Phương pháp tính giá toàn bộ? Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tính giá toàn bộ? Ví dụ cụ thể về phương pháp tính giá toàn bộ?
Các phương pháp kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán doanh nghiệp, kế toán quản trị tất nhiên cũng áp dụng các phương pháp của kế toán nói chung là phương pháp chứng từ kế toán. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp này có đặc điểm khác biệt cũng như các đặc điểm và ý nghĩa riêng. Phương pháp tính giá toàn bộ là một trong số những phương pháp kế toán quản trị được sử dụng phổ biến. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Phương pháp tính giá toàn bộ:
Khái niệm phương pháp tính giá toàn bộ:
Phương pháp tính giá toàn bộ đôi khi được gọi là phương pháp phân bổ chi phí hoàn toàn, được hiểu là một phương pháp kế toán quản trị được sử dụng nhằm mục đích để nắm bắt tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất một sản phẩm cụ thể.
Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp chẳng hạn như vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, tiền thuê nhà và bảo hiểm, được tính bằng cách sử dụng phương pháp này. Trong đó:
– Chi phí trực tiếp có thể được trực tiếp quy cho đối tượng và khả thi về mặt tài chính thực hiện việc này. Trong xây dựng, chi phí vật liệu, lao động, thiết bị, cũng như tất cả các chi phí liên quan trực tiếp các đối tượng là chi phí trực tiếp. Trong sản xuất hoặc các ngành công nghiệp phi xây dựng khác, chi phí hoạt động được gán trực tiếp cho một sản phẩm hoặc quy trình cụ thể là chi phí trực tiếp. Chi phí trực tiếp được hiểu là chi phí gắn liền với hoạt động hoặc dịch vụ có lợi cho các dự án cụ thể, ví dụ cụ thể như vấn đề tiền lương cho nhân viên dự án và tài liệu cần thiết cho dự án đó. Bởi vì các hoạt động này có thể dễ dàng xác định được liên quan đến dự án nào, chi phí của chúng thường được tính cho các dự án trên cơ sở từng mặt hàng.
– Chi phí gián tiếp được hiểu cơ bản là những chi phí không nhất thiết, không trực tiếp quy cho một đối tượng cụ thể. Chi phí gián tiếp sẽ không khả thi về mặt tài chính để làm như vậy. Chi phí gián tiếp thông thường được phân bổ cho một đối tượng trên một số cơ sở cụ thể. Chẳng hạn như trong xây dựng, tất cả các chi phí được yêu cầu để nhằm mục đích giúp các chủ thể hoàn thành việc cài đặt, nhưng không trực tiếp quy cho đối tượng là chi phí gián tiếp, chẳng hạn như chi phí chung. Trong sản xuất, chi phí không thể chuyển nhượng trực tiếp cho sản phẩm hoặc quy trình cuối cùng được hiểu là chi phí gián tiếp.
Phương pháp tính giá toàn bộ được yêu cầu bởi các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) cho các báo cáo không là nội bộ. Ta hiểu về nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung như sau:
– Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung đề cập đến một bộ nguyên tắc, chuẩn mực và quy trình kế toán chung do Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính ban hành. Các công ty đại chúng ở Mỹ phải tuân theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung khi kế toán của họ lập báo cáo tài chính.
– Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung về bản chất là sự kết hợp của các tiêu chuẩn có thẩm quyền (được thiết lập bởi các ban chính sách) và các cách thường được chấp nhận để ghi lại và báo cáo thông tin kế toán. Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung ra đời đã nhằm cải thiện sự rõ ràng, nhất quán và so sánh của việc truyền đạt thông tin tài chính.
– Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung có thể tương phản với kế toán chiếu lệ, đây được hiểu là một phương pháp báo cáo tài chính phi nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung.
Phương pháp tính giá toàn bộ trong tiếng Anh là gì?
Phương pháp tính giá toàn bộ trong tiếng Anh là Absorption Costing.
Đặc điểm phương pháp tính giá toàn bộ:
Phương pháp tính giá toàn bộ được ra đời và sử dụng để tính toán tất cả các loại chi phí là chi phí trực tiếp để sản xuất hàng hóa dựa trên cơ sở chi phí của nó. Phương pháp tính giá toàn bộ cũng xem chi phí cố định chung là một phần của chi phí sản xuất sản phẩm.
Ví dụ cụ thể như chi phí tiền lương cho công nhân sản xuất sản phẩm, chi phí các nguyên liệu thô được sử dụng trong sản xuất và tất cả các chi phí chung như chi phí các tiện ích được sử dụng trong sản xuất.
Khác với phương pháp chi phí biến đổi, mọi chi phí được phân bổ cho các sản phẩm được sản xuất cho dù có bán được sản phẩm vào cuối kì hay không.
Phương pháp tính giá toàn bộ có chi phí hàng tồn kho cuối cùng sẽ cao hơn nhưng các chi phí trên báo cáo thu nhập thấp hơn.
Phương pháp tính giá toàn bộ so với phương pháp chi phí biến đổi:
Sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp tính giá toàn bộ và phương pháp chi phí biến đổi nằm ở cách từng phương pháp xử lí chi phí cố định.
