Siêu tiền tệ là gì? Siêu tiền tệ trong tiếng Anh là Super Currency. Đặc trưng và các trở ngại đối với siêu tiền tệ? Siêu cường cần siêu tiền tệ?
Chắc hẳn chúng ta đã hiểu rất rõ về các loại tiền tệ trên thị trường, tuy nhiên có một loại tiền tệ rất đặc biệt đó là siêu tiền tệ. Đây là một loại tiền tệ toàn cầu và laoij tiền tệ này rất thu hút được sự quan tâm sau các cuộc khủng hoảng tài chính.
Mục lục bài viết
1. Siêu tiền tệ là gì?
Siêu tiền tệ trong tiếng Anh là Super Currency.
Siêu tiền tệ là một loại tiền tệ toàn cầu hoặc tiền tệ siêu quốc gia giả tưởng mà theo lí thuyết được đảm bảo bởi một rổ tiền tệ dự trữ tại Quĩ Tiền tệ Quốc tế, và tạo cơ sở cho một hệ thống tiền tệ toàn cầu mới.
Ý tưởng này đã thu hút được nhiều sự quan tâm sau cuộc khủng hoảng tài chính, và được ủng hộ bởi Trung Quốc và các nước khác trong khối BRICS bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi.
Siêu tiền tệ sẽ thay thế hệ thống đôla Mỹ hiện tại – vốn bị nhiều người chỉ trích và coi là nguyên nhân dẫn tới việc ngày càng gia tăng những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kể từ khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ. Và nhiều người như nhà kinh tế học Joseph Stiglitz và George Soros coi đó là một hướng đi mới để phát triển nền kinh tế toàn cầu.
2. Đặc trưng và các trở ngại của siêu tiền tệ:
Năm 2010, Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc kêu gọi lập ra một loại tiền tệ toàn cầu mới thay thế đồng đô la Mỹ để làm tiền tệ dự trữ chủ đạo trên thế giới.
Theo dự tính, một kiểu quyền rút vốn đặc biệt mở rộng của Quĩ Tiền tệ Quốc tế được phát hành thường xuyên hoặc theo chu kì điều chỉnh theo qui mô của lượng dự trữ tích lũy sẽ là cơ sở cho một siêu tiền tệ toàn cầu đóng góp cho sự ổn định toàn cầu, sức mạnh kinh tế và công bằng toàn cầu.
Nhưng trong thực tế, cả Mỹ, EU và Trung Quốc đều không sẵn sàng từ bỏ quyền tự chủ hoặc phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô để một hệ thống như vậy có thể hoạt động được, đặc biệt là với tình trạng của hệ thống tài chính toàn cầu và sự biến động ở các thị trường mới nổi hiện nay.
Để thấy hệ thống như vậy có thể trở nên căng thẳng và bó buộc đến mức nào, chỉ cần nhìn vào cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và các ngân hàng zombie của khu vực đồng euro; hoặc các cuộc khủng hoảng tiền tệ trong quá khứ và các quốc gia đã cố gắng duy trì chế độ tỉ giá cố định và thất bại, ví dụ như đồng bảng Anh năm 1992, đồng rúp của Nga năm 1997 và đồng peso của Argentina năm 2002.
Tương lai của tiền tệ toàn cầu
Bất chấp mọi dự đoán về sự sụp đổ của đồng đôla Mỹ, đôla Mỹ sẽ vẫn là đồng tiền dự trữ thế giới, tuy nhiên, nhiều nhà bình luận tài chính cho rằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ gia tăng ảnh hưởng trong tương lai. Có lẽ sự cân bằng trong tiền tệ thế giới và quyền lực chính trị sẽ thay đổi nền kinh tế Trung Quốc phát triển đến mức ngang bằng với Mỹ hoặc đồng nhân dân tệ trở thành đối thủ của đồng đôla Mỹ. Hoặc có lẽ trong tương lai sẽ có nhiều loại tiền tệ toàn cầu được trao đổi trên một hệ thống thị trường duy nhất.
3. Siêu cường cần siêu tiền tệ:
Anh và Mỹ là hai siêu cường của thế giới là những minh chứng. Họ nắm giữ trong tay “siêu tiền tệ”, một thứ tiền tệ đủ mạnh và đủ lớn để có thể khống chế và chi phối các quốc gia khác.
Đồng bảng và nước Anh siêu cường
Vào thế kỷ XV, XVI, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được xem là hai đế quốc nhờ việc thống lĩnh đường biển bằng những đội thương thuyền. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Anh là nước đầu tiên ở châu Âu thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp, đem lại những thay đổi to lớn cho nền sản xuất, biến thời hoàng kim của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trở thành quá khứ. Những công ty hàng hải với những đội tàu biển có trọng tải lớn được thành lập đã đưa hàng hóa của Anh đi khắp thế giới. Nhờ đó, các hoạt động ngân hàng, tín dụng của Anh cũng có thị trường rộng lớn.
