Phương pháp thẩm định trong định giá tài nguyên môi trường là gì? Các phương pháp định giá dựa vào thị trường trong định giá tài nguyên gồm? Quy trình thẩm định giá tài nguyên? Vai trò chung của thẩm định giá?
Như chúng ta đã biết vấn đề thẩm định giá hiện nay xuát hiện trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau và trong đó có cả lĩnh vực môi trường để thẩm định giá với các tài nguyên thiên nhiên có giá trị.
Mục lục bài viết
1. Phương pháp thẩm định trong định giá tài nguyên môi trường là gì?
Phương pháp thẩm định trong tiếng Anh gọi là: Appraisal method.
Chắc hẳn chúng ta đã không còn xa lạ đối với các phương pháp thẩm định là phương pháp dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các thành phần tài nguyên và các tài sản tương tự với tài nguyên và các tài sản cần định giá vào thời điểm cần định giá hoặc gần với thời điểm cần định giá.
Theo phương pháp này ta thấy người thẩm định giá nhận dạng giá trị thị trường đúng đối với các tài sản có thể so sánh, cả trong điều kiện bị tổn hại và chưa bị tổn hại.
Giá trị thị trường đúng của (khoảnh) đất được xác định tương đương tổng số tiền mà người mua (có kiến thức) trả cho người bán (có kiến thức) để có được (quyền) sử dụng khoảnh đất đó.
2. Các phương pháp định giá dựa vào thị trường trong định giá tài nguyên gồm:
Phương pháp thẩm định (Appraisal method) là một trong những phương pháp định giá dựa vào thị trường trong định giá tài nguyên.
Các phương pháp định giá dựa vào thị trường trong định giá tài nguyên gồm:
– Phương pháp giá thị trường (Market price method – MPM)
Thường được sử dụng để ước tính giá trị kinh tế của các thành phần tài nguyên được trao đổi, mua bán trên thị trường.
Khi thị trường hiện hữu, chúng sẽ cung cấp công cụ tốt (giá cả, số lượng, chi phí) để ước lượng giá trị của tài nguyên, vì giá trị được tiết lộ chủ yếu bởi những người tham gia thị trường thông qua sự tác động qua lại lẫn nhau của họ.
– Phương pháp thẩm định (Appraisal method)
– Phương pháp chi phí thay thế tài nguyên (Resource Replacement Cost method)
Phương pháp chi phí thay thế ước tính giá trị của tài nguyên/ dịch vụ sinh thái gần giống với chi phí để cung ứng hàng hóa và dịch vụ tương tự do con người tạo ra.
Ví dụ: Ước tính giá trị (lợi ích) hấp thụ CO2 của rừng thông qua chi phí để xây dựng và vận hành các nhà máy xử lí khí này.
3. Quy trình thẩm định giá tài nguyên:
Đầu tiên để tiến hành quy trình chung ta cần xác định được chủ thể của thẩm định giá với các đối tượng là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá cụ thể như sau:
Theeo đó ta thấy không phải cơ quan, tổ chức ha cá nhân nào đều có thể thực hiện hoạt động thẩm định giá mà chỉ có những cá nhân, tổ chức có chức năng thẩm định giá mới có quyền được thực hiện việc thẩm định giá. Thông qua đó có hể thấy các chủ thể tham gia thâm định giá theo quy định các đối tượng này phải có chức năng thẩm định giá, điều đó có nghĩa là chủ thể phải được công nhận có chức năng thẩm định giá mới được hoạt động thẩm định giá, nếu không có chức năng thì kết quả thẩm định giá không có giá trị về mặt pháp lý.
– Đối tượng của thẩm định giá là tài sản
Tài sản là một khái niệm rất chung chỉ những vật, quyền thuộc sở hữu của một cá nhân, tổ chức nào đó. Như vậy, tài sản ở đây có định nghĩa nhấn mạnh quyền sở hữu hơn là việc xác định nó là cái gì.
Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng sự phát triển và xây dựng kinh tế của đất nước. Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Nhưu chúng ta đã trình bay về thẩm định giá tài nguyên nhât slaf đối với các mỏ khoáng sản rất phức tạp và khó khăn, là một trong những lĩnh vực thẩm định giá gây nhiều phiền toái. Theo đó nên chúng ta khi thưc hiện theo quy trình thẩm định giá tài nguyên khoáng sản luôn yêu cầu các thẩm định viên phải có chuyên môn nghiệp vụ cao và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá tài nguyên. Hiện nay trên thế giới đã xuất hiện các loại phương pháp khác nhau để phục vụ công tác đinh giá và các phương pháp thẩm định giá tài nguyên mỏ khoáng sản cụ thể đó là:
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp thu nhập (đầu tư)
+ Phương pháp lợi nhuận
Cũng giống như quy trình thẩm định giá trị các lĩnh vực tài sản khác như: bất động sản, động sản, doanh nghiệp…tại Hoàng Quân, việc xác định giá trị các tài nguyên thiên nhiên trải qua các bước sau:
a. Xác định khái quát về nguồn tài nguyên cần thẩm định giá và đơn vị giá trị làm cơ sở thẩm định giá.
