Tìm hiểu về cổ tức? Tỉ lệ cổ tức kì hạn? Tỉ lệ cổ tức kì hạn và chính sách chia cổ tức?
Cổ tức là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Trong các doanh nghiệp, các vấn đề liên quan về cổ tức dù đơn giản nhưng cũng là phương thức có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông. Tỉ lệ cổ tức kì hạn là một cụm từ được sử dụng khá phổ biến và có những giá trị to lớn. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về cổ tức:
Khái niệm cổ tức:
Cổ tức được hiểu là một phần lợi nhuận được phân phối cho cổ đông, tuỳ thuộc tình hình lợi nhuận của Tổ chức phát hành và tỉ lệ góp vốn đầu tư của từng cổ đông.
Hàng năm những chủ thể trong ban điều hành công ty quyết định có công bố trả cổ tức hay không và chính sách phân chia cổ tức như thế nào.
Không phải bất cứ cổ phần nào cũng đều sẽ đem lại cổ tức. Nếu một công ty đang tăng trưởng nhanh cũng có thể làm lợi cho các cổ đông bằng cách tái đầu tư, trong trường hợp đó, công ty sẽ không trả cổ tức. Một cổ phiếu không được trả cổ tức không hẳn là cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ.
Cổ tức hay còn gọi là lợi tức cổ phần trong tiếng Anh được gọi là gì?
Cổ tức hay còn gọi là lợi tức cổ phần trong tiếng Anh được gọi là Dividend.
Thời hạn trả cổ tức:
Cổ tức sẽ cần phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
Hội đồng quản trị sẽ có trách nhiệm lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức.
Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức bảo đảm đến cổ đông theo đúng như địa chỉ đăng kí trong sổ đăng kí cổ đông chậm nhất 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức.
Hình thức trả cổ tức:
Cổ tức hiện cũng có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác qui định tại Điều lệ công ty.
Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và có thể được chi trả bằng séc, chuyển khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc của cổ đông.
2. Tỉ lệ cổ tức kì hạn:
Khái niệm tỉ lệ cổ tức kì hạn:
Tỉ lệ cổ tức kì hạn được hiểu cơ bản là mức cổ tức ước tính theo năm được biểu diễn bằng tỉ lệ phần trăm của giá cổ phiếu hiện tại. Cổ tức dự kiến của năm được đo bằng cách lấy khoản thanh toán cổ tức thực tế gần nhất của một cổ phiếu và điều chỉnh theo năm.
Tỉ lệ cổ tức kì hạn sẽ được tính bằng cách chia giá trị cổ tức trong một năm cho giá cổ phiếu hiện tại của cổ phiếu.
Tỉ lệ cổ tức kì hạn trong tiếng Anh là gì?
Tỉ lệ cổ tức kì hạn trong tiếng Anh là Forward Dividend Yield.
Một số đặc điểm tỉ lệ cổ tức kì hạn:
Nếu một công ty trả cổ tức quý I là 0.25$ và chủ thể là nhà đầu tư cho rằng cổ tức của công ty sẽ ổn định trong năm, công ty sẽ trả 1$ cổ tức trong suốt cả năm. Nếu giá cổ phiếu là 10$, tỉ lệ cổ tức kì hạn là 10%.
Trái ngược với tỉ lệ cổ tức kì hạn là tỉ lệ cổ tức kéo dài (trailing), cho thấy các khoản thanh toán cổ tức thực tế của công ty so với giá cổ phiếu của công ty trong 12 tháng trước.
– Nếu các khoản thanh toán cổ tức trong tương lai không thể dự đoán được, tỉ lệ cổ tức kéo dài là một cách phù hợp hơn để đo lường giá trị.
– Nếu các khoản thanh toán cổ tức trong tương lai có thể dự đoán được hoặc đã được công bố, tỉ lệ cổ tức kì hạn là một công cụ chính xác hơn.
Một hình thức khác của tỉ lệ cổ tức là tỉ lệ cổ tức được chỉ định (Indicated yield) hay tỉ lệ cổ tức một cổ phiếu sẽ trả dựa trên cổ tức hiện tại của nó.
Để các chủ thể có thể tính tỉ lệ cổ tức được chỉ định, nhân số cổ tức được trả gần nhất với số lần chi trả cổ tức hàng năm (cổ tức được chỉ định). Chia kết quả này theo giá cổ phiếu mới nhất của công ty.
3. Tỉ lệ cổ tức kì hạn và chính sách chia cổ tức:
3.1. Chính sách chia cổ tức:
Trước tiên ta hiểu về chính sách cổ tức như sau:
Chính sách cổ tức trong tiếng Anh là Dividend Policy. Chính sách cổ tức thể hiện quyết định giữa việc trả lợi nhuận cho cổ đông so với việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư.
