Đạo luật chống tẩy chay? Một số thuật ngữ liên quan?
Mỗi chúng ta đều đã rất quen thuộc với thuật ngữ tẩy chay, thực chất đây là một thuật ngữ được sử dụng nhằm để chỉ hành động từ chối tham gia giao dịch thương mại giữa quốc gia này với quốc gia khác. Thực chất hiện nay không chỉ những trong hàng hóa mà còn rất nhiều các lĩnh vực khác cũng nhắc tới tẩy chay. Để giảm thiếu tác động của vấn nạn này thì đạo luật chống tẩy chay đã ra đời. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Đạo luật chống tẩy chay:
Ta hiểu khái quát về hành động tẩy chay như sau:
Chúng ta hiểu tẩy chay chính là động thái tự nguyện từ chối việc tham gia các giao dịch thương mại đối với một quốc gia hay một công ty nào đó với các động thái này có thể là không biết gì đến, không mua, không dùng, không tham gia, không có quan hệ, để tỏ thái độ phản đối hoặc đối phó với một tổ chức, cá nhân, hoặc quốc gia như là một biểu hiện của cuộc biểu tình, thường là vì lý do chính trị và nó có thể là một hình thức của những hoạt động của người tiêu dùng. Tẩy chay có thể hiểu như là một sự đấu tranh bất bạo động.
Về cơ bản thì tẩy chay chính là một hành động tự nguyện về việc sử dụng, mua, hoặc đối phó với một tổ chức, cá nhân, hoặc quốc gia. Tẩy chay cũng chính là việc cương quyết không mua bán hàng hóa với một người nào đó.
Khái niệm đạo luật chống tẩy chay:
Trước tiên ta hiểu cơ bản đạo luật theo quy định pháp luật Việt Nam chính là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội. Đây chính là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành để nhằm mục đích cụ thể hóa Hiến pháp, nhằm mục đích có thể điều chỉnh các loại quan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước.
Đạo luật chống tẩy chay bảo vệ khách hàng khỏi việc bị từ chối lui tới một doanh nghiệp. Tại Hoa Kỳ, các đạo luật chống tẩy chay chủ yếu liên quan đến việc chống lại các hoạt động hạn chế thương mại đối với các doanh nghiệp từ Israel.
Liên đoàn Ả Rập chính thức yêu cầu các nước thành viên tẩy chay thương mại đối với Israel và với các công ty có giao dịch thương mại với Israel dựa trên thỏa thuận được ban hành năm 1948. Liên đoàn Ả Rập là một liên minh giữa các nước châu Phi và châu Á nói tiếng Ả Rập. Liên đoàn được thành lập tại Cairo vào năm 1945 để nhằm mục đích có thể thúc đẩy độc lập, chủ quyền, thương mại và lợi ích của các quốc gia thành viên.
Đáp lại, Hoa Kỳ cũng đã thực thi đạo luật chống tẩy chay vào giữa những năm 1970 để nhằm mục đích có thể ngăn chặn các công ty Hoa Kỳ khỏi việc tẩy chay thương mại với các công ty Israel. Đạo luật ra đời cũng cũng cấm việc từ chối thuê mướn công dân Hoa Kỳ chỉ vì quốc tịch, chủng tộc hoặc tôn giáo của họ.
Đạo luật chống tẩy chay trong tiếng Anh là gì?
Đạo luật chống tẩy chay trong tiếng Anh là Anti-Boycott Regulations.
Tìm hiểu về đạo luật chống tẩy chay:
Đạo luật Quản lí Xuất khẩu (EAA) ra đời đã đưa ra các quy định chống tẩy chay của Hoa Kỳ và các hình thức xử phạt hình sự và dân sự (cụ thể như là phạt tiền, phạt tù và từ chối các đặc quyền xuất khẩu) đối với các công ty và nhân viên không tuân thủ.
Mục đích của các quy định khi được đua ra đó chính là cấm các công ty Hoa Kỳ thực hiện các chính sách đối ngoại của các quốc gia khác khi các chính sách đó không tương đồng với chính sách của Hoa Kỳ. Đạo luật sửa đổi Ribicoff năm 1977 liên quan đến Đạo luật cải cách thuế năm 1976, và nó được giám sát bởi Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) từ chối các lợi ích về thuế đối với các công ty không tuân thủ luật chống tẩy chay.
Những hành động chống tẩy chay bị cấm:
Bởi vì hai đạo luật liên quan đến tẩy chay được ban hành và áp đặt bởi các quốc gia nước ngoài đối với các quốc gia thân thiện với Hoa Kỳ nên các hành động sau đây đều bị cấm. Một người không được phân biệt đối xử hoặc đồng ý phân biệt đối xử với bất kì người Hoa Kỳ nào về chủng tộc, tôn giáo, giới tính hoặc nguồn gốc quốc gia. Họ cũng không thể từ chối kinh doanh với một thực thể bị tẩy chay hoặc bị liệt vào danh sách đen.
Theo đạo luật, không được phép thực hiện việc cung cấp thông tin về các mối quan hệ kinh doanh với một quốc gia bị tẩy chay hoặc một thực thể trong danh sách đen. Ngoài ra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng sẽ phải được thông báo nếu một người nhận được yêu cầu phải tuân theo một quốc gia nước ngoài bị tẩy chay không được công bố hoặc một thực thể trong danh sách đen.
