Hiệp định chung về thuế quan và thương mại? Nội dung hiệp định chung về thuế quan và thương mại?
Hiện nay, thuế quan và thương mại luôn được đánh giá là hai vấn đề đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa then chốt đối với các lĩnh vực khác cũng như sự phát triển của đất nước. Với vai trò to lớn như thế thì Hiệp định chung về thuế quan và thương mại đã ra đời. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về hiệp định này.
Mục lục bài viết
1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại:
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, hay còn gọi là hiệp định GATT-94 được xây dựng theo nguyên tắc của mô hình ba cấp, bao gồm:
– Hiệp định chung về thuế quan và thương mại được bắt đầu bằng nguyên tắc cơ bản: thương mại không phân biệt đối xử.
– Các hiệp định bổ sung và các phụ lục bao gồm các điều khoản đặc biệt liên quan đến những ngành hoặc những vấn đề chuyên biệt.
– Danh mục và chi tiết nêu cam kết của mỗi nước mở cửa thị trường nội địa của mình cho các nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài.
Các danh mục ở phần phụ lục của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại bao gồm các cam kết có tính ràng buộc về thuế quan đối với thương mại hàng hóa nói chung, về thuế quan và hạn ngạch thuế quan đối với thương mại và một số sản phẩm nông nghiệp. (Theo World Trade Organization – WTO).
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại trong tiếng Anh là gì?
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ General Agreement on Tariffs and Trade, viết tắt là GATT-94.
2. Nội dung hiệp định chung về thuế quan và thương mại:
2.1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc:
Trước tiên chúng ta hiểu về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc như sau:
– Định nghĩa nguyên tắc đối xử tối huệ quốc:
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được hiểu là quy chế yêu cầu các bên tham gia trong quan hệ kinh tế – thương mại dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những điều kiện ưu đãi mà mình dành cho các nước khác.
– Mục đích của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc:
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong hệ thống thương mại đa phương tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các thành viên khi cùng vào thị trường của một thành viên nào đó.
– Nội dung của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc:
+ Mỗi nước thành viên dành cho hàng hóa và những đối tượng khác như dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ hay các chủ thể là những nhà đầu tư… sự đãi ngộ cửa khẩu không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho hàng hóa có xuất xứ từ một nước thành viên khác.
+ Hàng hóa và dịch vụ có xuất xứ từ các nước thành viên được đãi ngộ như nhau trên thị trường tất cả các nước thành viên khác. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc hiện nay cũng chỉ áp dụng đối với hàng hóa “giống hệt nhau” hoặc “tương tự nhau”.
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong hiệp định chung về thuế quan và thương mại:
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc như đã phân tích cụ thể bên trên được hiểu là quy chế yêu cầu các bên tham gia trong quan hệ kinh tế – thương mại dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những điều kiện ưu đãi mà mình dành cho các nước khác.
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong hệ thống thương mại đa phương có mục đích tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các thành viên khi cùng vào thị trường của một thành viên nào đó.
2.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia:
Trước tiên chúng ta hiểu về nguyên tắc đối xử quốc gia như sau:
– Định nghĩa nguyên tắc đối xử quốc gia:
Nguyên tắc đối xử quốc gia là quy chế được đặt ra và yêu cầu các quốc gia thực hiện những biện pháp nhằm mục đích để đảm bảo cho sản phẩm nước ngoài và cả các chủ thể là những nhà cung cấp những sản phẩm đó được đối xử trên thị trường nội địa không kém ưu đãi hơn các sản phẩm nội địa và nhà cung cấp nội địa.
– Mục đích của nguyên tắc đối xử quốc gia:
Thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia. Đây là nguyên tắc trong hệ thống thương mại đa phương nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài với nhà sản xuất kinh doanh trong nước.
– Nội dung của nguyên tắc đối xử quốc gia:
Nguyên tắc đối xử quốc gia được đưa vào Điều III của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, tiếp tục được thực hiện tại WTO (World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới).
Nội dung quy chế: Đối xử với hàng hóa dịch vụ, các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ, thậm chí cả các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ và công dân nước ngoài như các yếu tố tương tự trong nước. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các yếu tố:
+ Đối với yếu tố hàng hoá và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc là nghĩa vụ chung, có nghĩa là hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đóng thuế hải quan hoặc được đăng kí bảo vệ hợp pháp, được đối xử bình đẳng như hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ trong nước về thuế và lệ phí nội địa, các quy định về mua bán, phân phối, vận chuyển.
+ Đối với yếu tố dịch vụ, chỉ áp dụng nguyên tắc này với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ.
