Từ lâu, Logistics đã trở thành một công cụ không thể tách rời của mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh. Một bộ máy Logistics vận hành kém hiệu quả khiến toàn bộ dây chuyền hoạt động của doanh nghiệp bị trì trệ, ảnh hưởng cả về thời gian lẫn chất lượng. Có nhiều thuật ngữ được sử dụng xoay quanh vấn đề này. Một trong số đó chúng ta sẽ cần phải kể đến phương pháp nhận nguyên, giao nguyên trong logistics. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về giao dịch định lượng.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về logistics:
Hiện nay cũng có rất nhiều khái niệm về thuật ngữ logistics này:
Logistics được hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích trữ một cách hiệu qủa tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới điểm kết thúc nhằm mục đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng.
Logistics có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng chung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải.
Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (World Marintime Unviersity- Đại học Hàng Hải Thế Giới, D. Lambert 1998).
Thực ra Logistics đã được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành không chỉ trong Quân sự từ rất lâu, được hiểu là hậu cần, mà nó còn áp dụng trong sản xuất tiêu thụ, giao thông vận tải và rất nhiều hoạt động khác.
Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics Administration Council): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.
Có thể hiểu đơn giản, logistics là một chuỗi nhiều hoạt động xoay quanh hàng hóa như: đóng gói, bao bì, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, bảo quản, vận chuyển hàng hóa… Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đáng kể khoản chi phí vận chuyển, tránh việc đẩy giá sản phẩm và tăng mức lợi nhuận thu được nếu thực thi hoạt động logistics hiệu quả.
Hiểu một cách đơn giản nhất, logistics chính là dịch vụ hậu cần. Là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc sắp xếp, đóng gói, vận chuyển, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ giao – nhận hàng hóa theo yêu cầu,
Phân loại logistics theo quá trình bao gồm các loại cơ bản sau đây:
– Inbound Logistics (Logistics đầu vào): bao gồm hoạt động tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, đảm bảo các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về giá trị, thời gian và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất. Dòng dịch chuyển này cần được giám sát nghiêm ngặt để việc sản xuất diễn ra thuận lợi với mức chi phí thấp nhất, ít rủi ro nhất và hiệu quả nhất có thể.
– Outbound Logistics (Logistics đầu ra): bao gồm các hoạt động như kho bãi lưu trữ, phân phối sản phẩm đến nơi nhận (nhà bán buôn, bán lẻ, khách hàng,…) sao cho tối ưu về địa điểm, thời gian và chi phí nhằm mục đích là để có thể tạo ra thành phẩm với giá thành rẻ, đáp ứng toàn diện, kịp thời nhu cầu khách hàng và đem về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp..
– Reverse Logistics (Logistics ngược): bao gồm các hoạt động của quá trình thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu,… phát sinh sau khi phân phối sản phẩm, nhằm mục đích là để tái chế hoặc xử lý.
Ý nghĩa trong kinh doanh của Logistics:
Dù các doanh nghiệp có tập trung và đầu tư vào thiết kế, sản xuất sản phẩm/ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt đến mấy, nếu những sản phẩm hay các dịch vụ đó không đến tay khách hàng đúng nơi, đúng thời điểm thì doanh nghiệp đó vẫn sẽ thất bại.
Đó cũng là chính là ý nghĩa và tầm quan trọng của logistics trong nền kinh tế như hiện nay.
Như định nghĩa từ đầu bài, logistics xuất hiện từ đầu đến cuối một chuỗi cung cấp, chính vì thế, các nguyên vật liệu được mua, vận chuyển và lưu trữ cho đến khi đưa vào sử dụng càng hiệu quả thì doanh nghiệp càng có lợi nhuận cao.
Thêm vào đó, hoạt động điều phối nguồn lực để nhằm mục đích cung cấp và sử dụng kịp thời các nguyên vật liệu sẵn có cũng là một yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp.
Về phía khách hàng, nếu sản phẩm/dịch vụ dù được sản xuất đúng hạn nhưng lại vận chuyển không kịp thời sẽ làm sự hài lòng của khách hàng giảm sút, tác động tiêu cực đến lợi nhuận và khả năng tồn tại lâu dài bất kỳ doanh nghiệp nào.
Nhờ có Logistics mà các doanh nghiệp cũng có thể giải được bài toán nguyên vật liệu vào cho đến đầu ra của sản phẩm một cách hiệu quả nhất.
