Khái niệm và đặc điểm của quy trình tài trợ đa phương là gì? Quy trình thực hiện?
Trên thực tế hiện nay thì việc giao dịch trong một loại hợp đồng bình thường thì đa phần chỉ có sự tham gia của 2 bên đó là bên mua hoặc bên bán, hay là bên đi thuê và bên nhận làm thuê,.. Tuy nhiên thì cũng có một loại hình thức giao dịch khác nữa mà ở đó có sự tham gia của nhiều chủ thể và ít nhất là từ ba chủ thể trở lên, Việc tham gia của nhiều chủ thể đối với một giao dịch đó chính là một quý trình tài trợ đa phương.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm và đặc điểm của quy trình tài trợ đa phương là gì?
Trong tiếng Anh quỹ trình tài trợ đa phương được tạm dịch đó chính là Multilateral funding process.
Quy trình tài trợ đa phương được hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là việc xây dựng một quy trình tài trợ bởi các chủ thể tài trợ. Trong đó các hình thức giao dịch thuê mua có từ ba bên trở lên tham gia.
Từ định nghĩa vừa đươc nêu ra thì có thể biết được những đặc điểm của quy trình tài trợ đa phương như sau:
Thứ nhất, trong hình thức tài trợ đa phương này thì việc các các chủ thể tham gia vào hoạt động tài trợ phải từ ba chủ thể trở nên. Cũng do đó mà trong quy trình tài trợ đa phương có thể có các trường hợp chủ yếu sau:
Một là, trong quy trình tài trợ đa phương là việc tài trợ ba bên có sự tham gia của nhà cung cấp;
Hai là, trong quy trình tài trợ đa phương thì việc tài trợ ba bên có sự tham gia của người cho vay;
Ba là, trong quy trình tài trợ đa phương tài trợ có sự tham gia của nhà cung cấp và người cho vay (tài trợ bốn bên).
Thứ hai, trên quy trình của tài trợ đa phương thực tế thì đối với mỗi nguồn tài trợ nhất định thì ở đó nhóm của của chủ thể tham gia vào hoạt động tài trựo có thể lập bản đồ các quy trình tài trợ. Do đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì trong hồ sơ của quy trình tài trợ đa phương phải có đầy đủ các loại thông tin bao gồm thời gian và người ra quyết định cho từng bước (Hướng dẫn phỏng vấn để thu thập thông tin về quy trình tài trợ và bảng công việc để mô tả các bước trong quy trình tài trợ tránh thai).
Các tổ chức đa phương dựa vào sự đóng góp tài chính của các thành viên, cổ đông và các bên liên quan khác để hoạt động và thực hiện các hoạt động của họ. Khối lượng và chất lượng tài trợ mà họ nhận được có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng cung cấp của họ.
Chương này trình bày bốn xu hướng chính trong việc tài trợ gần đây cho hệ thống phát triển đa phương. Nó cũng đề xuất một khuôn khổ phân tích để vạch ra các tác động rộng hơn của các quyết định tài trợ cá nhân do các thành viên Ủy ban Hỗ trợ Phát triển và các bên liên quan đa phương khác đưa ra. Mà các thành viên vẫn là cổ đông và nhà tài trợ lớn nhất của hệ thống phát triển đa phương, vẫn giữ vai trò trung tâm trong tài chính phát triển đa phương. Nó cần sử dụng chiến lược và hiệu quả các đóng góp đa phương của mình. Chương này phân tích các chiến lược danh mục đầu tư đa phương của các nhà cung cấp chính thức và khám phá cách cơ sở tài trợ của các tổ chức đa phương có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và tính bền vững của các chương trình của họ.