2. Một số thuật ngữ liên quan:
Tìm hiểu về Liên đoàn Ả Rập:
– Khái niệm Liên đoàn Ả Rập:
Liên đoàn Ả Rập chính là một liên minh giữa các nước châu Phi và châu Á nói tiếng Ả Rập. Liên đoàn Ả Rập cũng được thành lập tại Cairo vào năm 1945 để nhằm mục đích có thể thúc đẩy độc lập, chủ quyền, thương mại và lợi ích của các quốc gia thành viên.
22 thành viên của Liên đoàn Ả Rập tính đến năm 2018 cụ thể đó chính là Algeria, Bahrain, Comoros, Djibouti, Ai Cập, Iraq, Jordan, Kuwait, Lebanon, Libya, Mauritania, Morocco, Oman, Palestine, Qatar, Saudi Arabia, Somalia, Sudan, Syria, Tunisia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen.
Các quốc gia trong Liên đoàn Ả Rập có dân số, của cải, GDP và trình độ học vấn rất khác nhau. Đây đều là những quốc gia chủ yếu theo đạo Hồi và nói tiếng Ả Rập, nhưng Ai Cập và Saudi Arabia được coi là những nước có vai trò chủ chốt trong Liên minh.
Thông qua các thỏa thuận phòng vệ chung, hợp tác kinh tế và thương mại tự do và các hiệp định khác, liên đoàn này giúp các quốc gia thành viên phối hợp thực hiện các chương trình của chính phủ và văn hóa để tạo điều kiện hợp tác và hạn chế xung đột.
– Liên đoàn Ả Rập trong tiếng Anh là gì?
Liên đoàn Ả Rập trong tiếng Anh là Arab League.
– Hội đồng Liên đoàn Ả Rập:
Hội đồng Liên đoàn Ả Rập chính là cơ quan cao nhất của Liên đoàn và hội đồng này cũng bao gồm đại diện của các quốc gia thành viên, thường là bộ trưởng ngoại giao, đại diện của họ hoặc đại biểu thường trực. Mỗi quốc gia thành viên có một phiếu bầu.
Hội đồng Liên đoàn Ả Rập họp hai lần một năm, vào tháng ba và tháng chín. Hai quốc gia thành viên trở lên có thể yêu cầu một phiên họp đặc biệt. Ban thư kí quản lí các hoạt động hàng ngày của Liên đoàn. Ban thư kí chính là cơ quan hành chính của liên đoàn, cơ quan điều hành của hội đồng và các hội đồng bộ trưởng đặc biệt.
Tìm hiểu về tẩy chay:
– Khái niệm tẩy chay:
Tẩy chay được hiểu cơ bản chính là động thái tự nguyện từ chối việc tham gia các giao dịch thương mại đối với một quốc gia hay một công ty nào đó.
Các động thái này có thể là không biết gì đến, không mua, không dùng, không tham gia, không có quan hệ, để tỏ thái độ phản đối. Hoặc là để nhằm mục đích có thể đối phó với một tổ chức, cá nhân, hoặc quốc gia như là một biểu hiện của cuộc biểu tình, thường là vì lý do chính trị. Nó có thể là một hình thức của những hoạt động của người tiêu dùng. Tẩy chay có thể hiểu như là một sự đấu tranh bất bạo động.
– Tẩy chay trong tiếng Anh là gì?
Tẩy chay trong tiếng Anh là boycott.
– Nguồn gốc:
Việc tẩy chay được phổ biến bởi Charles Stewart Parnell trong cuộc kích động đất đai của Ailen năm 1880 nhằm mục đích đó chính là để phản đối việc thuê nhà với giá cao và trục xuất đất đai. Thuật ngữ tẩy chay ra đời và đã được đặt theo tên của một chủ đất tại Anh, Charles Cunning Boycott.
Những chủ thể là những người nông dân thuê nhà ở Ailen đã làm theo đề xuất của Parnell, năm 1880, họ đã thành lập Liên đoàn đất đai, yêu cầu những chủ đất như Boycott giảm tiền thuê nhà cho họ. Tuy nhiên, Boycott đã từ chối đàm phán, chính bởi vì vậy người dân địa phương đã phản đối và từ chối mọi giao dịch mua bán với ông ta. Boycott bị suy sụp tinh thần và phải bỏ chạy khỏi vùng đất đó.
– Đặc điểm của tẩy chay:
Các chủ thể là những người tiêu dùng và một số nhóm quyền lợi đặc biệt đôi khi vẫn thường tẩy chay một số doanh nghiệp nếu họ nhận thấy các doanh nghiệp này gây ảnh hưởng xấu đến thị hiếu tiêu dùng ở địa phương. Khách hàng cũng sẽ thường từ chối ủng hộ các doanh nghiệp nếu cho rằng hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp đó là không phù hợp.
Tẩy chay và các hình thức phản đối giao dịch thương mại khác của người dân trên thực tế cũng sẽ dẫn đến doanh số bán hàng giảm, còn các chi phí liên quan đến hoạt động quan hệ cộng đồng sẽ tăng lên do doanh nghiệp phải tăng cường cải thiện hình ảnh của công ty trong dân chúng.