+ Xác định khách hàng, yêu cầu của khách hàng, những người sử dụng kết quả thẩm định giá
+ Đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế kỹ thuật của nguồn tài nguyên cần thẩm định giá
+ Mục địch thẩm định giá, Thời điểm thẩm định giá
+ Những giả thiết và những điều kiện hạn chế
+ Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên theo hợp đồng thẩm định giá
+ Xác định nguồn dữ liệu cần thiết phục vụ cho công việc thẩm định giá
+ Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá
b. Lâp kết hoạch thẩm định giá
+ Xác định tài liệu thu thập về thị trường, và các nguồn tài liệu phải đảm bảo đáng tin cậy và được kiểm chứng
+ Xác định các yếu tố cung cầu thích hợp với chức năng, các đặc tính và các quyền gắn liền với nguồn tài nguyên và đặc điểm thị trường
+ Xây dựng tiến độ nghiên cứu, trình tự thu thập và phân tích dữ liệu thông tin
+ Lập đề cương kế hoạch thực hiện công việc thẩm định giá
c. Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin
+ Khảo sát thị trường: Cần phải chụp ảnh nguồn tài nguyên một cách tổng quát và chi tiết làm cơ sở lưu hồ sơ thẩm định giá
+ Thu thập thông tin :
+ Về tính pháp lý của nguồn tài nguyên
+ Liên quan đến sản lượng khai thác, đơn giá bán một đơn vị tài nguyên, doanh thu, chi phí, lãi suất, thu nhập…
+ Về yếu tố cung cầu trong nước, ngoài nước, các lực lượng tham gia thị trường, động thái người mua, người bán tiền năng.
Phải nêu rõ nguồn thông tin trong báo cáo thẩm định giá và thông tin phải được kiểm chứng để đảm bảo độ chính xác.
d. Xác thực và phân tích thông tin đã khảo sát, thu thập
+ Phân tích thông tin từ khảo sát thực tế hiện trường nguồn tài nguyên
+ Phân tích về việc sử dụng tốt nhất và tối ưu của nguồn tài nguyên
+ Phân tích những đặc trưng của thị trường nguồn tài nguyên thẩm định
+ Phân tích về khách hàng
+ Phân tích ý nghĩa về mặt kinh tế của nguồn tài nguyên thời điểm hiện tại và tương lai
+ Phân tích vấn đề môi trường và tính bền vững trong khai thác nguồn tài nguyên
e. Xác định giá trị nguồn tài nguyên cần thẩm định giá
Nêu các phương pháp thẩm định giá được áp dụng và phân tích mức độ phù hợp của một hoặc nhiều phương pháp trong thẩm định giá với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nguồn tài nguyên và mục đích thẩm định giá.
f. Lập báo cáo thẩm định giá
4. Vai trò chung của thẩm định giá:
Như chúng ta đã theo dõi như trên và ta thấy đất nước ta đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với tốc độ ngày cành nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Hội nhập kinh tế mang lại nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Theo đó nên ta thấy với nhận thức và nhu cầu về dịch vụ và các hình thức tiến hành thẩm định giá tài sản đã trở cần thiết cụ thể như với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các cá nhân… Theo đó ta thấy vai trò thẩm định giá tài sản rất có ý nghĩa đối với nền kinh tế thị trường hiện nay nói chung và với các loại tài sản doanh nghiệp nói riêng. Dưới đây là một số vai trò chung của dịch vụ thẩm định giá:
+ Thông qua việc thẩm định giá đóng vai trò quan trong nếu tahamr định giá đúng chúng ta thấy được các loại giá trị thị trường góp phần làm minh bạch thị trường với các loại gia ca, thông qua đó thúc đẩy phát triển thị trường tài sản trong nước cũng như trên toàn thế giới
+ Thông qua thẩm định giá có thể tạo điều kiện thuận lợi cho toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực, thế giới tốt nhất có thể.
+ Thẩm định giá cũng đóng góp phần lớn để bảo vệ được những quyền lợi chính đáng, và vốn có của công dân trong các trường hợp cụ thể, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các thành phần trong xã hội trong thời kỳ hội nhập Quốc tế hiện nay.
Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Phương pháp thẩm định trong định giá tài nguyên môi trường là gì?” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc.