Giá trị nội tại đóng vai trò rất quan trọng trong quyền trọn, cụ thể nó biểu hiện trạng thái có lãi đối với quyền chọn được xác định dựa trên công thức và theo đó có thế ước tính giá trị của tài sản...Vậy giá trị nội tại của quyền chọn là gì? Cách xác định giá trị nội tại của quyền chọn?
Mục lục bài viết
1. Giá trị nội tại của quyền chọn là gì?
Trong kinh tế chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với các đinh nghĩa về giá trị nội tại là giá trị cảm nhận hoặc giá trị tính toán của một tài sản, một khoản đầu tư hoặc một công ty. Thuật ngữ này được sử dụng trong phân tích cơ bản để ước tính giá trị của một công ty và dòng tiền của công ty đó.
Một cách sử dụng khác của giá trị nội tại là lợi ích hay giá trị mà nhà đầu tư có thể nhận được từ việc nắm giữ vị thế mua trong hợp đồng quyền chọn.
Giá trị nội tại của quyền chọn tạm dịch trong tiếng Anh là Intrinsic Value of Option.
Giá trị nội tại của quyền chọn phản ánh lợi thế tài chính hiệu quả do việc thực hiện quyền chọn đó. Về cơ bản, giá trị nội tại là giá trị tối thiểu của một quyền chọn.
Nhưu ậy ta thấy các giá trị nội tại của quyền chọn cộng thêm giá trị thời gian đây là các yếu tố tạo thành giá quyền chọn. Ben cạnh đó giá trị nội tại phản ánh lợi ích hay giá trị mà nhà đầu tư có thể nhận được từ việc nắm giữ vị thế mua quyền chọn. Đây cũng là yếu tố quyết định trạng thái của quyền chọn.
2. Cách xác định giá trị nội tại của quyền chọn:
Đối với một khoảng thời gian cụ thể nào đó với một quyền chọn (quyền chọn mua hay quyền chọn bán) có thể tồn tại ở một trong ba trạng thái: trạng thái lãi (in-the-money), trạng thái lỗ (out-of-the-money) hay trạng thái hòa vốn (at-the-money). Ta có thể mô tả các trạng thái cụ thể của quyền chọn mua và quyền chọn bán qua bảng tóm tắt sau:
Trạng thái quyền chọn | Quyền chọn mua | Quyền chọn bán |
Trạng thái lãi | Giá hiện hành của tài sản cơ sở > Giá thực hiện quyền chọn | Giá hiện hành của tài sản cơ sở < Giá thực hiện quyền chọn |
Trạng thái lỗ | Giá hiện hành của tài sản cơ sở < Giá thực hiện quyền chọn | Giá hiện hành của tài sản cơ sở > Giá thực hiện quyền chọn |
Trạng thái hòa vốn | Giá hiện hành của tài sản cơ sở = Giá thực hiện quyền chọn | Giá hiện hành của tài sản cơ sở = Giá thực hiện quyền chọn |
Căn cư dựa hư trên ta thấy quyền chọn ở trạng thái lãi khi nó có giá trị nội tại. Giá trị nội tại của quyền chọn được xác định khác nhau cho từng loại quyền chọn, cụ thể:
Với quyền chọn mua: Giá trị nội tại = Giá tài sản cơ sở – Giá thực hiện quyền chọn
Với quyền chọn bán: Giá trị nội tại = Giá thực hiện quyền chọn – Giá tài sản cơ sở
Trường hợp nếu với một quyền chọn không có những yếu tố phát sinh ra lãi, tức là không có giá trị nội tại, tại thời điểm đáo hạn, quyền chọn đó được xem là vô giá trị.
3. Ý nghĩa của giá trị nội tại của quyền chọn:
Với những thông tin cung cấp như trên ta thấy giá trị nội tại thực sự hữu ích trong một số lĩnh vực. Một nhà phân tích hoặc nhà đầu tư có thể ước tính giá trị nội tại của một khoản đầu tư, tài sản, dự án hoặc một công ty thông qua việc sử dụng phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật.
– Giá trị nội tại có thể được tính toán bằng cách sử dụng phân tích cơ bản để xem xét các khía cạnh của một doanh nghiệp bao gồm cả yếu tố định tính, như mô hình kinh doanh, quản trị và các yếu tố thị trường mục tiêu, và yếu tố định lượng như các hệ số tài chính và phân tích báo cáo tài chính.
Giá trị kết quả được so sánh với giá trị thị trường để xác định liệu doanh nghiệp hoặc tài sản được định giá cao hay bị định giá thấp.
– Giá trị nội tại sử dụng các giả định và kết quả mang tính chủ quan. Một số nhà phân tích và nhà đầu tư có thể coi trọng vai trò của đội ngũ quản lí của một tập đoàn trong khi những người khác có thể xem thu nhập và doanh thu là tiêu chuẩn vàng.
Thông thường, các nhà đầu tư cố gắng sử dụng cả phân tích định tính và định lượng để đo lường giá trị nội tại của một công ty, nhưng các nhà đầu tư nên nhớ rằng kết quả chỉ mang tính chất ước tính.
