Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam là gì? Nội dung liên quan?
Tuy rằng, nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới và trong đó có Việt Nam đang đucợ nhận định là một trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất lớn. Những đối với thực tế cho thấy, nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới cũng bị suy giảm do sự diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Khi Nhà nước và nhân dân đang “chiến đấu” chống lại đại dịch này thì sức khỏe của doanh nghiệp đã bị suy giảm rõ rệt sau đợt dịch COVID-19 đang sảy ra ở nước ta.
Tuy nhiên, vượt lên trên những thách thức của dịch bệnh, sự khó khăn hơn của nền kinh tế quốc gia thì những doanh nghiệp có sự cam kết mạnh mẽ, bền bỉ và thật sự rất kiên trì theo đuổi chiến lược phát triển bền vững trong nhiều năm qua đã tự tạo ra được “kháng thể” trước đại dịch chứ không phải vì kho khăn mà thực hiện các hành vi kinh doanh chớp nhoáng. Do đó, việc các doanh nghiệp thực hiện hoạt động duy trì ổn định hoạt động và tăng trưởng trong kinh doanh. Đồng thời thì doanh nghiệp còn thể hiện dược là một phần hỗ trợ đắc lực cho Chính phủ, các cơ quan quản lý và cộng đồng trong việc thực hiện mục tiêu kép. Để có thể thực hiện được việc này thì không thể nào bỏ quan sự điều hành và định hướng của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam là gì?
Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam được quy định trong Điều lệ hội và được gọi trong tiếng Anh là Vietnam Business Council for Sustainable Development.
Trên cơ sở quy định tại Điều lệ của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam không có đưa ra định nghĩa về Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam là gì? Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu của tác giả thì Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là một tổ chức định hướng doanh nghiệp. Do mang trong mình trọng trách định hướng doanh nghiệp theo như tình hình kinh tế thực tế và theo như quy định của pháp luật hiện hành thì Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam sẽ phải thực hiện nhiệm vụ phát huy vai trò tích cực và sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững tại Việt Nam.
Không những thế mà Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam cũng cần phải tạo thuận lợi cho việc chia sẻ kinh nghiệm và các thực hành tốt và tăng cường phối hợp chặt chẽ và đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ và các đối tác trong xã hội nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững những vẫn trong khuôn khổ quy định của pháp luật hiện hành.
Hội đồng Doanh nghiệp vì Sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) đã được tổ chức vào tháng 12 năm 2010 để nâng cao nhận thức về môi trường của cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp quốc tế, và đóng góp tốt hơn của họ vào sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Và cụ thể thì Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thành lập dưới sự phê duyệt của Chính phủ tại Công văn số 6334/VPCP-KGVX ngày 08/09/2010. Hội đồng chính thức ra mắt ngày 17/12/2010.
2. Nội dung liên quan:
Trên cơ sở quy định tại Điều lệ Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam thì có quy định cụ thể về chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam để đảm bảo phù hợp với sự phát triển của các doanh nghiệp trên nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Mà cụ thể, theo như quy định tại Điều 2 Điều lệ Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam có quy định về chức năng của Hội như sau:
– Đối với việc phá triển của mạng lưới các mô hình doanh nghiệp tại Việt Nam có phát triển bền vững hay không thì cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố và sự định hướng của các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu về sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp. Chĩnh vì sự nhận định đó mà Hội đồng sẽ phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Phát triển Bền vững Quốc gia trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng Phát triển Bền vững Quốc gia giao. Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì các doanh nghiệp cần phải gửi báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm cũng như đề xuất và kiến nghị chính sách phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững lên Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam.
Đồng thời thì Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam thực hiện việc khuyến khích các thành viên và cộng đồng doanh nghiệp cùng tham gia và đóng góp cho phát triển bền vững thông qua hoạt động tập hợp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các tổ chức, cơ quan có quan tâm đến phát triển bền vững và được điều hành bởi các thành viên.
Và việc làm của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam được xác định là nền tảng cho các doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển bền vững. Bởi vì tác giả đưa ra nhận đính đó là do Hội đồng sẽ xúc tiến một cách lâu dài các thông lệ kinh doanh tốt nhất cũng như áp dụng các tiêu chuẩn kinh doanh quốc tế có hiệu quả đối với hệ sinh thái và thân thiện với môi trường.
Cũng theo như quy định tại Điều 3 Điều lệ Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam có quy định về có các nhiệm vụ sau:
– Thứ nhất, nhiệm vụ đầu tiên của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam đó chính là lãnh đạo các doanh nghiệp: cũng chính như các tên của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam thì hội được thành lạp ra để lãnh đạo doanh nghiệp trong việc thực hiện tốt các trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường để phát triển kinh tế.
– Thứ hai, Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam có nhiệm vụ đưa ra các kiến nghị chính sách: Để có thể xây dựng và phát triển theo một định hướng phát triển tốt nhất thì việc Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam tổ chức các buổi đối thoại, kiến nghị và cung cấp cho chính phủ các yếu tố đầu vào cho việc phát triển các chính sách môi trường trong doanh nghiệp một cách khả thi bao gồm các thay đổi về luật, các nguyên tắc và qui định nếu được yêu cầu.
– Thứ ba, Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam còn có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác và mối quan hệ đối tác giữa cộng đồng doanh nghiệp và xã hội dân sự. Bên cạnh đó thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam hội có nhiệm vụ về việc giới thiệu, phổ biến và nhân rộng những mô hình, dự án hay chương trình hợp tác mang lại hiệu quả cao cho sự nghiệp phát triển bền vững.
Mục đích
Mục tiêu của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam theo như quy định của p-háp luật hiện hành đó chính là:
– Lãnh đạo doanh nghiệp – Làm tốt CSR về mặt xã hội và môi trường để phát triển kinh tế;
– Ảnh hưởng của chính sách – Đối thoại và cung cấp đầu vào cho chính phủ để phát triển một môi trường chính sách thuận lợi bao gồm những thay đổi về luật, quy tắc, quy định nếu được yêu cầu;
– Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đối tác giữa cộng đồng doanh nghiệp và xã hội dân sự, giới thiệu các mô hình / dự án trình diễn thể hiện sự hợp tác hiệu quả góp phần phát triển bền vững;
– Tài chính lành mạnh và bền vững – Tạo đủ cơ chế hỗ trợ tài chính doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững;
– Tạo ra các mô hình xuất sắc trong phát triển bền vững, các mô hình điểm để tiếp tục nhân rộng và nhân rộng;
– Lập sổ thẩm định hàng năm nêu rõ những nỗ lực, thành tích, tồn tại và kế hoạch năm sau;
-Thực hiện các nghiên cứu thông qua các chuyên gia tư vấn để đánh giá kịch bản hiện tại, xác định các điểm chuẩn và khoảng cách, đề xuất các cách thức và phương tiện để cải thiện.
– Xây dựng các mô hình xuất sắc về phát triển bền vững, thí điểm các mô hình để phục vụ cho mục đích nhân rộng sau này.
– Tiến hành nghiên cứu thông qua tư vấn để đánh giá tình hình hiện tại, xác định những thiếu sót, đưa ra cách thức và phương thức để cải thiện.
– Lập báo cáo đánh giá hàng năm nêu lên các nỗ lực, thành tựu, hạn chế và kế hoạch cho năm sau.
– Tài chính vững mạnh và bền vững
– Thiết lập cơ chế hỗ trợ tài chính doanh nghiệp thỏa đáng.