Rủi ro từ những nhà đầu tư bất hợp lí là gì? Nội dung liên quan tới rủi ro từ những nhà đầu tư bất hợp lí? Các loại rủi ro khi đầu tư là gì?
Như chúng ta đã biết hiện nay ta thấy có rất nhiều các loại rủi ro tiềm tàng xung quanh việc đầu tư trong đó chúng ta phải kể tới việc đầu tư bất hợp lý của nhà đầu tư.
Mục lục bài viết
1. Rủi ro từ những nhà đầu tư bất hợp lí là gì?
Như chúng ta đã biết trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều các loại rủi ro ảnh hưởng đến hầu hết mọi người là rủi ro thị trường. Đó là khả năng không lấy lại số tiền đầu tư ban đầu bởi vì giá trị cổ phiếu và trái phiếu đi xuống. Theo một cách nói khác, bạn có thể mất tiền. Bạn hãy lưu ý, trong phạm vi đầu tư khi chúng ta nói về “rủi ro”, chúng ta không nói về sự sợ hãi. Sợ hãi là do sự lo lắng về một sự kiện nguy hiểm thực sự hoặc sự nguy hiểm trong tiềm thức. Trong trường hợp đầu tư, sự kiện nguy hiểm là khi số tiền bạn đã đầu tư sẽ giảm giá trị, thậm chí chỉ trong tạm thời. Bên cạnh đó ta thấy với các loại rủi ro liên quan đến biến động của các loại đầu tư khác nhau theo từng thời điểm cụ thể trong hiện tại. Bạn chỉ có thể bắt đầu quản lý rủi ro bằng cách học về rủi ro.
Rủi ro từ những nhà đầu tư bất hợp lí trong tiếng Anh là Noise Trader Risk.
Chúng ta đã nghe rất nhiều về rủi ro nhưng liệu các bạn đã hiểu rõ về rủi ro từ những nhà đầu tư bất hợp lí là gì hay chưa, cụ thể loại rui ro này được giới thiệu bởi De Long, Shleifer, Summers và Waldmann (1990) và được nghiên cứu sâu hơn bởi Shleifer và Vishny (1997), là một rủi ro mà việc định giá sai được phát hiện bởi các nhà kinh doanh, trong đó chênh lệch giá bị làm xấu đi trong ngắn hạn.
2. Nội dung liên quan tới các rủi ro từ những nhà đầu tư bất hợp lí:
Giả sử thị trường chỉ có 02 nhóm người tham gia:
– Nhóm thứ nhất là những người kinh doanh chênh lệch giá, với sự hiểu biết tốt và hành động khôn ngoan.
– Nhóm thứ hai là những người hành động không theo qui luật nào, tạm gọi là nhà đầu tư bất thường.
Chính sự tồn tại nhóm người thứ hai này, có lẽ do họ thiếu năng lực chuyên môn, nên họ phản ứng dựa trên suy tính cá nhân trước các biến động của giá cả và có khuynh hướng đầu tư dựa trên tỉ suất sinh lời mong đợi trước mắt trong ngắn hạn, hay xu hướng đầu tư theo “thông tin nội bộ”, thông tin gây nhiễu thị trường hơn là đầu tư theo giá trị thực, giá trị nội tại của tài sản.
Theo De Long và các cộng sự của ông cho rằng sự xuất hiện những nhà đầu tư bất hợp lí này làm cản trở những nhà kinh doanh chênh lệch giá, bởi họ làm cho giá cả biến động một cách khó đoán và không liên quan đến dòng thông tin hay một qui luật nào.
Như vậy ta thấy trên thực tế với các loại giao dịch mang tính ngẫu nhiên theo cảm tính này của nhà đầu tư bất hợp lí đẩy giá trị tài sản ra xa giá trị cơ bản của nó, làm cho việc kinh doanh chênh lệch giá của các nhà đầu tư khôn ngoan không thể thực hiện được và sự điều chỉnh giá không còn tác dụng nữa, giá cả sai lệch càng lớn ra thay vì co hẹp lại.
Đôi lúc các nhà đầu tư khôn ngoan họ còn lợi dụng hành vi của các nhà đầu tư này nhằm tìm kiếm lợi nhuận thay vì mục đích của họ là điều chỉnh giá về giá cơ bản ban đầu.
Hiện nay chúng ta thấy rằng đối với công việc kinh doanh chênh lệch giá không phải lúc nào cũng diễn ra thuân lợi và cung xvif thế nên tài chính hành vi cho rằng tồn tại ba rủi ro chính làm giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá. Do đó, khi ra quyết định, các nhà đầu tư cần lưu ý lựa chọn chiến lược phù hợp với từng thời điểm của thị trường và tâm lí của các nhà đầu tư khác.
3. Các loại rủi ro khi đầu tư là gì?
Thị trường đầu tư có hai loại rủi ro chính: rủi ro hệ thống và rủi ro cụ thể.
