Chất lượng cuộc sống được hiểu cơ bản là thước đo chủ quan về mức độ hạnh phúc, là một yếu tố quan trọng của nhiều quyết định tài chính. Đặc điểm và cách đo lường chất lượng cuộc sống?
Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng nhằm mục đích chính là để đưa ra đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như để nhằm đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội. Chất lượng cuộc sống là thước đo quan trọng về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần. Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người là một nỗ lực của mỗi quốc gia, xã hội và cả cộng đồng quốc tế.
1. Chất lượng cuộc sống:
Thuật ngữ chất lượng cuộc sống trong giai đoạn hiện nay đã được sử dụng trong một loạt các ngữ cảnh bao gồm các lĩnh vực phát triển quốc tế, y tế, sức khỏe và thậm chí là cả về mặt chính trị. Cụm tư chất lượng cuộc sống không nên nhầm lẫn với khái niệm về mức sống, mà tiêu chí là dựa chủ yếu vào thu nhập. Thay vào đó, chỉ số tiêu chuẩn về chất lượng của cuộc sống hiện nay sẽ bao gồm không chỉ về thu nhập, sự giàu có và việc làm, mà còn là môi trường xã hội, môi trường sống, sức khỏe (về thể chất) và tinh thần, giáo dục, giải trí và cuộc sống riêng tư. Chất lượng cuộc sống cũng không nên nhầm với chất lượng sống, đây là một khái niệm chỉ về các chỉ số sức khỏe của con người.
Chất lượng cuộc sống được hiểu cơ bản là thước đo chủ quan về mức độ hạnh phúc, là một yếu tố quan trọng của nhiều quyết định tài chính. Các yếu tố đóng vai trò xây dựng chất lượng cuộc sống thay đổi tùy theo sở thích cá nhân, nhưng chúng thông thường sẽ bao gồm an ninh tài chính, sự hài lòng trong công việc, cuộc sống gia đình, sức khỏe và sự an toàn.
Các quyết định tài chính thông thường có thể liên quan đến sự đánh đổi, trong đó chất lượng cuộc sống bị giảm để tiết kiệm tiền hoặc kiếm được nhiều tiền hơn, hoặc ngược lại, chất lượng cuộc sống có thể được tăng lên bằng cách các chủ thể thực hiện chi tiêu nhiều tiền hơn.
Ngoài ra chất lượng cuộc sống cũng rất thường xuyên liên quan đến những khái niệm trừ tượng và đậm màu sắc chính trị như tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền. Bên cạnh đó thì chất lượng cuộc sống cũng liên quan đến chỉ số hạnh phúc, tuy nhiên, vì hạnh phúc là yếu tố mang tính chủ quan và khó để đo lường, thống kê, người ta không thể cân đong đo đếm được và không nhất thiết phải là sự giàu có, tăng thu nhập mới là sự hạnh phúc, thoải mái và mức sống không nên được coi là một thước đo duy nhất của sự hạnh phúc.
2. Đặc điểm và cách đo lường chất lượng cuộc sống:
Cách đo lường chất lượng cuộc sống:
Chất lượng cuộc sống là một phạm trù khá rộng và cũng được xem là một vấn đề mang nặng tính chủ quan. Không giống như GDP bình quân đầu người hoặc mức sống, cả hai khái niệm này đều có thể được đo trong các số liệu tài chính, kinh tế, chất lượng cuộc sống khó khăn hơn nhiều để nhằm thực hiện những phép đo một cách khách quan hoặc lâu dài.
Một số tiêu chí khác có thể phản ánh chất lượng cuộc sống được sử dụng cụ thể như: HDI, GDP (GDP bình quân đầu người và hộ gia đình, chỉ số nghèo đói), chỉ số giáo dục (gồm tỷ lệ người biết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số người mù chữ, số năm đến trường, cơ sở hạ tầng cho giáo dục), Chỉ số tuổi thọ (gồm tuổi thọ, sức khỏe, y tế và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng cho y tế), và một số tiêu chí khác như chỉ số calo bình quân đầu người – phản ánh tình trạng no đủ và chất lượng bữa ăn đầu người, điều kiện sử dụng điện sinh hoạt, sử dụng nước sinh hoạt (nước sạch, nước lọc, nước máy, nước ngầm, nước giếng…) là vấn đề cơ bản và cấp thiết của con người, điều kiện về nhà ở, chỗ ở của con người (bao gồm diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở), ngoài ra còn các công trình công cộng, xã hội khác như công viên, nhà vệ sinh công cộng, nhà ở xã hội…. và các công trình phúc lợi công cộng khác phục vụ cho cuộc sống vật chất và tinh thần của con người.
Có lẽ biện pháp quốc tế được sử dụng phổ biến nhất nhằm mục đích để đo lường chất lượng cuộc sống là các chỉ số phát triển con người, với các nội dung cơ bản về tuổi thọ, giáo dục và mức sống như là một nỗ lực để nâng cao cuộc sống có cho các cá nhân trong một xã hội nhất định. Các chỉ số phát triển con người được sử dụng bởi Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc trong Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc. Đây là một tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống.
