Chi phí chung biến đổi là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuật ngữ liên quan?
Việc xác định các loại chi phí trong thực tiễn có ý nghĩa quan trọng đối với các cá nhân hay tổ chức. Thuật ngữ chi phí đã được sử dụng rất nhiều từ trước đến nay và có những vai trò và ý nghĩa quan trọng. Có nhiều loại chi phí và căn cứ vào tính chất cũng như đặc điểm mà người ta phân chia chi phí ra làm nhiều dạng khác nhau. Một trong số đó chúng ta cần phải kể đến chi phí chung biến đổi. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Chi phí chung biến đổi:
Trước hết, chúng ta hiểu về chi phí như sau:
Chi phí được hiểu là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau.
Chi phí được hiểu một cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tính trong một thời kì nhất định.
Hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cun thể và dịch vụ sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đặc điểm chung của chi phí bao gồm: Chi phí là hao phí tài nguyên (kể cả hữu hình và vô hình), vật chất, lao động. Những hao phí này phải gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh. Chi phí sẽ cần phải định lượng được bằng tiền và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
Khái niệm chi phí chung biến đổi:
Chi phí chung biến đổi là một thuật ngữ được sử dụng nhằm mục đích để mô tả chi phí sản xuất biến động liên quan đến các doanh nghiệp đang hoạt động.
Khi sản lượng sản xuất tăng lên hoặc giảm xuống, chi phí chung biến đổi cũng sẽ thay đổi theo. Chi phí chung biến đổi cũng có điểm khác với các chi phí chung liên quan đến hành chính và các chức năng khác của loại chi phí này có yêu cầu một khoản ngân sách cố định.
Việc các chủ thể nắm bắt chắc chắn chi phí chung biến đổi sẽ giúp các doanh nghiệp xác định chính xác giá sản phẩm tương lai của họ, nhằm mục đích tránh trường hợp bội chi có thể làm giảm đi lợi nhuận biên.
Chi phí chung biến đổi trong tiếng Anh là gì?
Chi phí chung biến đổi trong tiếng Anh là Variable Overhead Cost.
Đặc điểm của chi phí chung biến đổi:
Để nhằm mục đích có thể hoạt động liên tục, các công ty cần phải chi tiền cho việc sản xuất và bán hàng hóa hay dịch vụ mà các chủ thể cung cấp.
Các chi phí hoạt động tổng thể cụ thể như chi phí lương cho các chủ thể là các nhà quản lí, nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị cho các cơ sở sản xuất hay văn phòng hành chính công ty, được gọi là chi phí chung. Chi phí chung còn được gọi là chi phí gián tiếp và đây được hiểu là loại chi phí không liên quan trực tiếp đến sản phẩm.
Có hai loại chi phí chung đó là chi phí chung cố định và chi phí chung biến đổi.
Thông thường, chi phí chung sẽ không thay đổi khi tăng sản lượng sản phẩm, đó là lí do chính mà tại sao chi phí chung thông thường được coi là chi phí cố định. Ví dụ cụ thể về chi phí cố định có các khoản thế chấp hoặc thuê mặt bằng văn phòng công ty, tiền lương cho nhân viên hành chính, quản lí và giám sát viên, các khoản thuế và bảo hiểm.
Chi phí chung biến đổi dao động theo số lượng đơn vị sản xuất, chính bởi vì thế, chi phí chung biến đổi khó xác định hơn và dễ bội chi ngân sách hơn.Ví dụ về chi phí chung biến đổi có các chi phí vật tư sản xuất, chi phí tiện ích cho các thiết bị và cơ sở vật chất, tiền lương cho nhân viên vận chuyển sản phẩm, nguyên liệu và hoa hồng bán hàng.
Chi phí chung biến đổi có thể là chi phí lương cho các nhân viên sản xuất nếu nhân viên này được tuyển thêm để đáp ứng sản lượng gia tăng. Ngoài ra, lương làm thêm giờ để tăng sản xuất hoạt động cũng được tính là một chi phí chung biến đổi.Ví dụ cụ thể như chi phí cho các tiện ích cho các thiết bị như điện, gas và nước thường dao động phụ thuộc vào sản lượng sản xuất, việc triển khai sản xuất sản phẩm mới, các thay đổi trong chu kì sản xuất các sản phẩm hiện có và các yếu tố theo mùa.
Trên thực tế, các yếu tố khác có thể được được xem là chi phí chung biến đổi khi phát sinh thêm là vật liệu, lực lượng lao động và các khoản bảo trì thiết bị.
Sự khác biệt chính giữa chi phí chung cố định và chi phí chung biến đổi đó là nếu sản xuất hàng hóa dừng lại trong một thời gian, chi phí chung biến đổi sẽ bằng 0 nhưng chi phí chung cố định sẽ lớn hơn 0.
