Khoảng cách thế hệ là gì? Khoảng cách thế hệ trong tiếng Anh là Generation Gap. Lịch sử của Khoảng cách thế hệ?
Như chúng ta có thể thấy trong cuộc sống hằng ngày như hiện nay thì có thể thấy những bất đồng về quan điểm giữa các thế hệ là rất phổ biến như về quan điểm lựa chọn cách sống, ngôn ngữ trong giao tiếp hay ý thức làm việc. Một cách khác để gọi thay thế cho bất đồng quan điểm được dùng đó chính là khoảng cách thế hệ, tức là khoảng cách thế hệ trong gia đình và cả ngoài xã hội trong môi trường làm việc.
Mục lục bài viết
1. Khoảng cách thế hệ là gì?
Khoảng cách thế hệ trong tiếng Anh là Generation Gap. Khoảng cách thế hệ là những khoảng cách ngăn cách suy nghĩ và tư tưởng của hai thế hệ khác nhau.
Karl Mannheim đã ghi nhận sự khác biệt giữa các thế hệ về cách thanh niên chuyển sang tuổi trưởng thành và nghiên cứu các cách thức mà các thế hệ tách mình ra khỏi nhau, trong gia đình và trong các tình huống và khu vực xã hội (chẳng hạn như nhà thờ, câu lạc bộ, trung tâm người cao tuổi và trung tâm thanh thiếu niên).
Lý thuyết xã hội học về khoảng cách thế hệ lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng vào những năm 1960, khi thế hệ trẻ (sau này được gọi là những đứa trẻ bùng nổ) dường như đi ngược lại tất cả những gì mà cha mẹ họ đã tin tưởng trước đây về âm nhạc, giá trị, quan điểm của chính phủ và chính trị cũng như thị hiếu văn hóa. Các nhà xã hội học hiện nay gọi “khoảng cách thế hệ” là “sự phân biệt tuổi tác theo thể chế”. Thông thường, khi bất kỳ nhóm tuổi nào trong số này tham gia vào hoạt động chính của nó, các thành viên cá nhân bị cô lập về mặt thể chất với những người thuộc thế hệ khác, ít có sự tương tác qua các rào cản tuổi tác ngoại trừ ở cấp độ gia đình hạt nhân.
Cụ thể hơn, khoảng cách thế hệ được sử dụng để mô tả sự khác biệt trong hành động, niềm tin và thị hiếu được thể hiện bởi các thành viên của thế hệ trẻ hơn, so với các thế hệ lớn tuổi hơn.
Đặc điểm Khoảng cách thế hệ
Khoảng cách thế hệ là một khái niệm rất rộng và đa dạng, có thể sử dụng khi bàn luận về các vấn đề chính trị, giá trị và văn hóa.
Trong khi khoảng cách thế hệ đã được phổ biến trong tất cả các giai thoại lịch sử, thì qui mô hay độ rộng của khoảng cách thế hệ được giãn nở nhiều nhất trong thế kỉ 20 và 21.
Khoảng cách thế hệ đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp bởi vì, để thành công, các công ty phải tìm cách cân bằng giữa nhu cầu và quan điểm của các khác hàng thuộc các nhóm tuổi khác nhau của mình.
Các doanh nghiệp phải nhận thức được thực tế rằng việc thay đổi các đặc điểm nhân khẩu học trên cơ sở khách hàng, bao gồm cả giới của khách hàng thường xuyên, có thể tác động mạnh đến chu kì kinh doanh và lợi nhuận của họ.
Như vậy, ta có thể nhận định rằng khoảng cách thế hệ được hiểu chính là sự khác biệt trong suy nghĩ, hành động giữa thế hệ phổ biến nhất ở trong gia đình có nhiều thế hệ như ông bà, bố mẹ và con cháu. Ngoài ra, khoảng cách hế hệ còn được thấy trong môi trường làm việc như công ty, doanh nghiệp giữa cấp trên, cấp dưới và thành viên trong công ty cũng tương tự như gia đình, bên cạnh nền tảng kiến thức thì mỗi thế hệ sẽ có cách làm việc riêng biệt.
