Cải thiện Pareto ra đời đã đề cập đến việc thay đổi sự phân bổ nguồn lực để nhằm mục đích cải thiện lợi ích của ít nhất một người và không làm giảm lợi ích của người nào khác. Tìm hiểu về hiệu quả Pareto?
Việc thay đổi sự phân bổ nguồn lực có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với nhiều lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Mục đích của việc thay đổi sự phân bổ nguồn lực thường là để cải thiện lợi ích của các chủ thể. Thuật ngữ cải thiện Pareto được sử dụng nhằm mục đích để có thể đề cập đến việc thay đổi sự phân bổ nguồn lực. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về cải thiện Pareto:
Khái niệm cải thiện Pareto:
Cải thiện Pareto ra đời đã đề cập đến việc thay đổi sự phân bổ nguồn lực để nhằm mục đích cải thiện lợi ích của ít nhất một người và không làm giảm lợi ích của người nào khác.
Theo lí thuyết kinh tế tân cổ điển, một cải thiện Pareto sẽ xảy ra khi sự thay đổi trong phân bổ hàng hóa hay nhân lực không gây hại cho ai và giúp ít nhất một người tăng lợi ích, biết rằng nguồn lực phân bổ đã cho trước.
Lí thuyết này đã cho thấy các cải thiện Pareto sẽ tiếp tục nâng cao giá trị nền kinh tế cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng Pareto, nơi không thể cải thiện Pareto thêm được nữa.
Cải thiện Pareto trong tiếng Anh là gì?
Cải thiện Pareto trong tiếng Anh là Pareto Improvement.
Đặc điểm cải thiện Pareto:
Cải thiện Pareto được đặt theo tên Vilfredo Pareto (1848-1923), đây là một nhà kinh tế và chính trị gia người Ý nổi tiếng với Nguyên lí Pareto, cải thiện Pareto theo nghĩa rộng chính là một hành động mang lại lợi ích kinh tế mà không làm cho lợi ích của người nào khác trong nền kinh tế đó xấu đi. Biết rằng nguồn lực được phân bổ đã được cho trước.
Nếu tài nguyên thay đổi và nó đã mang lại lợi ích cho ít nhất một người trong khi không gây hại cho ai khác, một cải thiện Pareto đã được thực hiện.
Những cải thiện Pareto sẽ có thể tiếp tục được thực hiện đến điểm hiệu quả Pareto – hay là không có thay đổi nào có thể được thực hiện trong phân bổ mà không làm lợi ích của ít nhất một người bị giảm xuống.
Mục đích của cải thiện Pareto đó chính là để làm hài lòng các bên liên quan thay vì phát triển một hệ thống hiệu quả hay phân phối tài nguyên một cách công bằng.
Ứng dụng cải thiện Pareto trong thực tế đời sống:
Ngoài các ứng dụng trong kinh tế học, khái niệm cải thiện Pareto hiện nay cũng còn có thể được tìm thấy trong các lĩnh vực khoa học đời sống và kĩ thuật khác.
Trong bất kì ngành học nào có sự đánh đổi giữa các nguồn lực đều có thể sử dụng cải thiện Pareto để nhằm mục đích mô phỏng và nghiên cứu, bên cạnh đó còn để nhằm mục đích xác định số lượng và hình thức phân bổ tài nguyên hiệu quả để đạt được điểm cân bằng Pareto.
Trong kinh doanh, các chủ thể là những nhà quản lí xí nghiệp có thể ứng dụng cải thiện Pareto trong hoạt động, chẳng hạn cụ thể như họ có thể phân bổ lại nguồn lực lao động để cải thiện năng suất của công nhân lắp ráp mà không làm giảm năng suất của công nhân đóng gói hay vận chuyển.
Một số các chỉ trích về cải thiện Pareto:
Cải thiện Pareto và hiệu quả Pareto nhận nhiều chỉ trích bởi vì cải thiện Pareto và hiệu quả Pareto được sử dụng nhưng lại không giải quyết các vấn đề phúc lợi giữa các nhóm người khác nhau.
Cải thiện Pareto chỉ cho biết các bước để đạt đến một trạng thái hiệu quả, không phải là trạng thái công bằng mà những chủ thể là các nhà chức trách cố gắng để nhằm mục đích đưa xã hội tiến tới trong nền kinh tế chính trị dân chủ.
Nếu tầng lớp giàu có được nhiều lợi ích hơn trong khi không làm tổn thương những người nghèo do tái phân bổ nguồn lực, thì đây là một cải thiện Pareto. Tuy nhiên, trong quan điểm của các nhà cầm quyền, tình trạng kinh tế của người nghèo đây chính là thứ cần được cải thiện thì lại không tốt hơn.
Cải thiện Kaldor-Hicks ra đời cũng đã giải quyết sự thiếu sót của cải thiện Pareto bằng cách chuyển tiền để nhằm mục đích bù đắp cho sự khác biệt trong chi tiêu cho các dự án phát triển.
Ví dụ cụ thể về cải thiện Pareto:
Ví dụ như một số tiền bằng nhau được tài trợ cho hai gia đình, một nhà giàu và một nhà nghèo. Các quỹ ngân sách sẽ giúp nâng mức của nhà nghèo lên trên mức nghèo nhưng không tạo ra khác biệt nào đáng kể trong thu nhập của nhà giàu.
Một ví dụ cụ thể khác về cải thiện Pareto đó là khi hai sinh viên đi ăn cơm trưa với nhau. Sinh viên A thì không thích ăn trứng và đưa trứng chiên của mình cho sinh viên B, người nghĩ món trứng ngon. Mặc dù sinh viên A cho đi món trứng chiên của mình, kết quả vẫn không khiến lợi ích của ai tệ hơn và cả hai sinh viên đều hài lòng với việc trao đổi trên.