– Phương pháp tính giá toàn bộ phân bổ chi phí cố định trên tất cả các đơn vị sản xuất trong kì.
– Mặt khác, phương pháp chi phí biến đổi thì lại gộp tất cả các chi phí cố định lại với nhau và báo cáo chi phí dưới một mục chi phí tách biệt với giá vốn hàng bán hay hàng có sẵn.
Phương pháp chi phí biến đổi trong thực tiễn không xác định chi phí cố định cho mỗi đơn vị sản xuất, ngược lại với phương pháp tính giá toàn bộ.
Chi phí biến đổi trên thực tế sẽ biểu diễn một khoản chi phí một lần cho chi phí cố định chung khi tính thu nhập ròng trên báo cáo thu nhập.
Mặt khác thì phương pháp tính giá toàn bộ chia ra hai loại chi phí cố định chung: những chi phí được quy cho giá vốn hàng bán và những chi phí được quy cho hàng tồn kho.
2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tính giá toàn bộ:
Một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tính giá toàn bộ cụ thể như sau:
Các tài sản doanh nghiệp chẳng hạn như hàng tồn kho sẽ vẫn còn trên bảng cân đối kế toán chủ thể vào cuối kì kế toán.
Bời vì hiện nay phương pháp tính giá toàn bộ phân bổ chi phí cố định cho cả giá vốn hàng bán và hàng tồn kho, nên các chi phí liên quan đến hàng tồn kho cuối kì sẽ không được ghi nhận trong phần chi phí trên báo cáo thu nhập hiện tại.
Phương pháp tính giá toàn bộ được sử dụng sẽ phản ánh các chi phí cố định của hàng tồn kho cuối cùng hơn.
Phương pháp tính giá toàn bộ đảm bảo hạch toán chính xác hơn cho số hàng tồn kho cuối cùng bởi vì các chi phí liên quan đến lượng hàng tồn kho này được tính toán với toàn bộ chi phí hàng tồn kho sẵn có.
Ngoài ra, nhiều chi phí được hạch toán cho các sản phẩm chưa bán, làm giảm chi phí thực tế được báo cáo trong giai đoạn hiện tại trên báo cáo thu nhập.
Điều này xảy ra cũng đã dẫn dẫn việc thu nhập ròng cao hơn khi so sánh với kết quả theo phương pháp chi phí biến đổi.
Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp tính giá toàn bộ tạo ra một lầm tưởng đó là do chỉ cần sản xuất nhiều mặt hàng dù có không bán được vào cuối kì thu nhập ròng vẫn sẽ tăng.
Bởi vì chi phí cố định được trải đều trên tất cả các đơn vị sản xuất, chi phí cố định đơn vị sẽ giảm khi có nhiều mặt hàng được sản xuất. Chính bởi vì nguyên nhân đó, khi sản xuất tăng, thu nhập ròng tăng theo bởi vì phần chi phí cố định của giá vốn hàng bán sẽ giảm. Giá vốn hàng bán được sử dụng để đề cập đến chi phí trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất hàng hóa bán trong một công ty. Số tiền này bao gồm chi phí của các vật liệu được sử dụng để tạo ra hàng hóa cùng với chi phí lao động trực tiếp được sử dụng để sản xuất hàng hóa. Giá vốn hàng bán không bao gồm các chi phí gián tiếp, chẳng hạn như chi phí phân phối và chi phí lực lượng bán hàng.
Phương pháp tính giá toàn bộ có thu nhập ròng cao hơn so với phương pháp chi phí biến đổi.
3. Ví dụ cụ thể về phương pháp tính giá toàn bộ:
Ví dụ cụ thể như công ty A được thành lập và sản xuất các vật dụng. Trong tháng một công ty A sản xuất được 10.000 vật dụng và công ty A chỉ bán được 8.000 vật dụng trong tháng đó và sẽ còn 2.000 vật dụng tồn kho vào cuối tháng.
Mỗi vật dụng sử dụng 5 đô chi phí lao động và vật liệu để công ty A có thể hoàn thành vật phẩm. Ngoài ra, có 20.000 đô chi phí cố định mỗi tháng tiền thuê cơ sở sản xuất để sản xuất sản phẩm đó.
Theo phương pháp tính giá toàn bộ, công ty sẽ chỉ định thêm 2 đô chi phí cố định cho mỗi vật dụng = 20.000 đô / 10.000 vật dụng được sản xuất trong tháng.
Và chi phí được phân bổ trên mỗi đơn vị vật dụng là 7 đô = (5 đô chi phí lao động và vật liệu + 2 đô chi phí cố định).
Vì bán được 8.000 vật dụng, tổng giá vốn hàng bán là 56.000 đô = (tổng chi phí 7 đô cho mỗi đơn vị vật dụng x 8.000 vật dụng đã bán).
Giá trị hàng tồn kho cuối cùng là 14.000 đô = (tổng chi phí 7 đô cho mỗi đơn vị vật dụng x 2.000 vật dụng vẫn còn tồn kho cuối cùng).