Đặc điểm và ví dụ về cách đo lường chất lượng cuộc sống:
Hiện nay, tiêu chí được các chủ thể sử dụng để nhằm mục đích đánh giá chất lượng cuộc sống của một nước dựa trên bảng chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc, chuyên theo dõi tỉ lệ mù chữ ở người lớn, tuổi thọ trung bình và mức thu thập. Bên cạnh những nhân tố xếp hạng truyền thống như kinh tế, an ninh, tỉ lệ thất nghiệp thì chúng ta nhận thấy vẫn còn có những nhân tố khác như việc áp dụng các biện pháp tránh thai, sức khoẻ của trẻ em, tỉ lệ tội phạm, tử hình…
Chất lượng cuộc sống được đánh giá cụ thể là một thành phần phi tài chính gắn liền với sự hài lòng trong công việc và cuộc sống. Khi được sử dụng trong bối cảnh công việc, cuộc sống đủ điều kiện thường đề cập đến thời gian và khả năng làm điều bạn thích.
Nếu một công việc trả nhiều tiền nhưng công việc đó đòi hỏi quá nhiều giờ làm việc mà các chủ thể là những người lao động không thể tận hưởng bất kì khoản tiền nào kiếm được, đó là một cuộc sống kém chất lượng.
Còn một công việc cho phép thời gian để các chủ thể có thể tận hưởng cuộc sống nhưng khiến người lao động quá mệt mỏi, bị thương, căng thẳng hoặc không thể tận hưởng thu nhập của mình, thì đây cũng được đánh giá là một bất lợi khác cho chất lượng cuộc sống. Ngày nay người ta sẽ thường cân nhắc cả lương và chất lượng cuộc sống khi xem xét một công việc là tốt hay xấu.
Phương tiện đi làm cũng được xem là một ví dụ chất lượng cuộc sống tốt. Có những người tiết kiệm tiền thuê nhà ở bằng cách sống xa các trung tâm việc làm phổ biến và đi làm xa mỗi ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này thì những người đi làm không có nhiều thời gian dành cho gia đình hoặc sở thích vì phải dành phần lớn thời gian lái xe hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Các khu vực nhà ở khi có giá rẻ hơn thì thường cũng có xu hướng ở xa những trung tâm nghệ thuật, văn hóa và giải trí. Một số người coi sự đánh đổi này là đáng giá, trong khi những người khác chọn tối đa hóa chất lượng cuộc sống của họ bằng cách chi nhiều tiền hơn để sống gần nơi làm việc và các trung tâm văn hoá hơn.
Thời gian dành cho công việc so với thời gian rảnh có thể là một thước đo khác về chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia có thể chọn nhận các công việc lương cao nhưng công việc đó lại đòi hỏi thời gian làm việc kéo dài hoặc trễ một cách thường xuyên để các chủ thể đó kiếm thu nhập mà họ mong muốn.
Điều này có thể bao gồm việc các chủ thể thực hiện đi công tác dài ngày để họp tại các địa điểm xa. Mặc dù các lựa chọn như vậy có thể cung cấp cho họ mức lương cao, nhưng nó giới hạn số giờ nghỉ ngơi hoặc các sở thích cá nhân khác. Tuy nhiên, về cơ bản, đó lại là những thứ mà các chủ thể này đang tiết kiệm tiền để có thể phục vụ.
Điều kiện nơi làm việc cũng được xen là một khía cạnh khác của chất lượng cuộc sống. Các công việc khác nhau cũng có thể yêu cầu các chủ thể là người lao động phải dùng nhiều sức, như nâng vật nặng hoặc lao động lặp đi lặp lại có thể tổn hại cơ thể theo thời gian, hoặc yêu cầu người lao động phải tiếp xúc với các hoá chất độc hại và máy móc hạng nặng, dẫn đến suy yếu về thể chất lâu dài.
Ngược lại, một công việc có thể hạn chế đáng kể mức lao động nặng nhọc của công nhân bởi vì không gian làm việc tương đối hạn chế, ví dụ cụ thể như nhân viên trạm thu phí hoặc trạm bảo vệ từ xa.
Chất lượng cuộc sống cũng là một vấn đề quan trọng và được quan tâm khi xây dựng kế hoạch tiết kiệm cá nhân. Trong trường hợp này, sự đánh đổi liên quan đến sự hi sinh chất lượng cuộc sống hiện tại là nhằm mục đích để các chủ thể có thể cải thiện chất lượng cuộc sống trong tương lai. Điều này có thể bao gồm việc các chủ thể sẽ hạn chế chi tiêu hiện tại bằng cách mua các mặt hàng chi phí thấp hơn thay vì mua các mặt hàng cao cấp có chi phí cao hơn.