đồng này, ông B vẫn giữ được khoản đầu tư của mình nhưng lại có thu nhập ổn định hàng năm và ông A có cơ hội hưởng lợi tức từ khoản đầu tư của ông B mà không phải là chủ sở hữu của khoản đầu tư này.
Hợp đồng hoán đổi giảm dần còn được gọi là Hợp đồng hoán đổi lãi suất giảm dần trong tiếng Anh là Amortizing Swap.
Cũng tương tự như trên với loại hợp đồng hoán đổi giảm dần là một dạng hợp đồng hoán đổi lãi suất trong đó số tiền gốc danh nghĩa được giảm theo tỉ lệ cố định và tỉ lệ thả nổi cơ sở và loại hợp đồng hoán đổi giảm dần là một công cụ phái sinh có một bên trả lãi suất cố định trong khi bên còn lại trả lãi suất thả nổi trên số tiền gốc danh nghĩa giảm dần theo thời gian và tiền gốc danh nghĩa được xác định bởi một công cụ tài chính cơ sở với số dư gốc giảm dần chẳng hạn như các khoán thế chấp. Một hợp đồng hoán đổi giảm dần là một giao dịch chỉ trao đổi các dòng tiền chứ không phải số tiền gốc.
2. Công thức tính giá trị hiện tại của hợp đồng hoán đổi giảm dần:
Công thức tính giá trị hiện tại (PV) của một hợp đồng hoán đổi giảm dần nếu nhận lãi suất thả nổi và trả lãi suất cố định.
PVhoán đổi giảm dần = PVthả nổi − PVcố định
Công thức tính giá trị hiện tại (PV) của một hợp đồng hoán đổi giảm dần nếu trả lãi suất thả nổi và nhận lãi suất cố định.
PVhoán đổi giảm dần = PVcố định − PVthả nổi
Lưu ý : Đối với người nhận tỉ lệ cố định, việc đảm bảo lịch khấu trừ của hợp đồng hoán đổi giảm dần và tài sản cơ sở được đặt ở mức giống nhau là rất quan trọng. Các giao dịch OTC bao gồm cả giao dịch hợp đồng hoán đổi tiềm tàng rủi ro đối tác. Các giao dịch không được bảo trợ bởi sàn giao dịch và do đó rủi ro không thể chuyển giao tài sản như thỏa thuận trong hợp đồng cao hơn.
Bên cạnh đó ngược lại với hợp đồng hoán đổi giảm dần là hợp đồng hoán đổi tích lũy gốc đây là một hợp đồng hoán đổi tích lũy gốc có số tiền gốc danh nghĩa tăng lên trong suốt vòng đời của hợp đồng và hoán đổi giảm dần và hoán đổi tích lũy có số tiền gốc danh nghĩa bị ảnh hưởng trong suốt thời hạn hợp đồng, trái ngược với các loại hợp đồng hoán đổi khác có số tiền gốc danh nghĩa không đổi trong suốt thời hạn hợp đồng.
3. Đặc điểm Hợp đồng hoán đổi giảm dần:
Như các hợp đồng hoán đổi Plain Vanilla (hay hợp đồng hoán đổi lãi suất thả nổi – cố định) khác, hợp đồng hoán đổi giảm dần là một thỏa thuận giữa hai bên. Các bên đồng ý trao đổi một dòng tiền thanh toán lãi trong tương lai cho một dòng tiền khác dựa trên số tiền gốc thỏa thuận.
Hợp đồng hoán đổi giảm dần được sử dụng để giảm hoặc tăng mức tiếp xúc với các biến động của lãi suất. Sự khác biệt chính với các hợp đồng hoán đổi khác là số tiền gốc của hợp đồng hoán đổi giảm dần được khấu trừ theo thời gian, thường theo một lịch cố định. Ví dụ, một hợp đồng hoán đổi giảm dần có thể được gắn với một khoản thế chấp bất động sản và được xem giống như hợp đồng hoán đổi lãi suất, các hợp đồng hoán đổi giảm dần được giao dịch trên các thị trường OTC và có thể được tùy chỉnh dựa trên mong muốn của các bên.
