Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là gì? Bản chất và đặc trưng của hợp đồng? Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng? Ưu và nhược điểm của hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng?
Hiện nay như chúng ta đã biết hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là loai hình phái sinh tín dụng được sử dụng mọt cách rộng rãi và co sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên thị trường thế giới.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là gì?
Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng trong tiếng Anh là Credit Default Swap.
Như chúng ta đã biết rất nhiều về loại hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng cụ thể loại hợp đồng này được biết đến với nhiều tên gọi khác như Hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng, Hợp đồng hoán đổi nợ xấu hay Hợp đồng bảo hiểm nợ xấu.
Ben cạnh đó laoi hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng chúng ta hiểu đây là dạng hợp đồng rất đặc biệt vì nó là một công cụ để phân tích tài chính hay nói cách khác hợp đồng cho phép nhà đầu tư hoán đổi các loại rủi ro tín dụng của mình với nhà đầu tư khác.
2. Bản chất và đặc trưng của hợp đồng:
Bản chất của hoán đổi rủi ro tín dụng khá giống một hợp đồng bảo hiểm, song cách thức thực hiện lại mang tính chất của loại chứng khoán phái sinh. Cụ thể, hai bên tham gia sẽ hoán đổi cho nhau dòng tiền. Bên mua hoán đổi rủi ro tín dụng sẽ phải trả một khoản phí đều đặn gọi là CDS spread theo các thời điểm quy định cho người bán cho đến khi hết hợp đồng.
Phí hoán đổi rủi ro tín dụng thường có quan hệ chặt chẽ với việc xếp hạng tín nhiệm của bên đi vay; và được tính theo điểm cơ bản (tỷ lệ %) hàng năm trên mỗi đơn vị mệnh giá của hợp đồng. Theo đó với khả năng phá sản của doanh nghiệp càng cao sẽ làm cho phí hoán đổi rủi ro tín dụng càng tăng vọt. Loại phí này sẽ được chia theo các chuẩn 1 năm, 2 năm, 5 năm và 10 năm. Giống như các mức lãi suất kỳ hạn tại ngân hàng, với mỗi mức thời hạn sẽ có các mức phí hoán đổi rủi ro tín dụng khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là phí hoán đổi rủi ro tín dụng cho 5 năm.
Còn người bán sẽ trả cho người mua dòng tiền bảo hiểm rủi ro. Dòng tiền này sẽ bằng 0 nếu vỡ nợ không xảy ra; và bằng giá trị khoản cho vay hoặc mệnh giá của trái phiếu được bảo hiểm nếu bên đi vay/nhà phát hành trái phiếu bị vỡ nợ.
– Chẳng hạn như trong trường hợp, người cho vay lo lắng rằng người đi vay không có khả năng thanh toán khoản vay, người cho vay có thể sử dụng hoán đổi rủi ro tín dụng để bù đắp hoặc hoán đổi rủi ro đó.
– Để hoán đổi rủi ro vỡ nợ, người cho vay mua hoán đổi rủi ro tín dụng từ một nhà đầu tư khác – người đồng ý trả tiền cho người cho vay trong trường hợp người đi vay không có khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ. Hầu hết hoán đổi rủi ro tín dụng sẽ yêu cầu một khoản thanh toán phí bảo hiểm liên tục để duy trì hợp đồng, giống như một chính sách bảo hiểm.
– Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng được thiết kế để hoán đổi rủi ro tín dụng của các sản phẩm có thu nhập cố định giữa hai hoặc nhiều bên.
– Khi tham gia vào hoán đổi rủi ro tín dụng , người mua hoán đổi rủi ro tín dụng trả cho người bán một khoản phí (gọi là hoán đổi rủi ro tín dụng spread) để được bảo hiểm cho rủi ro vỡ nợ tín dụng xảy ra khi một bên thứ ba rơi vào trường hợp vỡ nợ. Phí hoán đổi rủi ro tín dụng thường có quan hệ chặt chẽ với việc xếp hạng tín nhiệm của bên đi vay; và được tính theo điểm cơ bản (tỉ lệ %) hàng năm trên mỗi đơn vị mệnh giá của hợp đồng.
– Tuy bản chất giống như một hợp đồng bảo hiểm, song cách thức hoán đổi rủi ro tín dụng được thực hiện mang tính chất của loại chứng khoán phái sinh Swap (Hợp đồng hoán đổi) thông thường.
Hai bên tham gia sẽ hoán đổi cho nhau hai dòng tiền: Người mua trả cho người bán dòng phí hoán đổi rủi ro tín dụng hàng năm trong suốt thời hạn hợp đồng; còn người bán trả cho người mua dòng tiền bảo hiểm rủi ro. Dòng tiền này sẽ bằng 0 nếu vỡ nợ không xảy ra và bằng giá trị khoản cho vay hoặc mệnh giá của trái phiếu được bảo hiểm nếu bên đi vay (nhà phát hành trái phiếu) bị vỡ nợ.
– Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là công cụ phái sinh tín dụng phổ biến nhất và có thể liên quan đến trái phiếu đô thị, trái phiếu thị trường mới nổi, chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp hoặc trái phiếu doanh nghiệp.
– Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng cũng thường được gọi là hợp đồng phái sinh tín dụng.
Liên hệ thực tiễn và ví dụ
Nếu phí hoán đổi rủi ro tín dụng của một công ty là 500 điểm cơ bản (tương đương 5%), tức là cứ mỗi khoản cho vay 10 triệu USD mệnh giá thì phí bảo hiểm cho vỡ nợ là 500.000 USD/năm.