2. Lịch sử của Khoảng cách thế hệ:
Trong môi trường sống như hiện nay thì thuật ngữ “khoảng cách thế hệ” được sử dụng phổ biến hơn rất nhiều so với những thời kỳ trước và lần đầu tiên vào những năm 1960. Trong thời gian đó, thế hệ trẻ trong giai đoạn này thường được gọi là thế hệ baby boomers.
Thế hệ baby boomers có một sự khác biệt đáng kể trong niềm tin và suy nghĩ so với thế hệ cha mẹ và ông bà của họ. Các nhà xã hội học sử dụng các danh pháp để chỉ các phân khúc thế hệ khác nhau.
Những cá nhân sinh từ năm 1982 đến 2002, phần lớn thuộc thế hệ millennials, được gọi là những người “sống trong công nghệ”, vì lực lượng này đã và đang sống với sự tiến bộ công nghệ kĩ thuật số trong suốt cuộc đời của họ, và đây là tất cả những gì họ từng biết.
Ngược lại, các thành viên thuộc thế hệ lớn tuổi hơn, được gọi là “người nhập cư công nghệ”, thì có xu hướng ít thoải mái hơn với việc sử dụng công nghệ.
Do sự tồn tại của các khoảng cách thế hệ, các công ty công nghệ thường luôn tiếp thị các sản phẩm khác nhau cho mỗi nhóm khách hàng thuộc các thế hệ khác nhau.
Các phân loại Thế hệ hiện nay
Các thế hệ hiện vẫn còn sống được chia thành 4 nhóm chính.
Mỗi thế hệ đều có những đặc điểm riêng liên quan đến tiếng nói, mức độ ảnh hưởng từ công nghệ, thái độ tại nơi làm việc, ý thức chung và cách sống. Sự khác biệt này được gọi là khoảng cách thế hệ.
– Thế hệ truyền thống
Là những người sống sót sau cuộc Đại suy thoái. Nhóm này có chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đồng đội và nhất quán.
Thế hệ truyền thống có xu hướng tuân theo các qui tắc và tôn trọng các qui định pháp lí. Tại Mỹ, họ là lực lượng giúp định hình nước Mỹ thành một cường quốc kinh tế và quân sự.
– Thế hệ Baby Boomer
Thế hệ này chứng kiến sự gia tăng bình đẳng xã hội và kinh tế. Tại Mỹ, thê hệ này trưởng thành khi Mỹ bắt đầu chia tách bởi những quan điểm khác nhau về chính trị, chiến tranh và công bằng xã hội.
Baby Boomers đã tham gia vào nhiều dấu mốc thay đội xã hội lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ trong những năm 1960 và 1970, với Phong trào Dân quyền và Phong trào Phụ nữ.
– Thế hệ X
Sinh ra từ năm 1965 đến năm 1980, thế hệ X lớn lên với nhiều công nghệ mới nổi và sự bất ổn trong thể chế và chính trị.
Lực lượng này chứng kiến những sự kiện bất ổn chính trị nhưng cũng tiếp đón những bước tiến trong công nghệ rất lớn.
Trong thế hệ này, máy in rô-nê-ô được phát triển thành máy photocopy tốc độ cao, máy fax trở nên ít phổ biến hơn do sự ra đời của email. Các máy tính toán nặng nề được thay thế bằng các loại máy tính cầm tay và máy tính thu nhỏ với tốc độ xử lí tương đương.
– Thế hệ Millennial
Ra đời từ năm 1980 đến 1994, thế hệ millennials từ khi chào đời đã luôn bao quanh bởi các dịch vụ truyền hình cáp, máy nhắn tin, máy trả lời, máy tính xách tay và trò chơi video.