Hiện nay chúng ta thấy có các loại rủi ro rủi ro hệ thống hay chúng ta còn được gọi là rủi ro thị trường. Qua đó ta thấy với các rủi ro này ảnh hưởng đến tất cả các công ty bất kể tình trạng tài chính hoặc quản lý của công ty. Tùy thuộc vào phạm vi đầu tư, nó có thể liên quan đến yếu tố quốc tế cũng như là các yếu tố nội địa. Ví dụ cụ thể hơn về loại rủi ro hệ thống có các loại khác nhau như rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro tiền tệ và rủi ro chính trị xã hội.
Như ta thấy với loại rủi ro hệ thống có thể được giảm nhẹ thông qua các kế hoạch phân bổ tài sản. Điều này liên quan đến việc tạo ra một danh mục đầu tư gồm những tài sản không tương quan. Như vậy nên nếu cụ thể trong một danh mục đầu tư gồm những tài sản có những điểm tương đồng với nhau và khi có sự kiện hệ thống xảy ra, tất cả chứng khoán sẽ cùng lúc tăng hoặc giảm giá. Khi một danh mục đầu tư được phân bổ trên những tài sản không tương quan, một sự kiện hệ thống có thể làm một số tài sản mất giá, trong khi những tài sản khác có thể không bị ảnh hưởng, hoặc thậm chí còn tăng giá. Như vậy ta thấy với sự phân bổ tài sản giúp giảm rủi ro và dàn trải trên toàn danh mục của bạn. Để tìm hiểu thêm thông tin về phân bổ tài sản, xin xem mục Quản lý rủi ro.
Rủi ro cụ thể hay còn được biết tới nó khi nằm trong rủi ro phi hệ thống, rủi ro cụ thể làm ảnh hưởng đến ít số lượng công ty hoặc đầu tư hơn. Nếu tổng quát ta thấy được các loại rủi ro cụ thể liên quan đến khoản đầu tư đối với hàng hóa hay snar phẩm cụ thể nào đó của công ty hay ngành công nghiệp đặc thù. Ví dụ rủi ro cụ thể bao gồm rủi ro quản lý, rủi ro pháp lý, rủi ro của bên thứ ba và rủi ro tín dụng.
Rủi ro do biến động thị trường:
Như chúng ta đã biết thì biến động thị trường là sự tăng và giảm giá trị của các khoản đầu tư hàng ngày trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó nó thường không được chính xác bởi các nhà đầu tư với trường hợp giá xuống thấp, sự biến động được hoan nghênh khi nó làm giá trị đầu tư tăng.
Như chúng ta đã biết biến động thường được so sánh giống như đi tàu lượn siêu tốc nhưng hãy nhớ là có một khác biệt quan trọng khi một chuyến tàu lượn siêu tốc kết thúc, bạn trở lại nơi mà bạn đã bắt đầu. Trường hợp chúng ta đã tiến hành đầu tư nhiều năm, Chúng ta có thể thuần thục được với các phương pháp cơ bản để sống với biến động thị trường khi giá xuống.
Rủi ro lạm phát:
Lạm phát thì chúng ta đã nghe rất nhiều nhưng bạn đã thực sự hiểu về rủi ro lạm phát là rủi ro khi sự tăng giá hàng hóa và dịch vụ mà sẽ dẫn đến mất khả năng mua sắm. Như vậy nếu nhắc tới việc lạm phát ai cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ, Chúng ta nếu là người hoàn toàn sợ rủi ro, thay vì đi đầu tư, thì chúng ta lại nhút nhát và giấu tiền dưới gối nằm, bạn vẫn bị rủi ro lạm phát. Giá của những gì bạn mua sẽ đắt lên. Chúng ta không thể chạy trốn, nhưng chúng ta có thể thực hiện các biện pháp để giảm ảnh hưởng của lạm phát.
Lạm phát là vấn đề trên thực tế mà khi nó xảy ra không ai tránh được ảnh hưởng của lạm phát. Nếu như chúng ta không gặp các rủi ro thì tiền lương của chúng ta sẽ tăng như mức độ lạm phát, nhưng cũng phải nói là không phải lúc nào cũng theo tình huống này, Ví dụ, nếu lương của bạn tăng 3% một năm và lạm phát tăng 4%, tiêu chuẩn sống của bạn bị giảm 1%. Lạm phát gây nhiều thiệt hại nhất cho người về hưu và những người sống với thu nhập cố định. Thông thường, họ phụ thuộc vào thu nhập đầu tư nhiều hơn là những người vẫn nhận tiền lương định kỳ.
Rủi ro ngành
Trên thực tế ta thấy đói với các loại cổ phiếu sẽ đại diện cho một doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ thuộc một ngành nghề kinh doanh khác nhau và theo đó dù cho là bất kỳ ngành nghề nào cũng có điểm mạnh và yếu, rủi ro ngành nghề luôn hiện hữu theo chu kỳ nền kinh tế thị trường.
Như vậy trên đây chúng ta đã thấy được có rất nhiều các loại rủi ro trong tài chính có thể gặp phai và Rủi ro từ những nhà đầu tư bất hợp lí là vấn đề nằm trong đó mà chúng ta cần lưu ý.