Chính sách ổn định là gì? Mục tiêu và liên hệ thực tiễn về chính sách ổn định? Tại sao ngân hàng trung ương nên đóng vai trò chủ đạo trong việc ổn định hệ thống tài chính?
Chính sách ổn định tài chính là một trong các chính sách để thực hiện các hoạt động phân tích điều hành an toàn vĩ mô, ổn định được tài chính kinh tê của quốc gia chính để phân bổ tốt nhất nguồn lực và tạo nên một nền tảng tài chính hiệu quả.
Mục lục bài viết
1. Chính sách ổn định là gì?
Chính sách kinh tế ổn định hay tiếng anh còn được gọi là stabilization policy
Chính sách ổn định như chúng ta biết đến đây là việc chính phủ và ngân hàng trung ương vận dụng các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết tổng cầu với mục đích chống lại các biến động chu kỳ trong hoạt động kinh tế và theo đó chính sách ổn định là cần thiết vì nếu để nền kinh tế tự do biến động, nó có thể biến động quá mạnh và sụp đổ như trong thời kỳ đại suy thoái 1929 -1933. Hình 14 minh họa cho tác động của chính sách ổn định kinh tế.
Chính sách kinh tế ổn định là một chiến lược kinh tế vĩ mô được các chính phủ và các ngân hàng trung ương ban hành để giữ cho tăng trưởng kinh tế ổn định, cùng với mức giá và thất nghiệp và các chính sách ổn định tiếp diễn bao gồm theo dõi chu kỳ kinh doanh và điều chỉnh lãi suất chuẩn để kiểm soát tổng cầu trong nền kinh tế với mục đích là để tránh những thay đổi thất thường trong tổng sản lượng, được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội và những thay đổi lớn về lạm phát; ổn định các yếu tố này cũng thường dẫn đến những thay đổi vừa phải trong tỷ lệ việc làm.
Các chính sách ổn định được định hướng và thiết kế một cách định kỳ nhằm giảm biến động ở một số khu vực nhất định của nền kinh tế, chẳng hạn như lạm phát và thất nghiệp, đồng thời nhằm tối đa hóa mức thu nhập quốc gia và các biến động có thể được kiểm soát thông qua các cơ chế khác nhau bao gồm các chính sách được thiết kế để tăng nhu cầu giúp chống lại mức thất nghiệp cao hoặc để giảm nhu cầu để đối phó với lạm phát gia tăng.
Chính sách ổn định còn được gọi là chính sách bình ổn và chính sách ổn định là chính sách được ban hành bởi Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế lành mạnh và sự thay đổi tối thiểu trong giá cả. Việc duy trì chính sách ổn định đòi hỏi phải theo dõi chu kì kinh doanh và điều chỉnh lãi suất chuẩn khi cần thiết để kiểm soát những thay đổi đột ngột trong tổng cầu.
2. Mục tiêu và liên hệ thực tiễn:
Mục tiêu của chính sách ổn định
+ Chính sách ổn định được thiết kế để ngăn chặn nền kinh tế tăng trưởng quá nóng hoặc tăng trưởng quá chậm.
+ Thông qua các công cụ, chính sách ổn định góp phần điều tiết tổng cầu với mục đích chống lại các biến động chu kì trong hoạt động kinh tế.
Liên hệ thực tiễn về chính sách ổn định:
Trên thực tế nếu chúng ta theo dõi dựa trên một nghiên cứu của Viện Brookings lưu ý rằng nền kinh tế Hoa kì đã bị suy thoái một lần trong mỗi bày tháng kể từ khi Thế chiến II kết thúc với chu kì này được coi là không thể tránh khỏi, nhưng chính sách ổn định tìm cách làm dịu tình hình khó khăn và ngăn chặn tình trạng thất nghiệp lan rộng. Chính sách ổn định tìm cách hạn chế sự thay đổi thất thường trong tổng sản lượng của nền kinh tế, được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia, cũng như kiểm soát lạm phát hoặc giảm phát.
Hiểu về chiến lược ổn định:
– Nhà kinh tế học John Maynard Keynes lưu ý rằng một nền kinh tế tăng trưởng và thu hẹp theo mô hình chu kì.
– Khi mọi người thiếu tiềm lực để mua hàng hóa hoặc dịch vụ sản xuất ra, giá sẽ giảm để lôi kéo khách hàng khi giá giảm, một số doanh nghiệp trải qua sự thua lỗ đáng kể với tình trạng phá sản doanh nghiệp và mất việc làm gia tăng, điều đó càng làm giảm sức mua trong thị trường tiêu dùng. Giá chỉ có thể giảm xuống thấp hơn nữa.
– Để ngăn chặn chu kì, Keynes lập luận rằng cần phải thay đổi chính sách tài khóa thông qua việc thao túng tổng cầu trong lí thuyết của Keynes, cầu được kích thích để chống lại mức thất nghiệp cao và bị triệt tiêu để chống lại lạm phát gia tăng với công cụ chính để tăng hoặc giảm cầu là hạ hoặc tăng lãi suất cho vay.
Như vậy ta thấy rằng có hầu hết các nền kinh tế hiện đại sử dụng các chính sách ổn định với phần lớn công việc được thực hiện bởi các cơ quan ngân hàng trung ương như Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Chính sách ổn định phần lớn được ghi nhận với tốc độ tăng trưởng GDP vừa phải nhưng tích cực kể từ đầu những năm 1980 ở Hoa Kỳ.
3. Tại sao ngân hàng trung ương nên đóng vai trò chủ đạo trong việc ổn định hệ thống tài chính?
Như chúng ta đã biết vấn đề thực hiện ổn định tài chính không chỉ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ổn định giá cả với các mục tiêu chính của ngân hàng trung ương mà còn góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững vì sự ổn định đó tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của các thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống.
Hiện nay với mỗi một hệ thống tài chính ổn định là hệ thống hoạt động lành mạnh từ đó mới tạo ra được các yếu tố đáng tin cậy và hiệu quả, có rất ít biến động và có khả năng hấp thụ các cú sốc và ngược lại mất ổn định tài chính kéo theo những tình trạng như:
+ Mất ổn định có thể làm giảm tính hiệu quả của chính sách tiền tệ
+ Sự mất ổn định làm ảnh hưởng tiêu cực tới các chức năng trung gian của hệ thống tài chính do phân phối nguồn lực không hợp lý, làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế
+ Bên cạnh hai yếu tố gây ảnh hưởng như trên ta thấy sự mất ổn định còn làm mất niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính và mất nhiều chi phí để giải quyết sự yếu kém của hệ thống tài chính vì những lý do này, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến ổn định tài chính khi thực thi các chính sách của mình, đặc biệt trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều các nhân tố mới có khả năng gây bất ổn tài chính như mối liên kết ngày càng chặt chẽ giữa khu vực tài chính của các quốc gia và sự phát triển không ngừng của các công cụ tài chính phức tạp.
Theo như chúng ta thấy vấn đề này để giữ vững ổn định tài chính là vai trò của đa số ngân hàng trung ương Khi hệ thống tài chính trở nên bất ổn, ví dụ như thị trường tài chính biến động và căng thẳng, cần phải cung cấp một lượng tiền lớn để giải quyết tình trạng đó và theo lịch sử cho thấy ngân hàng trung ương đã thực hiện tốt chức năng duy trì ổn định tài chính vì ngân hàng trung ương có khả năng ngay lập tức “bơm” một lượng thanh khoản lớn do được độc quyềnphát hành tiền.
Việc chúng ta thực hiện ổn định tài chính có thể làm tăng cường tính hiệu quả cho chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương và hệ thống tài chính cung cấp rất nhiều thông tin cần thiết để ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ với hệ thống tài chính cũng là kênh truyền tải chính sách tiền tệ chủ yếu đến nền kinh tế thực. Chúng ta thấy với sự bất ổn của hệ thống tài chính có thể gây ra những biến động xấu đến mức độ hữu dụng của các thông tin sử dụng trong điều hành chính sách tiền tệ bao gồm các biến số giá cả và diễn biến giao dịch trên thị trường tài chính, qua đó có thể làm giảm hiệu quả chính sách và cũng chính vì lẽ đó, ngân hàng trung ương rất chú trọng ổn định tài chính để tăng cường tính hiệu quả của chính sách tiền tệ.
Ngân hàng trung ương theo đó ta thấy rất có lợi thế trong việc phân tích sự ổn định của hệ thống tài chính và với các yêu tố gây sốc và cơ chế truyền dẫn sốc ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn do mức độ liên thông giữa thị trường tài chính trong nước và quốc tế cũng như mức độ liên kết giữa thị trường tài chính và các tổ chức tài chính không ngừng được mở rộng dưới tác động của tiến trình tự do hóa tài chính và toàn cầu hóa.