Millennials thường gọi là “thế hệ đang trưởng thành”, nghĩa là khi trong độ tuổi từ 18 đến 25, dù họ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình nhưng họ vẫn chưa đạt được sự tự lập hoàn toàn.
Ngoài 04 nhóm chính phân loại trên thì còn có thể nhận định sự khác nhau trong khoảng cách thế hệ thông qua một số hình thức khác như khác biệt về cách sử dụng ngôn ngữ.
Khoảng cách thế hệ đã tạo ra một khoảng cách song song về ngôn ngữ có thể khó giao tiếp. Vấn đề này có thể nhìn thấy trong toàn xã hội, tạo ra sự phức tạp trong giao tiếp hàng ngày ở nhà, nơi làm việc và trong trường học. Khi các thế hệ mới tìm cách xác định mình là một thứ gì đó khác biệt với thế hệ cũ, họ sử dụng các ngôn ngữ và tiếng lóng mới, cho phép một thế hệ tạo ra cảm giác phân chia so với thế hệ trước. Đây là khoảng cách có thể nhìn thấy giữa các thế hệ mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày.
Một hiện tượng khác trong một ngôn ngữ có tác dụng xác định khoảng cách thế hệ xảy ra trong các gia đình mà các thế hệ khác nhau nói các ngôn ngữ chính khác nhau. Để tìm ra phương tiện giao tiếp trong môi trường gia đình, nhiều người đã sử dụng phương pháp môi giới ngôn ngữ, đề cập đến việc “thông dịch và dịch thuật trong các tình huống hàng ngày bởi những người song ngữ không được đào tạo đặc biệt”.
Trong các gia đình nhập cư nơi thế hệ thứ nhất chủ yếu nói tiếng mẹ đẻ, thế hệ thứ hai chủ yếu nói bằng ngôn ngữ của quốc gia mà họ hiện đang sinh sống trong khi vẫn lưu loát được ngôn ngữ chính của cha mẹ họ và thế hệ thứ ba chủ yếu nói bằng ngôn ngữ của quốc gia đó. Họ được sinh ra trong khi ít hoặc không có ngôn ngữ đàm thoại bằng tiếng mẹ đẻ của ông bà, các thành viên trong gia đình thế hệ thứ hai đóng vai trò thông dịch viên không chỉ cho những người bên ngoài mà còn trong gia đình, thúc đẩy sự khác biệt và chia rẽ thế hệ bằng các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ.
Ý thức thế hệ là một cách khác để phân biệt giữa các thế hệ đã được nhà khoa học xã hội Karl Mannheim nghiên cứu. Ý thức thế hệ là khi một nhóm người lưu tâm đến vị trí của họ trong một nhóm riêng biệt có thể xác định được bằng những lợi ích và giá trị chung của họ. Những thay đổi về xã hội, kinh tế hoặc chính trị có thể mang lại nhận thức về những lợi ích và giá trị được chia sẻ này cho những người ở độ tuổi tương tự, những người cùng trải qua những sự kiện này và từ đó hình thành ý thức của thế hệ. Những loại trải nghiệm này có thể tác động đến sự phát triển của các cá nhân khi còn nhỏ và cho phép họ bắt đầu đưa ra những cách hiểu của riêng mình về thế giới dựa trên những cuộc gặp gỡ cá nhân khiến họ khác biệt với các thế hệ khác.
Như vậy, lịch sử khoảng cách thế hệ được hình thành khi xã hội ngày một phát triển, sự tiếp thu và nhận thức giữa các thế hệ theo thời kỳ là những minh chứng rõ ràng nhất. Và mỗi thế hệ sẽ có cách nhận thức khác nhau về ý thức, ngôn ngữ thể hiện trong giao tiếp và những quan điểm văn hóa, chính trị và tiếp thu chọn lọc những gì hiện đại nhưng vẫn giữ lại những giá trị vốn có.