Chỉ số tồn kho sản phẩm công nghiệp là gì? Phương pháp tính?
Trong thị trường kinh tế hiện nay thì việc các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh doanh là tương đối nhiều, do đó, nhu cầu về việc mua sắm các sản phẩm, hàng hóa trực tiếp và được biết về các loại hàng như về chất lượng, giá thành và mẫu mã,… là vô cũng quan trọng. Đôi khi khách hàng cần mua một số lượng lớn các mặt hàng trong thời gian ngắn thì để có thể đáp ứng được nhu cầu đó của khách hàng thì đa phần các doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh thường nhập hàng để lưu vào trong kho hoặc sản xuất hàng hóa để sự trữ. Do lượng hàng hóa lưu ở trong kho cũng tốn một khoản vốn nhất kịnh của công ty nên việc xoay vòng vốn là huy động vốn đối với việc này cũng là rất quan trọng.
Theo đó, sau khi những sản phẩm được thực hiện lưu kho thì sẽ được gọi với tên gọi đó chính là sản phẩm tồn kho. Và những sản phẩm này sẽ được thực hiện hoạt động kiểm kho để đưa ra những chỉ số tồn kho sản phẩm công nghiệp qua một thời gian như tháng hoặc một quy hoặc một năm,… để có thể so sánh sự tăng hoặc giảm của chỉ số tồn kho sản phẩm công nghiệp qua thời gian. Việc làm này để doanh nghiệp biết đến số vốn cho sản phẩm tông kho như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chỉ số tồn kho sản phẩm công nghiệp là gì?
Chỉ tiêu so sánh mức tồn kho sản phẩm và hàng hóa và dịch vụ công nghiệp giữ thời kì báo cáo và kì gốc so sánh được xác định là chỉ số tồn kho sản phẩm công nghiệp. Việc xác định chỉ số tồn kho sản phẩm công nghiệp được thực hiện để biết được chỉ số này so với kì gốc so sánh của chỉ số tồn kho có thể là mức tồn kho của năm gốc và mức tồn kho cuối tháng trước và mức tồn kho cuối tháng của tháng cùng kì năm trước.
Chỉ số tồn kho sản phẩm tính cho ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo phản ánh tình hình biến động tồn kho của một sản phẩm, của một ngành công nghiệp cụ thể (ngành công nghiệp cấp 4, ngành công nghiệp cấp 2) và của toàn ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo. Công nghiệp 4.0 được sử dụng thay thế cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thể hiện một giai đoạn mới trong tổ chức và kiểm soát chuỗi giá trị công nghiệp. Hệ thống vật lý mạng là nền tảng của Công nghiệp 4.0 (ví dụ: ‘máy móc thông minh’). Họ sử dụng các hệ thống điều khiển hiện đại, có hệ thống phần mềm nhúng và sử dụng địa chỉ Internet để kết nối và được định địa chỉ thông qua IoT (Internet of Things).
Bằng cách này, các sản phẩm và phương tiện sản xuất được kết nối với nhau và có thể ‘giao tiếp’, cho phép các cách thức sản xuất mới, tạo giá trị và tối ưu hóa theo thời gian thực. Hệ thống vật lý mạng tạo ra các khả năng cần thiết cho các nhà máy thông minh. Đây là những khả năng tương tự mà chúng ta biết từ Internet vạn vật công nghiệp như giám sát từ xa hoặc theo dõi và theo dõi, đề cập đến hai.
Giải thích một số thuật ngữ liên quan đến chỉ số tồn kho sản phẩm công nghiệp như sau:
Thứ nhất đó chính là chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) theo như quy định thì chỉ số này được biết đến là một chỉ số kinh tế hàng tháng đo lường sản lượng thực tế trong các ngành sản xuất, khai thác, điện và khí đốt, so với năm gốc. Nó được xuất bản vào giữa mỗi tháng bởi Hội đồng Dự trữ Liên bang (FRB) và được báo cáo bởi Hội đồng Hội nghị, một tổ chức kinh tế do các thành viên điều hành. FRB cũng phát hành các bản sửa đổi cho các ước tính trước đó vào cuối tháng 3 hàng năm.