2. Quy trình thực hiện:
Cũng theo như những khái niệm và đặc điểm nêu ra ở trên về quy trình tài trợ đa phương thì có thể nhận thấy rằng đó với quy trình này đã được nhận định là bao gồm ba quy trình được các chủ thể tham gia vào quỹ tài trợ đã phương này lựa trọn. Theo như sự tìm hiểu của tác giả thì trong mỗi quy trình đều có một điểm chung là đều có các chủ thể tham gia vào hoạt động tài trợ này và bên cạnh đó, thì không thể nào bỏ qua các nhà cũng cấp trong việc tài trợ đa phương theo như quy định của pháp luật hiện hành. Chẳng qua có sự khác nhau ở đây là đối với mỗi quá trình sẽ có sự thay đổi của nhà cung cấp, có sự tham gia của người cho vay hay là có sự tham gia của nhà cung cấp và người cho vay (tài trợ bốn bên). Cụ thể thì quy trình tại trợ đa phương được thực hiện với trình tự các bước như sau:
– Đối với trường hợp tài trợ ba bên có sự tham gia của nhà cung cấp: người cho thuê có đủ năng lực tài chính và đã thỏa thuận với nhà cung cấp thiết bị. Qui trình này diễn ra theo các bước sau:
Bước 1: Người thuê đề nghị gửi kèm hồ sơ đăng kí thuê mua hoặc cả những đề nghị tài trợ đối với thiết bị đã được thỏa thuận đối với nhà cung cấp;
Bước 2: Người cho thuê tiến hành thẩm định, đàm phán và kí kết hợp đồng thuê mua;
Bước 3: Người cho thuê xem xét và kí hợp đồng mua thiết bị với nhà cung cấp;
Bước 4: Nhà cung cấp giao thiết bị cho người cho thuê;
Bước 5: Người cho thuê trả tiền theo hợp đồng mua thiết bị;
Bước 6: Nhà cung cấp chuyển quyền sở hữu thiết bị cho người cho thuê;
Bước 7: Người cho thuê chuyển quyền sử dụng thiết bị cho người thuê.
Như vậy, để có thể tiến hành quy trình tài trợ đa phương mà cụ thể ở đây là trường hợp tài trợ ba bên có sự tham gia của nhà cung cấp theo như quy định thì các chủ thể của các bên trong quy trình này muốn thực hiện quy trình tài trợ đa phương thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành quy trình tài trợ đa phương được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể tham gia vào trường hợp tài trợ ba bên có sự tham gia của nhà cung cấp của quy trình tài trợ đa phương khi thực hiện quy trình tài trợ đa phương này theo như quy định của pháp luật hiện hành.
– Đối với trường hợp tài trợ ba bên có sự tham gia của người cho vay: khi người cho thuê muốn mở rộng tài trợ nhưng nguồn tài chính có hạn. Qui trình này diễn ra theo các bước sau:
Bước 1: Người thuê nộp đề nghị, hồ sơ đăng kí thuê;
Bước 2: Người cho thuê thẩm định và kí kết hợp đồng thuê mua với người thuê;
Bước 3: Người cho thuê xin vay tiền và thế chấp bằng quyền sở hữu tài sản;
Bước 4: Người cho vay và người cho thuê kí thỏa ước vay nợ;
Bước 5: Người cho vay chuyển tiền;
Bước 6: Người cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản.
Cũng giống như quy trình tài trợ ở trên thì đối với trường hợp tài trợ ba bên có sự tham gia của người cho vay thì các chủ thể của các bên trong quy trình này muốn thực hiện quy trình tài trợ đa phương thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành.
– Đối với tài trợ có sự tham gia của nhà cung cấp và người cho vay (tài trợ bốn bên): người cho thuê giữ vai trò trung gian trong việc huy động vốn và đưa tài sản vào hoạt động. Qui trình tài trợ đối với trường hợp này diễn ra như sau:
Bước 1: Người thuê nộp đăng kí và hồ sơ thuê tài sản;
Bước 2: Người cho thuê xét duyệt và kí hợp đồng thuê mua với người thuê;
Bước 3: Người cho thuê kí hợp đồng mua tài sản, thiết bị của nhà cung cấp;
Bước 4: Nhà cung cấp chuyển giao quyền sở hữu tài sản, thiết bị và đồng thời giao thiết bị cho người thuê;
Bước 5: Người cho thuê mang quyền sở hữu tài sản, thiết bị thế chấp để vay tiền;
Bước 6: Người cho thuê kí thỏa ước vay tiền với người cho vay;
Bước 7: Người cho vay chuyển tiền;
Bước 8: Người cho thuê trả tiền cho nhà cung cấp;
Bước 9: Người cho thuê giao quyền sử dụng thiết bị cho người thuê.
Như vậy, chủ thể thực hiện việc tài trợ đối với tài trợ có sự tham gia của nhà cung cấp và người cho vay (tài trợ bốn bên) có các bên và các nhà cũng cấp khác nhau thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành thực hiện việc tài trợ của quỹ tài trợ được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể tài trợ đối với tài trợ có sự tham gia của nhà cung cấp và người cho vay (tài trợ bốn bên) muốn thực hiện quỹ tài trợ đa phương khi thực hiện việc tài trợ theo quỹ này này theo như quy định của pháp luật hiện hành.