4. Tham khảo thêm về hợp đồng quyền chọn:
Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên 2 thị trường sau:
– Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường tập trung như Chicago Board of Trade, thị trường chứng khoán New York… Quyền chọn giao dịch trên thị trường tập trung được quy chuẩn hóa về quy mô, số lượng, giá thực hiện và ngày đáo hạn. Tính minh bạch của thị trường tập trung khá cao, biểu hiện ở giá cả, số lượng hợp đồng giao dịch được công bố minh bạch vào cuối ngày giao dịch, làm dữ liệu tham khảo cho ngày giao dịch tiếp theo. Như vậy có thể tháy các hợp đồng quyền chọn có thể được chuyển nhượng dễ dàng. Chính điều này tạo nên tính thanh khoản cao của các hợp đồng quyền chọn khi giao dịch trên các thị trường tập trung.
– Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường phi tập trung: Là thỏa thuận mua bán giữa 2 bên và không được giao dịch trên các sở giao dịch tập trung. Theo đó, quyền chọn được người bán đưa ra theo thỏa thuận với người mua để đáp ứng một nhu cầu cụ thể của người mua đó. Hợp đồng quyền chọn trong trường hợp này thường được giao dịch giữa các đối tác liên ngân hàng, giữa ngân hàng với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp. Vì hợp đồng quyền chọn là thỏa thuận giữa 2 bên nên tính hoạt của nó rất cao. Tuy nhiên, các giao dịch hợp đồng quyền chọn trên thị trường phi tập trung chiếm tỷ lệ % thấp (khoảng 2%) so với số lượng giao dịch quyền chọn trên thế giới.
Ưu điểm
– Nhà đầu tư sẽ có nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định: Thông qua quyền chọn, mức giá mua hoặc bán đã được xác định. Tuy nhiên, từ thời điểm mua quyền chọn đến thời điểm thực hiện quyền chọn, nhà đầu tư sẽ có một khoảng thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng trong việc có mua hoặc bán không. Việc đầu tư một khoản tiền khiêm tốn ban đầu để có thời gian cân nhắc cho một khoản đầu tư lớn trong tương lai là điều nên làm.
– Hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư thu được tỷ lệ % lợi tức trên vốn đầu tư cao nhất. Nếu giá của tài sản cơ sở biến động đúng như kỳ vọng của nhà đầu tư thì khoản lợi nhuận này tương đối lớn. Thông qua việc bán quyền chọn, nhà đầu tư cũng được hướng giá phí quyền chọn từ một số nhà đầu tư khác.
– Hợp đồng quyền chọn là công cụ phòng ngừa rủi ro. Dùng quyền chọn, nhà đầu tư có thể hạn chế mức tổn thất nhiều nhất trong phạm vi giá quyền chọn. Bên cạnh đó với loại quyền chọn cho phép các nhà đầu tư có thể xây dựng một danh mục chứng khoán đa dạng với chi phí tiết kiệm hơn do với việc mua thằng chứng khoán đó. Đặc biệt, đối với quyền chọn bán, hợp đồng quyền chọn còn dùng để tự bảo hiểm nếu giảm giá chứng khoán mà các nhà đầu tư đang năm giữ.
– Giao dịch quyền chọn giúp các nhà đầu tư được hưởng lợi từ biến động của giá chứng khoán mà không cần thanh toán toàn bộ giá của chứng khoán đó. Bằng cách phối hợp các quyền chọn khác nhau, nhà đầu tư có thể đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp với mục tiêu và hoàn cảnh cụ thể để tạo ra lợi nhuận.
Nhược điểm
– Giao dịch quyền chọn phụ thuộc vào các yếu tố như: Giá trị tài sản cơ sở, mức giá thực hiện… Nếu như thị trường chứng khoán diễn biến không như kỳ vọng của nhà đầu tư thì nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền bỏ ra để mua quyền chọn đó.
– Quyền chọn là công cụ phái sinh khá phức tạp, nếu nhà đầu tư không hiểu rõ và biết cách vận dụng các công cụ quyền chọn một cách linh hoạt thì khó có thể hạn chế tổn thất (nếu có) và gia tăng lợi nhuận
– Xuất hiện hiện tượng đầu cơ: Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hoặc giá xuống bằng các quyền chọn mua và quyền chọn bán. Việc đầu cơ có thể làm giá chứng khoán biến động vượt ra khỏi biên độ dự kiến.
Như vậy qua bà viết như trên ta thấy giá trị nọi tại nói chung và Giá trị nội tại của quyền chọn nói riêng đóng vai trò rất quan trọng với các nhà đầu tư vậy nên để xác định được giá trị nội tại này nên tìm hiểu kĩ các thông tin về nó để có quyết định đầu tư chính xác và hiệu quả nhất.
Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Giá trị nội tại của quyền chọn là gì? Cách xác định giá trị nội tại của quyền chọn” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc.