Có vay thì phải có trả, tuy nhiên, cũng vì nhiều lý do, hoàn cảnh, mà những người vay nợ đã không thể trả được nợ cho chủ nỡ dẫn đến các tranh chấp phát sinh mà không bên nào mong muốn, nhưng khi những người vay nợ đã không còn khả năng trả nợ thì chủ nợ cũng đều trông chờ vào tài sản bảo đảm của những người vay nợ. Do đó mà thuật ngữ cho vay dựa trên tài sản đã ra đời. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về cho vay:
Ta hiểu về cho vay như sau:
Cho vay được hiểu cơ bản là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng sẽ giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để người vay có thể sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Đối tượng cho vay chủ yếu của tổ chức tín dụng đó là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với mục đích sử dụng vốn tín dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, ta nhận thấy, cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất.
Đặc điểm cho vay cụ thể như sau:
– Thứ nhất, về chủ thể bao giờ cũng có hai bên tham gia, cụ thể như sau:
+ Bên cho vay: đây là người có tài sản chưa dùng đến, muốn cho người khác sử dụng để thỏa mãn một số lợi ích của mình.
+ Bên vay: đây là người đang cần sử dụng tài sản đó để thỏa mãn nhu cầu của mình (về kinh doanh hoặc vốn).
– Thứ hai, hình thức pháp lý của việc cho vay được thể hiện dưới dạng hợp đồng tín dụng tài sản.
– Thứ ba, sự kiện cho vay phát sinh bởi hai hành vi căn bản là hành vi ứng trước và hành vi hoàn trả một số tiền (hay tài sản) nhất định là các vật cùng loại.
– Thứ tư, việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa chủ thể là người cho vay đối với người đi vay về khả năng hoàn trả tiền vay.
2. Tìm hiểu về thế chấp tài sản:
Ta hiểu về thế chấp tài sản như sau:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam ta hiểu rài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản theo quy định pháp luật bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Thế chấp tài sản được hiểu cơ bản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để nhằm mục đích để có thể bảo đảm việc thực hiện một nghĩa vụ nhất định và không giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
Trong quan hệ về thế chấp tài sản thì bên có nghĩa vụ sẽ phải dùng tài sản để bảo đảm về việc thực hiện nghĩa vụ của mình và được gọi là bên thế chấp. Bên có quyền gọi là bên nhận thế chấp.
Tài sản khi được dùng để thế chấp vẫn do bên thế chấp giữ, tuy nhiên các bên khi tham gia giao dịch này vẫn có thể thỏa thuận về việc giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp đó.
Bên thế chấp sẽ cần phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các thông tin về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp; giao tài sản đã thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi không thực hiện được nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận.
Từ những nội dung cụ thể bên trên ta có thể hiểu được cơ bản về thế chấp tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.
Đặc điểm của thế chấp tài sản cụ thể như sau:
– Hình thức của việc thế chấp tài sản:
Việc thế chấp tài sản của các chủ thể sẽ cần phải được lập thành văn bản, có thể lập thành một hợp đồng riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Các bên có thể tự thỏa thuận về việc công chứng, chứng thực văn bản thế chấp; một số trường hợp bắt buộc phải công chứng, thực theo quy định của pháp luật.
– Tài sản thế chấp:
Nếu thế chấp toàn bộ hoặc một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản và động sản đó cũng được coi là tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác về vấn đề này.
Nếu thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản đó cũng thuộc về tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác về vấn đề này.
– Hiệu lực của việc thế chấp tài sản:
Hợp đồng thế chấp tài sản theo quy định sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác về vấn đề này. Việc thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
– Quyền của bên thế chấp:
Chủ thể là bên thế chấp có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản thế chấp; nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác.
– Quyền của bên nhận thế chấp tài sản:
Xem xét, kiểm tra tài sản được dùng để thế chấp; thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật; xử lý tài sản thế chấp nếu khi đến thời hạn bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận.
3. Cho vay dựa trên tài sản:
Định nghĩa cho vay dựa trên tài sản:
Cho vay dựa trên tài sản được hiểu là hoạt động cho vay tiền trong một thỏa thuận được bảo đảm bằng tài sản thế chấp. Khoản vay hoặc hạn mức tín dụng dựa trên tài sản có thể được đảm bảo bằng hàng tồn kho, các khoản phải thu, thiết bị hoặc tài sản khác thuộc sở hữu của người vay.
Hoạt động cho vay dựa trên tài sản phục vụ kinh doanh chứ không phục vụ các chủ thể là người tiêu dùng. Cho vay dựa trên tài sản còn được gọi là tài chính dựa trên tài sản hoặc tài chính thương mại.
Tài trợ được bảo đảm bằng tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, ví dụ cụ thể như hàng tồn kho, các khoản phải thu, hay thế chấp không phải là bất động sản. Các hình thức thông thường nhất là tài trợ các khoản phải thu, trong đó người cho vay tạm ứng tiền cho các khoản phải thu thương mại, cho vay hàng tồn kho, và cho thuê thiết bị. Việc cho vay sẽ cần dựa trên tài sản bao gồm một phạm vi rộng các hoạt động cho vay được bảo đảm, và được dùng để nhằm mục đích để hỗ trợ nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp không thể có được sự tài trợ từ ngân hàng, trên cơ sở không phải bảo đảm đầy đủ.
Cho vay dựa trên tài sản trong tiếng Anh là gì?
Cho vay dựa trên tài sản trong tiếng Anh là Asset-Based Lending.
Đặc trưng và ý nghĩa của hoạt động cho vay dựa trên tài sản:
– Nhiều doanh nghiệp sẽ cần phải vay vốn hoặc có được các khoản tín dụng để nhằm mục đích có thể đáp ứng nhu cầu dòng tiền mặt thường xuyên. Ví dụ cụ thể như một doanh nghiệp có thể có được một hạn mức tín dụng để nhằm mục đích có thể đảm bảo rằng nó có thể trang trải chi phí tiền lương ngay cả khi có sự chậm trễ trong thanh toán mà họ dự kiến sẽ nhận được.
– Nếu công ty tìm kiếm khoản vay không có đủ dòng tiền hoặc tài sản tiền mặt để bảo đảm cho khoản vay, người cho vay có thể đề nghị phê duyệt khoản vay với tài sản vật chất làm tài sản thế chấp. Ví dụ cụ thể như một nhà hàng mới có thể có được một khoản vay chỉ bằng cách sử dụng thiết bị của chính nhà hàng đó làm tài sản thế chấp.
– Các điều khoản và điều kiện của khoản vay sẽ cần phải dựa trên tài sản phụ thuộc vào loại tài sản và giá trị của tài sản thế chấp. Chủ thể là người cho vay thích các tài sản thế chấp có tính thanh khoản cao như chứng khoán để có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt nếu người vay không thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
– Các khoản vay sử dụng tài sản vật chất có rủi ro cao, vì vậy mức vay tối đa sẽ ít hơn đáng kể so với giá trị sổ sách của tài sản.
Liên hệ thực tiễn hoạt động cho vay dựa trên tài sản:
– Các công ty vừa và nhỏ hoạt động ổn định thì sẽ có thể tìm kiếm các khoản vay dựa trên tài sản để nhằm mục đích có thể đáp ứng nhu cầu nhất định của công ty.
– Tuy nhiên, ngay cả các tập đoàn lớn đôi khi cũng có thể tìm kiếm các khoản vay dựa trên tài sản để nhằm mục đích có thể đáp ứng nhu cầu ngắn hạn do việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường vốn có thể mất nhiều chi phí và thời gian. Nhu cầu tiền mặt có thể cực kì nhạy cảm về thời gian, chẳng hạn cụ thể như trong những thương vụ mua lại lớn hoặc nhu cầu mua thiết bị bất ngờ.