Chi phí chung biến đổi và định giá sản phẩm:
Các chủ thể là các nhà sản xuất phải xem xét chi phí chung biến đổi là một phần tổng chi phí sản xuất ở mức hiện tại, cũng như một phần tổng chi phí cần thiết để tăng sản lượng sản xuất trong tương lai.
– Kết quả từ việc bao hàm chi phí chung biến đổi có thể được sử dụng nhằm mục đích để xác định mức giá tối thiểu cho các sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận của nhà sản xuất.
Ví dụ cụ thể chi phí điện hàng tháng của một cơ sở sản xuất có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào sản lượng sản xuất.
Nếu các ca làm việc tăng thêm giờ để đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng sản phẩm, các cơ sở sản xuất và thiết bị chắc chắn sẽ tiêu thụ nhiều điện hơn. Chính bởi vì thế, chi phí chung biến đổi phải được tính toán cho mỗi đơn vị sản phẩm để nhằm mục đích đảm bảo giá thành là chính xác.
– Dù việc tăng sản xuất thông thường làm tăng tổng chi phí chung biến đổi, sản xuất nhiều sản phẩm có thể đem lại hiệu quả chi phí do lợi thế về quy mô.
Ví dụ cụ thể như việc các đơn hàng nguyên liệu thô lớn do sự gia tăng sản xuất có giá chiết khấu cũng có thể làm giảm chi phí trực tiếp trên mỗi đơn vị sản phẩm cụ thể trong thực tiễn.
2. Thuật ngữ liên quan:
Tìm hiểu về chi phí biến đổi:
– Khái niệm chi phí biến đổi:
Các chủ thể là những nhà quản lí thường phải ra các quyết định về giá bán, mức sản xuất, cơ cấu sản xuất và mua ngoài sau khi đã tham khảo thông tin về giá thành. Như vậy, hiểu được chi phí nào liên quan đến loại quyết định nào là rất quan trọng. Thông thường, mối liên hệ của một khoản chi phí tùy thuộc vào việc nó thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động thay đổi.
Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi trên tổng số theo sự thay đổi của mức độ hoạt động của tổ chức (thông thường là khối lượng sản phẩm Q). Các chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng phục vụ sản xuất, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng,… là những chi phí biến đổi.
– Chi phí biến đổi trong tiếng Anh được gọi là gì?
Chi phí biến đổi hay còn gọi là biến phí trong tiếng Anh được gọi là variable costs.
– Phân loại chi phí biến đổi:
Có nhiều loại chi phí biến đổi khác nhau cụ thể như các loại sau đây:
+ Thứ nhất: Chi phí biến đổi tuyến tính là một trong số các loại chi phí biến đổi:
Chi phí biến đổi tuyến tính được hiểu là chi phí biến đổi có quan hệ tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động. Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, và hoa hồng bán hàng là những chi phí biến đổi dạng tuyến tính.
Ví dụ cụ thể như chi phí nguyên vật liệu cho sản phẩm áo jacket của Công ty may Hưng Thịnh là một dạng chi phí biến đổi tuyến tính.
Giả sử rằng, chi phí nguyên liệu tính bình quân cho mỗi chiếc áo là 150.000 đồng. Chi phí nguyên vật liệu sẽ tăng giảm tuyến tính theo số lượng áo được bán cho khách hàng.
Chúng ta cũng có thể dễ dàng thấy rằng, khi số lượng áo tăng lên gấp đôi, từ 1.000 chiếc đến 2.000 chiếc, tổng chi phí nguyên liệu cũng tăng gấp đôi, từ 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Khi đó chi phí biến đổi đơn vị sẽ không thay đổi mặc dù mức độ hoạt động thay đổi.
+ Thứ hai: Chi phí biến đổi cấp bậc là một trong số các loại chi phí biến đổi:
Chi phí biến đổi cấp bậc được hiểu là những chi phí thay đổi chỉ khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng.
Loại chi phí biến đổi này không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi ít hoặc thay đổi không đáng kể. Các chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì máy,… là những chi phí biến đổi thuộc dạng này.
+ Thứ ba: Chi phí biến đổi dạng cong là một trong số các loại chi phí biến đổi:
Trong quá trình nghiên cứu các chi phí biến đổi, chúng ta sẽ giả định rằng có một quan hệ tuyến tính thật sự giữa chi phí biến đổi và sản lượng sản xuất.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế học cũng đã chỉ ra rằng rất nhiều chi phí biến đổi thực tế ứng xử theo một dạng cong, không thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa chi phí và mức hoạt động.