Phí hoán đổi rủi ro tín dụng thay đổi, lên xuống liên tục theo tâm lí nhà đầu tư và theo trạng thái hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu xếp hạng tín nhiệm của bên đi vay (hoặc bên phát hành trái phiếu) càng thấp thì mức phí bảo hiểm càng cao và ngược lại. Ngoài ra, nếu khoản vay/trái phiếu bị xếp hạng quá thấp thì bên bán hoán đổi rủi ro tín dụng phải đặt trước một khoản thế chấp.
Thị trường giao dịch hoán đổi rủi ro tín dụng dựa trên những gói qui chuẩn là 10 triệu USD cho một hợp đồng. Khi khả năng phá sản của doanh nghiệp cao sẽ làm cho phí hoán đổi rủi ro tín dụng tăng vọt. Phí hoán đổi rủi ro tín dụng được chia theo các chuẩn một năm, hai năm, 5 năm và 10 năm.
Tương ứng với mỗi mức thời hạn sẽ có các mức phí bảo hiểm sẽ khác nhau (giống như các mức lãi suất kì hạn tại ngân hàng). Phổ biến nhất là phí hoán đổi rủi ro tín dụng cho 5 năm.
3. Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng:
Các yếu tố khách quan:
Các yếu tố khách quan thường là những nhìn nhận ban đầu và tổng quát về triển vọng của dự án cần vay vốn. Nếu dự án có triển vọng thành công cao thì rủi ro tín dụng thấp và ngược lại. Các yếu tố này bao gồm:
+ Môi trường kinh tế: thị trường, đối thủ cạnh tranh, khả năng tiêu thụ…
+ Sự phát triển của ngành liên quan: nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai đoạn phát triển thì dự án có nhiều khả năng thành công. Ngược lại; nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai đoạn suy thoái và có nhiều công ty trong ngành làm ăn thua lỗ thì khả năng thành công của dự án là thấp.
+ Môi trường pháp lý: Luật bảo hiểm, luật lao động, luật cạnh tranh… là những điều khoản cần được quan tâm khi đánh giá một dự án.
Chủ quan:
Các yếu tố chủ quan có thể được hiểu là tính tin cậy của doanh nghiệp đi vay hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi đến hạn. Nhân tố này được phân tích chủ yếu dựa vào các dữ liệu kế toán của doanh nghiệp.
+ Hiệu quả hoạt động hiện tại của doanh nghiệp: kết quả kinh doanh hàng quý và hàng năm của doanh nghiệp.
+ Các khoản tín dụng hiện tại và lịch sử của các khoản tín dụng quá khứ của doanh nghiệp: Nếu hiện tại doanh nghiệp đang có các khoản vay khác và có các khoản vay tín dụng quá hạn chưa được thanh toán hay doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng đã được thanh toán nhưng thường quá hạn phải chi trả… thì tín tin cậy của doanh nghiệp là thấp, và việc cho doanh nghiệp vay tín dụng sẽ có rủi ro cao.
+ Khả năng tài chính của doanh nghiệp: được căn cứ dựa vào vốn tự có, các khoản cho vay, tài sản thế chấp, người bảo lãnh…Các ngân hàng có thể đánh giá mức rủi ro tín dụng trên cơ sở xác định tỷ lệ tổng vốn cần vay của doanh nghiệp/vốn tự có của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này là cao thì rủi ro tín dụng cao, và ngược lại.
+ Tính thanh khoản cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Dù doanh nghiệp có tình trạng kinh tế tốt nhưng nếu tính thanh khoản hay khả năng huy động tiền mặt không cao thì doanh nghiệp có nhiều khả năng phải thanh toán nợ quá hạn quy định. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có rủi ro tín dụng cao.
4. Ưu và nhược điểm của hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng:
Ưu điểm: CDS vừa là công cụ phòng vệ, vừa là công cụ đầu tư (đầu cơ).
Khi mang chức năng phòng vệ, hoán đổi rủi ro tín dụng được các nhà đầu tư, tổ chức sở hữu trái phiếu hay một khoản nợ mua để phòng tránh rủi ro.
Khi mang chức năng đầu tư (đầu cơ) thì người mua không cần sở hữu công cụ tín dụng cơ sở. Tuy nhiên, người mua thường là các nhà đầu tư chọn lọc rất nhạy bén. Nhà đầu tư lúc này có thể mua sự hoán đổi rủi ro tín dụng cho công ty mà tiên lượng không có khả năng thanh toán hoặc có thể vỡ nợ về sau. Sau đó, chỉ cần bỏ ra một khoản phí định kỳ tương đối nhỏ và chờ đợi. Nếu công ty đó vỡ nợ trái phiếu hoặc có một số sự kiện tín dụng khác, bạn sẽ nhận được khoản tiền hoàn lại rất lớn.
Nhược điểm
Nhược điểm cụ thể của hoán đổi rủi ro này là tại thị trường cho hoán đổi rủi ro tín dụng là OTC và không được kiểm soát, theo đó cs các loại hợp đồng thường được giao dịch nhiều đến mức khó có thể biết ai đứng cuối mỗi giao dịch. Để nó có khả năng bên mua rủi ro không đủ tiềm lực tài chính để tuân thủ các quy định của hợp đồng, gây khó khăn cho việc định giá hợp đồng.