Lưu ý rằng nguyên tắc đối xử quốc gia chỉ áp dụng khi các yếu tố trên đã gia nhập thị trường trong nước, vì vậy những đối xử tại cửa khẩu không nằm trong qui định áp dụng nguyên tắc.
Nguyên tắc đối xử quốc gia trong hiệp định chung về thuế quan và thương mại:
Nguyên tắc đối xử quốc gia như đã phân tích bên trên được hiểu là quy chế yêu cầu các quốc gia thực hiện những biện pháp nhằm mục đích để có thể đảm bảo cho sản phẩm nước ngoài và cả các chủ thể là những nhà cung cấp những sản phẩm đó được đối xử trên thị trường nội địa không kém ưu đãi hơn các sản phẩm nội địa và nhà cung cấp nội địa.
Nguyên tắc đối xử quốc gia trong hệ thống thương mại đa phương có mục đích nhằm để có thể tạo sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các chủ thể là những nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài với các chủ thể là những nhà sản xuất kinh doanh trong nước.
2.3. Mức thuế trần:
Trước tiên ta hiểu về mức thuế trần như sau:
Mức thuế trần trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Bindding Tariffs.
Các danh mục mở cửa thị trường không chỉ đơn giản là những barem về thuế quan, mà đó phải được hiểu là mức thuế trần. Mức thuế trần cũng chính là cam kết không tăng thuế vượt qua một mức nào đó.
Mức thuế trần được quy định cụ thể tại hội nghị GATT-94:
Tại các nước trên thế giới, mức thuế trần thường là mức thuế đang được áp dụng trên thực tế. Còn đa phần các nước đang phát triển thì lại đặt mức thuế trần cao hơn một chút so với các mức đang áp dụng.
Các nước phát triển đã gia tăng mức thuế trần đối với hầu hết các dòng thuế. từ 78% lên đến 99% số dòng thuế có mức thuế trần. Các nền kinh tế đang phát triển cũng tăng không kém, từ mức 21% lên 73%. Các nền kinh tế đang chuyển đổi có mức đầu tư tăng từ 73% lên 98%. Như vậy, ta nhận thấy rằng, đối với các chủ thể là những doanh nhân và nhà đầu tư, thị trường đã trở nên an toàn hơn nhiều.
Kết quả quan trọng của vòng đàm phán Uruguay (đây chính là một loạt các cuộc đàm phán thương mại nối tiếp nhau từ tháng 9 năm 1986 cho đến tháng 4 năm 1994 của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại) chính là 22.500 trang danh mục cam kết của các nước đối với một số loại hàng hóa cụ thể, nhất là các cam kết giảm thuế và xác định mức thuế trần đối với nhập khẩu hàng hóa.
Trong một số trường hợp, thuế quan được giảm xuống còn không, bên cạnh đó cũng có thêm rất nhiều mức thuế trần.
Một nước có thể phá bỏ cam kết, tức là nâng thuế quan cao hơn mức thuế trần, nhưng không phải là dễ. Để có thể làm được điều này, nước đó phải đàm phán với các nước liên quan và có thể bị buộc phải bù đắp thiệt hại về cơ hội thương mại mà các đối tác phải gánh chịu.
Theo Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, các nước phát triển chấp thuận giảm từng bước phần lớn thuế quan trong vòng năm năm kể từ ngày 1/1/1995. Kết quả là thuế nhập khẩu đối với sản phẩm công nghiệp vào các nước này đã giảm 40%, từ trung bình 6,3% xuống còn 3,8%. Đồng thời, giá trị các sản phẩm công nghiệp được nhập vào các nước phát triển không phải chịu thuế tăng mạnh, từ mức 20% lên 44%.
Tỉ lệ các sản phẩm nhập khẩu vào các nước phát triển phải chịu thuế suất cao hơn 15% sẽ giảm từ 7% xuống còn 5%. Tỉ lệ hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển sang các nước phát triển phải chịu thuế suất cao trên 15% sẽ giảm từ mức 9% xuống còn 5%.
Các danh mục mở cửa thị trường không chỉ đơn giản là những barem về thuế quan, mà đó phải được hiểu là mức thuế trần. Mức thuế trần chính là cam kết không tăng thuế vượt qua một mức nào đó.
Theo hiệp định Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, các nước phát triển chấp thuận giảm từng bước phần lớn thuế quan trong vòng năm năm kể từ ngày 1/1/1995. Kết quả là thuế nhập khẩu đối với sản phẩm công nghiệp vào các nước này đã giảm 40%, từ trung bình 6,3% xuống còn 3,8%. Bên cạnh đó thì giá trị các sản phẩm công nghiệp được nhập vào các nước phát triển không phải chịu thuế tăng mạnh, từ mức 20% lên 44%.