Với sức mạnh trên biển và nền kinh tế được mệnh danh là “bá chủ” lúc bấy giờ, Anh đã lập ra chế độ bản vị vàng vào năm 1717 và định giá 1 ounce = 77 shilling và 10,5 xu.
Muốn bãi bỏ nguyên tắc định giá của bản vị vàng như Anh đã đề ra, các nước phải gắn đồng tiền của mình với vàng hoặc đồng bảng Anh. Tuy nhiên, trước đó với chính sách của chủ nghĩa coi trọng thương mại, phần lớn lượng vàng trên thế giới đều chảy về nước Anh. Các quốc gia không đủ vàng để neo giá đồng tiền mình vào đó, buộc họ phải chọn phương sách thứ hai, neo giá vào đồng bảng Anh. Mặt khác, để chống lại sự lũng đoạn tiền tệ của Mỹ và một số nước khác cũng như tăng cường sức cạnh tranh quốc tế, năm 1939, Anh đã ban bố điều lệ quản lý ngoại hối, xây dựng các tập đoàn tiền tệ quốc tế chính thức, có ràng buộc về luật pháp gọi là khu vực đồng bảng Anh.
Tham gia khu vực có các nước trong khối liên hiệp Anh hoặc có quan hệ kinh tế mật thiết với Anh. Các nước phải dùng đồng bảng Anh làm đồng tiền dự trữ và sử dụng rộng rãi trong các giao dịch quốc tế. Ngược lại, trong khu vực này, các đồng tiền được giữ tỉ giá ổn định với đồng bảng Anh, được tự do hối đoái với nhau trong quan hệ tín dụng, mậu dịch trong khu vực được thanh toán bằng bảng Anh. Sự di chuyển vốn trong khu vực không hạn chế nhưng nếu ra ngoài khu vực thì phải được cơ quan quản lý ngoại hối của Anh phê chuẩn, đồng thời các nước phải bán vàng và ngoại hối thu được cho Anh làm dự trữ chung. Đến đây, bảng Anh đã thực sự trở thành một đồng tiền quốc tế.
Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ II, do thế lực và địa vị của Anh suy yếu, nợ vượt quá dự trữ, đồng bảng Anh cũng mất giá, vai trò làm dự trữ cho nước ngoài cũng theo đó giảm sút và mất đi. Từ năm 1967, sự mất giá của đồng bảng Anh và tiếp theo là sự mất giá của các đồng tiền trong khu vực đồng bảng Anh làm cho nước Anh không còn đủ tư cách và thực lực để giữ vai trò đồng tiền quốc tế. Đến năm 1979, Anh tuyên bố bãi bỏ quản lý ngoại hối và khu vực đồng bảng Anh cũng từ đó tan rã theo. Chấm dứt sự huy hoàng một thời Anh đã có.
Sự kiện chính thức đánh dấu Mỹ thành công trong quá trình biến USD thành đồng tiền quốc tế là việc Bộ trưởng Tài chính Mỹ – ông Johw Suyder đã tuyên bố với tổng giám đốc của IMF là Mỹ bán và mua vàng bằng USD với giá 35 USD/ounce cho tất cả ngân hàng trung ương nào có yêu cầu vào cuối năm 1947.
Từ đó, Mỹ ra sức đẩy mạnh việc sử dụng USD thông qua việc phát triển thương mại và giúp đỡ các nước phục hồi sau chiến tranh. Khi nền kinh tế dần ổn định, các quốc gia dường như không còn quan tâm đến việc đổi USD ra vàng để tích trữ. Hệ thống thanh toán trên thế giới hầu như đều dựa trên đồng USD, chính nó chuyển đổi thành vàng và trở thành đồng tiền có sức mua nhất và được đảm bảo bằng vàng nhất.
Tuy nhiên, “số phận’ của đồng USD cũng trải qua nhiều thăng trầm với những đợt hạ giá vì lạm phát vào ngày 15/8/1971 và ngày 18/12/1973. Tháng 8/1971, Tổng thống Mỹ Nixon đã phải rút khỏi hệ thống Bretton Woods và tiến hành thả nổi đồng tiền. Năm 1973, Mỹ và các quốc gia khác đã chấp thuận cho phép tỉ giá hối đoái thả nổi nhưng vì tiềm lực kinh tế của Mỹ rất lớn cho nên USD vẫn là một đồng tiền mạnh, đồng thời chiếm tỉ trọng đáng kể trong quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia của các nước và giữ vai trò là đồng tiền quốc tế cho đến ngày hôm nay.
Tựu trung lại, trải qua nhiều trường hợp lịch sử đã và đang được kiểm chứng: Một trong các điều kiện để các nước trở thành cường quốc là khi đồng tiền của họ đủ mạnh để chi phối các quốc gia khác. Chỉ khi nào các nước đều mong muốn làm ăn và nằm dưới sự khống chế của mình thì khi đó quốc gia mới trở thành một siêu cường.