Ý nghĩa của chính sách cổ tức như sau:
– Chính sách cổ tức ảnh hưởng quan trọng đến tỉ lệ tăng trưởng thu nhập của cổ tức trong tương lai của cổ đông.
Nếu như công ty tái đầu tư lợi nhuận nhiều, trong khi vẫn duy trì được mức sinh lời trên một đồng vốn sẽ gia tăng thu nhập và cổ tức cho cổ đông hiện hành và ngược lại.
– Chính sách cổ tức tác động trực tiếp đến giá trị tài sản thực tế của cổ đông.
Một mặt cổ tức là thu nhập ở hiện tại và chắc chắn, mặt khác chính sách cổ tức có thể giảm thiểu các khoản chi phí khi thu nhập về đến tay cổ đông, vì thu nhập thực tế có thể bị sụt giảm do các yếu tố như thuế thu nhập, chi phí giao dịch.
– Thông qua việc trả cổ tức còn thể hiện dấu hiệu thông tin về hiệu quả hoạt động của công ty ra ngoài thị trường, đến các chủ thể là những nhà đầu tư khác.
Khi đó, nó sẽ tác động đến mối quan hệ giữa cung và cầu về cổ phiếu của công ty. Vì thế tình hình tăng giảm cổ tức của mỗi công ty trên thực tế sẽ đều có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường.
Với những lí do cụ thể được nêy bên trên đòi hỏi các chủ thể là những chủ thể là những nhà quản trị công ty phải cân nhắc xem xét trong việc hoạch định chính sách cổ tức một cách hợp lí, phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của công ty mình.
Ta nhận thấy rằng hiện nay mục tiêu của chính sách cổ tức là tối đa hóa giá trị thị trường của công ty, hay nói cách khác là tối đa hóa giá cổ phiếu trên thị trường. Hay ta cũng có thể hiểu mục tiêu của chính sách cổ tức là tối đa hóa lợi ích cho cổ đông hiện hành, hay tức là lựa chọn phương án phân chia cổ tức đảm bảo tối đa hóa được tỉ lệ tăng trưởng cổ tức trong tương lai, nhưng tối thiểu hóa được rủi ro cho các chủ thể là những cổ đông.
Chính sách chia cổ tức (Dividend policy):
Chính sách chia cổ tức của công ty phụ thuộc vào những yếu tố cụ thể như sau:
– Chính sách chia cổ tức của công ty phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm, lấy căn cứ là thu nhập ròng của công ty sau khi trả lãi và thuế
– Chính sách chia cổ tức của công ty phụ thuộc vào số cổ phiếu ưu đãi chiếm trong tổng số vốn cổ phần
– Chính sách chia cổ tức của công ty phụ thuộc vào chính sách tài chính trong năm tới trong đó xem xét khả năng tự tài trợ
– Chính sách chia cổ tức của công ty phụ thuộc vào hạn mức của quĩ tích luỹ dành cho đầu tư
– Chính sách chia cổ tức của công ty phụ thuộc vào giá trị thị trường của cổ phiếu công ty
3.2. Tỉ lệ cổ tức kì hạn và chính sách chia cổ tức:
Ban giám đốc sẽ là nhóm có trách nhiệm và quyền hạn được xác định chính sách cổ tức của một công ty.
Nhìn chung, ta nhận thấy rằng, các công ty trưởng thành và có thời gian thành lập lâu hơn thì thông thường sẽ phát hành cổ tức, trong khi đó thì các công ty trẻ hơn, đang phát triển nhanh sẽ thường sử dụng các khoản lợi nhuận vượt mức vào cho mục đích để có thể thực hiện việc nghiên cứu, phát triển và mở rộng hoạt động của công ty.
Các chính sách chia cổ tức phổ biến là chính sách chia cổ tức ổn định, chính sách chia cổ tức cố định và chính sách thặng dư cổ tức.
– Trong đó, chính sách chia cổ tức ổn định (Stable Dividend Policy) là công ty phát hành cổ tức khi thu nhập tăng lên hoặc giảm xuống.
Mục tiêu của chính sách chia cổ tức ổn định đó chính là để nhằm mục đích có thể phù hợp với mục tiêu tăng trưởng dài hạn của công ty thay vì các biến động thu nhập hàng quí.
– Chính sách cổ tức cố định được hiểu là công ty sẽ phát hành cổ tức mỗi năm dựa trên tỉ lệ phần trăm thu nhập của công ty. Với chính sách cổ tức không đổi (Constant Dividend Policy), các chủ thể là những nhà đầu tư sẽ chịu sự biến động hoàn toàn của thu nhập công ty.
– Cuối cùng, với chính sách thặng dư cổ tức (Residual Dividend Policy) thì ta hiểu là công ty sẽ trả tất cả các khoản thu nhập còn lại sau khi đã trả hết các khoản chi tiêu vốn và các nhu cầu vốn lưu động.