Chào hàng là một kiểu trình bày để thuyết phục người khác mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Một số kiểu chào hàng phổ biến? Quy định chào hàng trong thương mại quốc tế?
Trong đời sống kinh tế toàn cầu đang ngày càng rộng mở và không ngừng phát triển như hiện nay, các hoạt động thương mại quốc tế cũng đang từng bước chuyển mình và đa dạng hóa để nhằm mục đích góp phần thay đổi diện mạo nền kinh tế của các quốc gia nói chung và các khu vực trên thế giới nói riêng. Các giao dịch xảy ra trong lĩnh vực thương mại hàng hóa vẫn luôn là vị trí trung tâm trong các giao dịch thương mại quốc tế. Để đảm bảo hàng hoá được lưu thông và được biết đến nhiều hơn thì chào hàng là một vấn đề rất được quan tâm. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về chào hàng:
Khái niệm chào hàng:
– Khái niệm chào hàng theo quy định của pháp luật quốc tế:
Khái niệm về chào hàng đã được quy định tại Điều 14 Công ước Viên 1980, theo đó quy định chào hàng cụ thể như sau: Chào hàng được xác định là đề nghị rõ ràng về việc kí hợp đồng của một người gửi cho một hay nhiều người xác định để bày tỏ ý định muốn bán hoặc muốn mua hàng hóa theo những điều kiện cụ thể mà việc chấp nhận đề nghị này của bên được đề nghị sẽ hình thành quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong đó, chủ thể là người đề nghị bày tỏ ý chí sẽ bị ràng buộc bởi lời đề nghị của mình nếu có sự chấp nhận đề nghị đó.
Chào hàng chính là một kiểu trình bày để thuyết phục người khác mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Chào hàng trong giai đoạn hiện nay đã xuất hiện ở khắp mọi nơi. Quảng cáo là một dạng của chào hàng và nó sẽ được thể hiện thông qua phương tiện truyền thông đại chúng. Truyền thông đại chúng được hiểu là hoạt động truyền thông được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng cụ thể như báo, đài, phát thanh, truyền hình… hướng tới những nhóm công chúng lớn.
Một người có thể được chào hàng tại trung tâm thương mại từ những người bán đồ ăn, đồ trang điểm hoặc nước hoa, ví dụ như được mời ăn thử hoặc nhận hàng mẫu miễn phí. Nếu thấy khách hàng đã hích sản phẩm đó, chủ thể là những người nhân viên bán hàng sẽ tiếp tục chào hàng, giải thích những ưu điểm của sản phẩm với hy vọng cô ấy/ anh ấy sẽ mua sản phẩm của mình.
Như vậy, ta nhận thấy, chào hàng được hiểu cơ bản là đề nghị của một bên gửi cho một hoặc một số đối tượng đã xác định để nhằm mục đích bày tỏ ý định muốn bán hoặc muốn mua hàng hóa theo những điều kiện cụ thể mà việc chấp nhận đề nghị này của bên được đề nghị sẽ hình thành quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá.
– Khái niệm chào hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Khái niệm chào hàng lần đầu tiên được sử dụng trong Luật thương mại năm 1997 và tiếp tục được quy định trong Luật thương mại năm 2005. Theo đó viêc chào hàng phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá như: tên hàng, số lượng, quy cách chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao nhận hàng. Chào hàng gồm chào bán hàng và chào mua hàng. Chào hàng có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể khác.
Thời hạn hiệu lực của chào hàng do bên chào hàng ấn định. Pháp luật cũng quy định cụ thể nếu không ấn định thì thời hạn này là 30 ngày, kể từ ngày chào hàng được gửi đi. Bên chào hàng không được thay đổi hay rút lại chào hàng, trừ trường hợp trong chào hàng có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại chào hàng hoặc bên được chào hàng chưa nhận được chào hàng. Chào hàng hết hiệu lực khi quá hạn hoặc khi bên được chào hàng thay đổi nội dung chủ yếu của chào hàng.
Chào hàng trong tiếng Anh là gì?
Chào hàng trong tiếng Anh là Sales Pitch.
2. Một số kiểu chào hàng phổ biến:
Một số kiểu chào hàng phổ biến bao gồm:
– Tâng bốc là một trong số những kiểu chào hàng phổ biến:
Tâng bốc được hiểu là kĩ thuật được sử dụng bởi các nhân viên bán hàng và kiểu chào hàng này cũng được sử dụng nhiều nhất. Các chủ thể là những người tiêu dùng, về bản chất, luôn muốn có được đảm bảo và xác nhận cho hàng hóa các đối tượng mua. Các chủ thể là những người bán hàng sẽ luôn nói với khách hàng rằng rằng chiếc váy cô ấy đang thử khiến cô ấy trông thật thon gọn hoặc chiếc xe một người đang lái thử khiến anh ta trông giống như một giám đốc cấp cao.