Tiền gốc danh nghĩa trong một hợp đồng hoán đổi giảm dần có thể được khấu trừ cùng tốc độ với công cụ tài chính cơ sở. Lãi suất cũng có thể dựa trên các lãi suất điểm chuẩn như lãi suất khoản thế chấp hoặc lãi suất LIBOR. Một hợp đồng hoán đổi giảm dần thường bao gồm nhánh (dòng tiền) cố định và nhánh thả nổi. Giá trị của hợp đồng được xác định bởi các giá trị hiện tại của các nhánh.
Sử dụng trung gian làm giảm thời gian tìm kiếm để đi đến ký kết hợp đồng hoán đổi
Thông thường các cá nhân hoặc tổ chức tham gia hợp đồng hoán đổi không được chuyên môn hóa trong lĩnh vực tài chính nên có thể làm mất nhiều thời gian để tìm được đối tác kể cả khi có sự hỗ trợ của môi giới trong khi đó, các tổ chức trung gian tài chính thường hoạt động trên thị trường tài chính với tính chất chuyên nghiệp, sẵn sang thực hiện giao dịch hoán đổi vào bất cứ thời điểm nào, từ đó là giảm thời gian đi đến ký kết loại hợp đồng này.
Việc sử dụng trung gian có thể làm giảm chi phí đánh giá chất lượng tín dụng
Ở hầu hết các hợp đồng hoán đổi, một bên đối tác sẽ thanh toán các luồng tiền căn cứ vào kết quả đầu tư với sự biến động ngẫu nhiêy, hay còn gọi là thả nổi của một tham số nhất định như lãi suất, tỷ giá, mức sinh lời cổ phiếu hoặc giá hàng hóa. Còn bên còn lại sẽ chọn thanh toán các luồng tiền thả nổi theo một tham số khác hoặc các luồng tiền ổn định hơn.
Vào một ngày thanh toán cụ thế, hai bên sẽ trao đổi hai luồng tiền đã ký kết trên hợp đồng cho nhau với cùng một loại tiền tệ (ngoại trừ trường hợp hợp đồng hoán đổi ngoại tệ). Kết quả là các bên thường thỏa thuận trao đổi luồng tiền ròng mà một bên nợ bên kia, hay là áp dụng nguyên tắc bù trừ ròng.
Còn đối với hợp đồng hoán đổi ngoại tệ hoặc một số dạng hợp đồng hoán đổi đặc biệt khác, các luồng tiền thanh toán không được ghi nhận theo cùng một loại tiền tệ, khi đó việc bù trừ sẽ không diễn ra và các bên phải chuyển cho nhau các luồng tiền theo nghĩa vụ phát sinh độc lập.
4. Mục đích và cơ chế giao dịch của hợp đồng hoán đổi:
Hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các rủi ro tài chính cho chủ thể tham gia hợp đồng do sự biến động của yếu tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu, …, để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước hoặc dùng để nhằm mục đích đầu cơ.
Các hợp đồng hoán đổi thường được giao dịch bên ngoài các thị trường tập trung và thường có sự tham gia của một định chế tài chính trung gian, được gọi là tổ chức kinh doanh hợp đồng hóa đổi như nhà tạo lập thị trường, ngân hàng thương mại và với các tổ chức này đóng vai trò đứng giữa, kết nối hai bên sử dụng cuối cùng và là các đối tác của hợp đồng giao dịch hoán đổi hưởng lợi từ chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán mà họ đưa ra cho các bên nhằm xác định luồng tiền của hợp đồng.
Theo đó giải pháp duy nhất để các chủ thể tham gia hợp đồng hoán đổi thoát ra khỏi hợp đồng này là thỏa thuận song phương với bên còn lại cùng hủy hợp đồng hoặc bằng cách chuyển nhượng cho bên thứ ba với điều kiện được đồng ý của phía đối tác.
Qua các thông tin chúng tôi cung cấp về vai trò của hợp đồng hoán đổi nói chúng và hợp đồng hoán đổi giảm dần nói riêng đó là hợp đòng hoán đổi giúp các bên phòng ngừa biến đổi tỷ giá, biến đổi lãi suất có thể ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận kinh doanh và đây là lý do ra đời và là nguyên nhân chủ yếu các bên tham gia hợp đồng hoán đổi và khi cần dịch chuyển lợi nhuận về công ty mẹ mà không cần dịch chuyển vốn cụ thể do chi phí, quy định giữa các chính phủ. Họ có thể tìm một đối tác có lý do tương tự nhưng ở chiều dòng tiền ngược lại để hoán đổi.