Đồng thời thì chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) đo lường mức độ sản xuất và năng lực trong các ngành sản xuất, khai thác mỏ, điện và khí đốt so với năm gốc. Cục Dự trữ Liên bang (FRB) công bố IPI vào giữa mỗi tháng và sửa đổi các ước tính trước đó vào cuối tháng 3 hàng năm. Chỉ số tổng hợp là một chỉ báo kinh tế vĩ mô quan trọng đối với các nhà kinh tế và nhà đầu tư. Trong khi đó, dữ liệu cấp ngành hữu ích cho các nhà quản lý và nhà đầu tư trong các ngành kinh doanh cụ thể.
Thứ hai, Khái niệm về chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo được hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là chỉ tiêu so sánh mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ do hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra giữa thời kỳ báo cáo với thời kỳ được chọn làm gốc so sánh. Trong đó thì tháng bình quân của năm gốc, tháng trước liền kề và tháng cùng kỳ năm trước được xác định là thời kỳ gốc so sánh của chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo
Đồng thời thì trong nền kinh tế thị trường thì chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo thể hiện được tình hình thay đổi về mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tăng hay giảm của một sản phẩm, nhóm sản phẩm, của một ngành công nghiệp cấp 4, cấp 2 và toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, một hạn chế của chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo đó chính là chỉ số này chỉ thực hiện việc tính cho khu vực doanh nghiệp mà nó không thể thực hiện hoạt động tính cho khu vực cá thể.
Thứ ba, một trong những chỉ số không thể nào không nhắc đến ở đây đó chính là chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Đối với những phản ánh thực trạng và tình hình biến động của tồn kho sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói chung và của từng sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng thì được gọi chung nó là chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Những chỉ tiêu so sánh mức tồn kho sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ công nghiệp giữa thời kỳ báo cáo và kỳ gốc so sánh được quy định với tên gọi là chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến, chế tạo.
Thứ tư, đó chính là định nghĩa về sản phẩm công nghiệp, dó đó, thì trong thị trường kinh tế sản phẩm công nghiệp được định nghĩa là hàng hóa được bán chủ yếu để sử dụng cho việc sản xuất hàng hóa khác hoặc cung cấp dịch vụ tương phản với hàng hóa chủ yếu được bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Chúng bao gồm thiết bị phụ kiện; cài đặt; các bộ phận cấu thành; bảo trì, sửa chữa và vận hành các hạng mục và vật tư; nguyên liệu thô; và vật liệu chế tạo.
Đặc điểm phân biệt của hàng hóa công nghiệp là mục đích mà chúng được sử dụng, tức là để tiến hành kinh doanh hoặc hoạt động công nghiệp chứ không phải để tiêu dùng bởi những người tiêu dùng cuối cùng hoặc bán lại cho họ. Danh mục này cũng bao gồm hàng hóa được sử dụng để thực hiện các loại hình doanh nghiệp tổ chức. Tương đối ít hàng hoá là sản phẩm công nghiệp độc quyền. Trong một số trường hợp, cùng một mặt hàng có thể là hàng hóa công nghiệp và trong các điều kiện khác, hàng hóa tiêu dùng
2. Phương pháp tính:
Trình tự tính chỉ số tồn kho sản phẩm công nghiệp của khu vực doanh nghiệp bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tính chỉ số tồn kho của từng sản phẩm:
Công thức tính: ikn = (qkn1/ qkn0) x 100
Trong đó:
ikn: chỉ số tồn kho của sản phẩm n.
qkn1: số lượng sản phẩm n tồn kho tại thời điểm cuối kì báo cáo.
qkn0: số lượng sản phẩm n tồn kho tại thời điểm cuối kì so sánh.
Bước 2: Tính chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4:
Công thức:
IkN4 = (∑ ikn x hkn) /∑hkn
Trong đó:
IkN4: chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4 thứ N.
ikn: chỉ số tồn kho của sản phẩm thứ n thuộc ngành cấp 4.
hkn: quyền số tồn kho của sản phẩm thứ n.
Bước 3: Tính chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2:
Công thức:
IkN2 = ( ∑ IkN4 x hkN4 ) / ∑hkN4
Trong đó:
IkN2: chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2 thứ N.
IkN4: chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4 thứ N.
hkN4: quyền số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4.
Bước 4: Tính chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp cấp 1 – ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:
Công thức:
IkN =(∑IkN2 x hkN2 )/ ∑hkN2
Trong đó:
IkN: chỉ số tồn kho của toàn ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo
IkN2: chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2 thứ N.
hkN2: Quyền số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2.