2. Tìm hiểu về hiệu quả Pareto:
Khái niệm hiệu quả Pareto:
Khi các chủ thể thực hiện bàn luận về tính hiệu quả chung của nền kinh tế, kinh tế học hiện đại thường sử dụng khái niệm hiệu quả Pareto mà nhà kinh tế học người Italia Wilfredo Pareto đưa ra trong cuốn cẩm nang về kinh tế chính trị học được xuất bản năm 1909.
Theo Pareto, một trạng thái kinh tế được coi là có hiệu quả (được gọi là hiệu quả Pareto) nếu từ đó người ta không có khả năng dịch chuyển tới một trạng thái khác sao cho một nhóm người nào đó có thể trở nên khá giả hơn, đồng thời những người còn lại ít nhất cũng không bị thiệt hại gì.
Nói một cách khác, khi đã ở trạng thái có hiệu quả Pareto, người ta sẽ không thể cải thiện lợi ích của một nhóm người nào đó (làm cho họ trở nên khá giả hơn) mà lại không làm thiệt hại đến những người còn lại.
Hiệu quả Pareto hay còn gọi là tối ưu Pareto hiện nay cũng được đánh giá là một trong những lý thuyết trung tâm của kinh tế học với nhiều ứng dụng rộng rãi trong lý thuyết trò chơi, các ngành kỹ thuật, cũng như khoa học xã hội. Với một nhóm các cá nhân và với nhiều cách phân bổ nguồn lực khác nhau cho mỗi cá nhân trong nhóm đó, việc thực hiện chuyển từ một phân bổ này sang một phân bổ khác mà làm ít nhất một cá nhân có điều kiện tốt hơn nhưng không làm cho bất cứ một cá nhân nào khác có điều kiện xấu đi được gọi là một sự cải thiện Pareto hay một sự tối ưu hóa Pareto. Khi đã có thể đạt được một phân bổ mà không còn cách nào khác để có thể đạt thêm sự cải thiện Pareto, cách phân bổ đó được gọi là hiệu quả Pareto hoặc tối ưu Pareto.
Thuật ngữ hiệu quả Pareto cũng được đặt theo tên của Vilfredo Pareto, và Vilfredo Pareto cũng chính một nhà kinh tế học người Ý đã sử dụng khái niệm này trong các nghiên cứu của mình về hiệu quả kinh tế và phân phối thu nhập.
Nếu một hệ thống kinh tế đạt được hiệu quả Pareto, không một cá nhân nào có cuộc sống tốt lên mà khiến một người khác có cuộc sống xấu đi. Từ đó, ta nhận thấy, mọi người công nhận rằng cần tránh các tình trạng không đạt được hiệu quả Pareto chính bởi vì thế hiệu quả Pareto cũng được xem là một tiêu chí quan trọng trong việc thực hiện việc đánh giá đối với các hệ thống kinh tế và các chính sách chính trị.
Một cách cụ thể, người ta đã cho thấy rằng với những điều kiện được lý tưởng hóa nhất định, một hệ thống thị trường tự do sẽ dẫn đến việc đạt được hiệu quả Pareto. Điều này cũng được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà kinh tế học đó là Kenneth Arrow và Gerard Debreu, mặc dù kết quả của họ không phản ánh hoạt động của một nền kinh tế trên thực tế do các giả thuyết mang tính lý tưởng hóa (tất cả các hàng hóa đều có thị trường, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, và chi phí giao dịch là không đáng kể). Kết quả của họ được gọi là định lý phúc lợi thứ nhất.
Một phân bổ tối ưu Pareto mạnh chính là một phân bổ mà một cá nhân đặc biệt mong muốn, bên cạnh đó không có cách phân bổ nào cũng tốt như vậy cho tất cả mọi người. Một phân bổ tối ưu Pareto yếu là một phân bổ mà việc tái phân bổ lại là khả thi và được tất cả mọi người mong muốn.
Hạn chế chủ yếu của tối ưu Pareto đó chính là tính địa phương hóa của nó. Trong một hệ thống kinh tế với hàng triệu biến số, có thể có rất nhiều điểm tối ưu mang tính chất địa phương. Tiêu chí cải thiện Pareto không xác định được bất kỳ điểm tối ưu toàn cầu nào. Khi áp dụng một tiêu chí hợp lý, nhiều giải pháp đạt được tối ưu Pareto lại có kết quả kém xa so với một giải pháp toàn cầu.
Hiệu quả Pareto trong tiếng Anh gọi là gì?
Hiệu quả Pareto trong tiếng Anh gọi là Pareto efficiency.
Khi các chủ thể bàn luận về tính hiệu quả chung của nền kinh tế, kinh tế học hiện đại sẽ thường sử dụng khái niệm hiệu quả Pareto mà chủ thể là nhà kinh tế học người Italia Wilfredo Pareto đưa ra trong cuốn cẩm nang về kinh tế chính trị học được xuất bản năm 1909.
Theo Pareto, một trạng thái kinh tế được coi là có hiệu quả nếu từ đó người ta không có khả năng dịch chuyển tới một trạng thái khác sao cho một nhóm người nào đó có thể trở nên khá giả hơn, đồng thời những người còn lại ít nhất cũng không bị thiệt hại gì.
Hay chúng ta có thể nói một cách khác, khi đã ở trạng thái có hiệu quả Pareto, người ta không thể cải thiện lợi ích của một nhóm người nào đó (làm cho họ trở nên khá giả hơn) mà lại không làm thiệt hại đến những người còn lại.