Logistics ra đời đã giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí vận hành, chi phí vận chuyển từ đó tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
Logistics ra đời còn được xem là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp bằng cách đưa sản phẩm đến đúng thời điểm mà khách hàng đang có nhu cầu nhất, từ đó làm thỏa mãn khách hàng.
Rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã nhận ra tầm quan trọng của logistics, từ đó các doanh nghiệp này tập trung xây dựng và phát triển các chiến lược logistics để nhằm mục đích có thể giúp các doanh nghiệp đạt được những thành công lớn.
2. Phương pháp nhận nguyên, giao nguyên:
Định nghĩa phương pháp nhận nguyên, giao nguyên:
Khi các chủ thể thực hiện việc gửi hàng bằng Container, phụ thuộc vào loại lô hàng mà các phương pháp giao nhận sẽ khác nhau.
Hàng nguyên được hiểu là lô hàng của một người gửi hàng, có khối lượng tương đối lớn, đòi hỏi phải xếp trong một hoặc nhiều container.
Nhận nguyên, giao nguyên tức là phương thức vận tải trong đó các chủ thể là người chuyên chở nhận nguyên từ người gửi hàng (shipper) ở nơi đi và giao nguyên cho người nhận (consignee) ở nơi đến.
Hàng nguyên trong tiếng Anh là gì?
Hàng nguyên trong tiếng Anh là Full Container Load, viết tắt là FCL.
Quy trình vận tải của phương pháp nhận nguyên, giao nguyên:
Quy trình nhận nguyên, giao nguyên diễn ra như sau:
– Chủ hàng giao nguyên container đã đóng hàng và niêm phong kẹp chì cho người chuyên chở tại bãi container (CY) của cảng đi.
+ Bãi container (Container Yard – CY): là nơi chứa, giao nhận, vận chuyển Container, bao gồm thềm, bến và bãi chờ.
+ Niêm phong kẹp chì hay kẹp chì niêm phong thường được gọi tắt là kẹp chì hoặc seal niêm phong, được dùng để đảm bảo an toàn cho hàng hóa bên trong vật chứa, tránh các trường hợp bị đánh cắp, hoặc tráo hàng trong quá trình vận chuyển.
– Các chủ thể là người chuyên chở bằng chi phí của mình xếp container lên tàu và vận chuyển đến cảng đến.
– Các chủ thể là người chuyên chở bằng chi phí của mình dỡ container khỏi tàu và đưa về CY.
– Các chủ thể là người chuyên chở giao container trong tình trạng nguyên niêm phong cho người nhận tại CY của cảng đến.
Lưu ý:
– Từ quy trình được nêu cụ thể bên trên thì ta có thể thấy, theo phương pháp nhận nguyên, giao nguyên (FCL/FCL), địa điểm giao nhận hàng hoá là CY nên người ta còn gọi là giao hàng từ bãi đến bãi (CY/CY).
– Theo phương pháp nhận nguyên, giao nguyên (FCL/FCL), chi phí đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container đều thuộc chủ hàng (người gửi hoặc người nhận).
3. Thuật ngữ liên quan:
Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ:
– Định nghĩa phương pháp nhận lẻ, giao lẻ:
Hàng lẻ trong tiếng Anh là Less than Container Load, viết tắt là LCL. Hàng lẻ là lô hàng của một người gửi hàng có khối lượng nhỏ, không đủ đóng trong một container.
Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ thường được kí hiệu là LCL/LCL. Nhận lẻ, giao lẻ tức là người chuyên chở nhận lẻ từ người gửi hàng và giao lẻ cho người nhận.
– Quy trình nhận lẻ, giao lẻ:
Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ diễn ra theo quy trình cụ thể bao gồm các bước như sau:
+ Các chủ thể là người gửi hàng giao hàng lẻ của mình cho người chuyên chở tại trạm giao nhận đóng gói hàng lẻ (CFS) của nơi đi.
+ Các chủ thể là người chuyên chở bằng chi phí của mình đóng gói hàng lẻ của nhiều chủ hàng vào container và niêm phong kẹp chì.
+ Các chủ thể là người chuyên chở bằng chi phí của mình xếp container đã đóng hàng lên tàu và vận chuyển đến nơi đến.
+ Các chủ thể là người chuyên chở bằng chi phí của mình dỡ container khỏi tàu và đưa về trạm CFS.
+ Các chủ thể là người chuyên chở bằng chi phí của mình dỡ hàng hoá ra khỏi container và giao cho người nhận tại CFS.