Ngay cả khi những khách hàng biết những lời tâng bốc đó là không thành thật những khi nghe thấy những câu nói đó thì các khách hàng vẫn yêu thích chúng. Một nghiên cứu tại Đại học Khoa học Hong Kong đã tiết lộ rằng tất cả các hình thức khen ngợi, dù là chân thành hay không, cũng đều tạo ra suy nghĩ tích cực về người nói trong tâm trí khách hàng. Chính bởi vì nguyên nhân đó, trong vô thức những khách hàng cũng sẽ bắt đầu tin tưởng các nhân viên bán hàng hơn và khiến bản thân dễ bị dụ mua các sản phẩm trong cửa hàng đó.
– Tạo ra sự khan hiếm trong nhận thức là một trong số những kiểu chào hàng phổ biến:
Ví dụ cụ thể như một người phụ nữ đang lưỡng lự trước việc có nên mua một đôi giày cao gót đắt tiền trong cửa hàng hay không. Nhân viên bán hàng sẽ khuyên rằng cô ấy nên mua đôi giày đó ngay bây giờ, bởi vì chúng là đôi cuối cùng có cỡ vừa với cô ấy mà cửa hàng có.
Sau đó, một nhân viên khác đến và nói với người phụ nữ trẻ rằng cô ấy đã bỏ lỡ một đôi giày cao gót tương tự của cùng một nhà thiết kế và phải mất tới 6 tháng để tìm lại đôi giày đó. Nỗi sợ của việc bỏ lỡ đôi giày mãi mãi là đủ để khiến vị khách đó quyết định mua hàng.
Một nghiên cứu của Đại học Stanford đã chỉ ra rằng nỗi sợ bị bỏ rơi sẽ làm giảm sự hài lòng chung của khách hàng với một mặt hàng nhưng làm tăng đáng kể mong muốn mua nó. Chính bởi vì nguyên nhân đó mà các cửa hàng triển khai các chương trình số lượng có hạn nhằm mục đích để tạo ra sự lo lắng khiến mọi người quyết định mua hàng.
– Ý thức có đi có lại là một trong số những kiểu chào hàng phổ biến:
Cảm giác tội lỗi và nghĩa vụ có thể là động lực mạnh mẽ khiến khách hàng mua sản phẩm của các doanh nghiệp. Các nghiên cứu trên thực tế đã chỉ ra rằng mọi người bẩm sinh đều có ý thức có đi có lại khiến họ tin rằng sau khi nhận được một điều gì đó tốt đẹp, họ nên làm điều gì đó để đáp lại lòng tốt đó.
Để nhằm mục đích có thể tận dụng điều này, các nhân viên bán hàng thông thường sẽ tạo ra một kịch bản cho và nhận để nhằm mục đích có thể khiến khách hàng cảm thấy rằng mình đã được giúp đỡ. Chẳng hạn, nếu các chủ thể là những người khách hàng không thể tìm thấy một chiếc quần jean đúng kích cỡ của mình, nhân viên sẽ tìm kiếm nhiều lần trong kho dự trữ để tìm ra nhiều chiếc quần khác mà khách hàng có thể thích. Đó tuy là một cử chỉ đơn giản của bên bán sản phẩm, nhưng kết quả là khách hàng sẽ cảm thấy bắt buộc hơn khi mua hàng từ nhân viên đó.
3. Quy định chào hàng trong thương mại quốc tế:
Theo Ðiều 14 Công ước Viên 1980 quy định về chào hàng cụ thể với nội dung sau đây:
“1. Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
2. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại”
Tính rõ ràng về nội dung của hợp đồng được Công ước quy định tại khoản 1 Điều 14 Công ước Viên 1980 và theo đó, đề nghị chào hàng được coi là rõ ràng nếu trong đó đã xác định rõ hàng hóa, số lượng hàng hóa và giá cả của hàng hóa hoặc các cơ sở để xác định những vấn đề trên theo quy định của công ước. Một đề nghị chỉ có thể được coi là cơ sở hợp pháp làm phát sinh quan hệ hợp đồng khi nội dung của đề nghị đó đảm bảo được các yếu tố cụ thể sau đây: tên của hàng hóa, số lượng của hàng hóa và giá cả của hàng hóa, đồng thời để nghị này phải được gửi cho một hoặc nhiều người được xác định. Bởi vì, một đề nghị gửi cho một hoặc nhiều người không xác định sẽ được coi là một lời mời chào hàng chứ một đề nghị gửi cho một hoặc nhiều người không xác định không được coi là điều kiện phát sinh quan hệ hợp đồng quy định tại khoản 2 Điều 14 Công ước Viên 1980.